meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Không được tự ý phá dỡ biệt thự xây dựng trước năm 1954 tại Hà Nội 

Thứ bảy, 16/04/2022-19:04
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Thành phố Hà Nội cấm tự ý phá dỡ đối với 3 nhóm biệt thự được xây dựng từ năm 1954 nhằm bảo tồn, tôn tạo, khai thác hiệu quả các biệt thự công.

Ba nhóm biệt thự cổ 

Theo Tiền phong, Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về "Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025".

Theo đó, quy chế này quy định 3 nhóm biệt thự nhằm phục vụ bảo tồn, tôn tạo, khai thác hiệu quả các biệt thự công tránh lãng phí tài nguyên đất. 

Nhóm 1 (được đánh giá từ 70 - 100 điểm) là những biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá; biệt thự gắn liền với cách mạng - kháng chiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng; biệt thự có giá trị đặc biệt về kiến trúc (từ 30 - 35 điểm về giá trị kiến trúc nghệ thuật).

Nhóm 2 (được đánh giá từ 50 - 69 điểm) gồm những biệt thự có giá trị về kiến trúc, nhưng không thuộc biệt thự nhóm 1. 

Nhóm 3 (được đánh giá dưới 50 điểm) gồm những biệt thự không thuộc nhóm 1, nhóm 2.


Các biệt thự cổ xây dựng trước năm 1954 tại Hà Nội được chia thành 3 nhóm. 
Các biệt thự cổ xây dựng trước năm 1954 tại Hà Nội được chia thành 3 nhóm. 

Theo quy chế này, các nhà biệt thự thuộc đối tượng quản lý sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đặc biệt phải có ghi chú “Nhà biệt thự được quản lý, sử dụng theo quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954”.

Biệt thự thuộc nhóm 1, nhóm 2 có giá trị về lịch sử văn hóa, cách mạng - kháng chiến và kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu quy định tại quy chế này sẽ được cấp giấy chứng nhận “Nhà biệt thự có giá trị lịch sử văn hóa, cách mạng - kháng chiến và kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu”.

Ngoài ra, cũng quy định ba trường hợp không được đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Trường hợp 1 là chia tách thành nhiều thửa đất đối với khuôn viên đất của nhà biệt thự thuộc sở hữu tư nhân. Trường hợp 2 là chặt hạ cây xanh cổ thụ, xây thêm công trình mới trên khuôn viên đất trống của nhà biệt thự. Trường hợp 3 là chia tách hợp đồng thuê nhà đối với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước.

Không được tự ý phá dỡ biệt thự 

Theo quy định, tất cả các nhà biệt thự thuộc danh mục quản lý (bao gồm cả biệt thự thuộc sở hữu của nhà nước, của các tổ chức, của hộ gia đình, cá nhân) không được tự ý phá dỡ.

Trường hợp biệt thự nhóm 1 và nhóm 2 bị hư hỏng nặng, xuống cấp, có nguy cơ sập đổ, đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng, phải được Sở Xây dựng kiểm tra, báo cáo UBND thành phố và HĐND thành phố (nhóm 1) và UBND thành phố (nhóm 2) cho phép phá dỡ, xây dựng lại.

Đối với biệt thự nhóm 1, chủ đầu tư phải có dự án xây dựng lại nhà biệt thự theo kiểu dáng kiến trúc, hình ảnh và quy hoạch của nhà biệt thự cũ trước khi được cấp có thẩm quyền cho phép phá dỡ công trình.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Đối với biệt thự nhóm 2, chủ đầu tư phải có dự án xây dựng lại nhà biệt thự đảm bảo theo kiểu dáng, kiến trúc bên ngoài và quy hoạch của nhà biệt thự cũ trước khi được cấp có thẩm quyền cho phép phá dỡ công trình.

Trường hợp biệt thự do cơ quan trung ương quản lý, Sở Xây dựng kiểm tra, báo cáo Bộ Xây dựng xin ý kiến thỏa thuận trước khi báo cáo UBND thành phố xem xét. Các trường hợp đặc biệt phải phá dỡ để xây dựng công trình khác theo văn bản chấp thuận Thủ tướng Chính phủ thì UBND thành phố quyết định cho phép phá dỡ.

Trường hợp biệt thự nhóm 3 bị hư hỏng nặng, xuống cấp hoặc có nguy cơ sập đổ, đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng, Sở Xây dựng (với biệt thự thuộc sở hữu nhà nước và biệt thự do các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng hoặc biệt thự đan xen sử dụng giữa nhà nước và các tổ chức, cá nhân), UBND quận (nếu biệt thự thuộc sở hữu tư nhân, sau khi có ý kiến của Sở Xây dựng) kiểm tra, báo cáo UBND thành phố cho phép mới được phá dỡ nhà biệt thự. Công trình xây dựng lại trên khuôn viên đất phải là nhà thấp tầng, phù hợp với quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt.

Cải tạo biệt thự 

Liên quan đến công tác bảo trì các biệt thự cổ này, quy định của Thành phố Hà Nội nêu rõ “phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng”. Trong đó, đối với biệt thự có giá trị về lịch sử văn hoá; biệt thự gắn liền với các sự kiện chính trị, cách mạng - kháng chiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng, việc bảo trì phải tuân thủ các quy định về sửa chữa, tu bổ, bảo quản và phục hồi di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.

Việc bảo trì nhà biệt thự nhóm 1 có sự thay đổi về màu sắc, vật liệu phải có ý kiến chuyên ngành của Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, và phải được UBND thành phố chấp thuận. Việc bảo trì nhà biệt thự nhóm 2 có sự thay đổi về màu sắc, vật liệu phải được Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận. Việc bảo trì nhà biệt thự nhóm 3 được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng.


Việc cải tạo các biệt thự cổ phải đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành. 
Việc cải tạo các biệt thự cổ phải đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành. 

Về cải tạo, đối với biệt thự nhóm 1, chủ đầu tư phải đảm bảo giữ đúng vị trí, kiểu dáng, kiến trúc, hình ảnh nguyên trạng và quy hoạch của nhà biệt thự cũ; không làm thay đổi công năng, tính chất sử dụng ban đầu của nhà biệt thự.

Đối với nhà biệt thự gắn liền với di tích lