meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Không phải công nghệ, đây mới là ngành nghề tạo ra nhiều tỷ phú nhất trên thế giới

Thứ bảy, 08/10/2022-22:10
Có thể thấy, các tỷ phú trên khắp thế giới đã và đang làm giàu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nếu như nhìn vào danh sách Forbes 400 của những người giàu nhất nước Mỹ, nhiều người sẽ dễ dàng nhận ra những tỷ phú này thường tập trung ở một số ngành nhất định.

Từ trước đến nay, tiền không phải là lý do duy nhất để có thể lựa chọn sự nghiệp, nhưng lại là yếu tố tiên quyết khiến nhiều người quyết định có nên chấp nhận một công việc nào đó hay không. Với một khoản tiền lương lớn, nó có thể khiến một công việc dù vất vả nhưng vẫn có động lực và cảm thấy đáng giá, đặc biệt khi nó giúp bạn trở thành một trong số những người giàu có nhất trên thế giới.

Forbes đã tiến hành một cuộc khảo sát với những người giàu có nhất nước Mỹ để xác định, những ngày nào là “cái nôi” tạo ra nhiều tỷ phú nhất. Thực tế cho thấy, có đến gần một nửa những người giàu nhất tại Mỹ đang làm việc trong 2 ngành chính, thứ nhất là ngành tài chính và đầu tư, thứ hai là ngành công nghệ. Vì thế, 2 lĩnh vực này tiếp tục thống trị danh sách trong năm nay. 

Thứ nhất, ngành tài chính đầu tư

Nhiều người quan niệm rằng, kiếm tiền cho người khác chính là cách tốt nhất để kiếm tiền cho chính bản thân mình. Chính vì thế, các ông trùm trong lĩnh vực tài chính và đầu tư chiếm đến 108 tỷ phú ở trong bảng xếp hạng năm nay. So với năm 2021, số lượng tỷ phú trong ngành tài chính đầu tư đã gia tăng đáng kể. 


Các ông trùm trong lĩnh vực tài chính và đầu tư chiếm đến 108 tỷ phú ở trong bảng xếp hạng năm nay
Các ông trùm trong lĩnh vực tài chính và đầu tư chiếm đến 108 tỷ phú ở trong bảng xếp hạng năm nay

Đáng chú ý, những cái tên tỷ phú tiêu biểu có thể kể đến là Charles Schwab - người đã thành lập công ty môi giới mang tên mình vào năm 1971 - và Carl Icahn. Đặc biệt “huyền thoại đầu tư” Warren Buffett cũng là một trong những nhân vật chắc chắn không thể bỏ qua trong ngành này.

Vào năm 11 tuổi, Warren Buffett đã bắt đầu hành trình đầu tư của mình thông qua việc mua cổ phiếu đầu tiên. Cụ thể, thời điểm đó ông đã mua 3 cổ phiếu của công ty dầu khí Cities Service với mức giá khoảng 38 USD/cổ phiếu. Sau đó, ông đã bán lại cổ phiếu của mình với giá 40 USD/cổ phiếu, lãi mỗi cổ phiếu 2 USD. Thế nhưng không lâu sau, mức giá cổ phiếu đã tăng vọt lên 200 USD/cổ phiếu; điều này đã giúp Warren Buffett rút ra bài học quan trọng về sự kiên nhẫn trong quá trình đầu tư. 

Tiếp đến, ông làm việc cho một công ty đầu tư của nhà kinh tế học Benjamin Graham cũng chính là người thầy của mình. Sau đó, Warren Buffett đã thành lập nên công ty đầu tư chuyên nghiệp đầu tiên vào năm 1956, có tên là Buffett Partnership, Ltd. Thời điểm đó, Warren Buffett mới chỉ có 26 tuổi. Ông đã tự mình thành lập nên công ty này với 100 USD tiền riêng của mình cùng với khoảng 105.000 USD tổng cộng từ 7 “đối tác” đầu tư, trong đó chị gái Doris và dì Alice, cũng như cả bố vợ của mình.

Năm 1986, khi Warren Buffett 56 tuổi đã trở thành tỷ phú nhờ giá trị cổ phiếu tăng chóng mặt của Berkshire-Hathaway. Vào thời điểm đó, mức lương của ông khi đảm nhiệm vị trí chủ tịch của công ty chỉ là 50.000 USD. Điều đáng nói, câu chuyện của “nhà tiên tri xứ Omaha” chỉ là một trong số rất nhiều những trải nghiệm làm giàu trong ngành tài chính đầu tư.


Năm 1986, khi Warren Buffett 56 tuổi đã trở thành tỷ phú nhờ giá trị cổ phiếu tăng chóng mặt của Berkshire-Hathaway
Năm 1986, khi Warren Buffett 56 tuổi đã trở thành tỷ phú nhờ giá trị cổ phiếu tăng chóng mặt của Berkshire-Hathaway

Trong những năm qua, nhu cầu về đầu tư ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Nhiều người tìm đến đầu tư tài chính để quản lý tài sản một cách hiệu quả, gia tăng lợi nhuận cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống… Trong khi đó, nhiều công ty muốn tham gia đầu tư tài chính cũng phải có được nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao và am hiểu thị trường. 

Thứ hai, ngành công nghệ

Sau tài chính đầu tư, ngành thứ hai tạo nên số lượng tỷ phú đông đảo trong số 400 thành viên của Forbes chính là công nghệ khi ghi nhận đến 65 tỷ phú. Trong ngành công nghệ có rất nhiều cái tên đáng chú ý, điển hình như Jeff Bezos, Bill Gates, Larry Page, Oracle Larry Ellison và Sergey Brin... Ngoài ra, cũng có những tỷ phú công nghệ đáng chú ý khác như Melinda French Gates, vợ cũ của Bill Gates cùng với MacKenzie Scott, vợ cũ của Jeff Bezos.

Không ít người giàu có bậc nhất trên thế giới “cá kiếm” hàng tỷ USD nhờ lĩnh vực công nghệ. Đồng thời, công nghệ cũng chính là ngành có nhiều tỷ phú trẻ nhất trên toàn cầu. Điển hình trong số những tỷ phú xuất thân công nghệ phải kể đến Jeff Bezos. Ông được biết đến là cựu sinh viên của trường Princeton ngành khoa học máy tính. Năm 1994, Jeff Bezos đã nhận ra được sự phát triển tiềm năng của internet nên quyết định nghỉ việc tại D.E. Shaw để khởi nghiệp. Ban đầu, Jeff Bezos lập ra những mặt hàng dễ bán qua mạng, trong đó, mặt hàng đầu tiên chính là sách báo. Đây cũng chính là những ngày tháng đầu tiên mà Amazon ra đời. 


Không ít người giàu có bậc nhất trên thế giới “cá kiếm” hàng tỷ USD nhờ lĩnh vực công nghệ
Không ít người giàu có bậc nhất trên thế giới “cá kiếm” hàng tỷ USD nhờ lĩnh vực công nghệ

Theo Bloomberg Billionaires Index, Jeff Bezos thời điểm hiện tại đang là tỷ phú giàu thứ hai thế giới khi sở hữu khối tài trị giá lên đến 138 tỷ USD, con số này nhiều hơn 3 tỷ USD khi so với doanh nhân Ấn Độ Gautam Adani. Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/9, ông chủ Adani Group lần đầu tiên đã vượt qua Jeff Bezos để giành vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng của Bloomberg cùng với khối tài sản lên đến gần 147 tỷ USD. Điều đáng nói, đây là thành tích ấn tượng nhất một tỷ phú châu Á từng đạt được từ trước cho đến nay.

Không phải tự nhiên mà công nghệ thông tin được coi là “vua của các ngành”. Trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi và tăng tốc trở lại nhờ chuyển đổi số cùng với đổi mới sản phẩm, những tài năng công nghệ có tay nghề cao sẽ được săn đón và dẫn đến cuộc chiến nhân lực gay gắt đến từ các công ty công nghệ.  

Thống kê cho thấy, có tới 89% nhân sự công nghệ thông tin quyết định chuyển việc vì mức lương. Vì thế, nhiều doanh nghiệp liên tục đưa ra chế độ đãi ngộ cũng như phúc lợi hậu hĩnh để giữ chân và chiêu mộ nhân tài.  

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Phát Đạt được Bình Định tiếp tục giao đất thực hiện dự án khu dân cư hơn 2.000 tỷ đồng

19 giờ trước

Chính thức hết thời "phải mua bảo hiểm mới được giải ngân"

19 giờ trước

Chiến lược mới của các Big Tech nhằm thâu tóm thị trường AI

19 giờ trước

Chuyển đổi số - Bước đột phá của doanh nghiệp bất động sản 

1 ngày trước

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

1 ngày trước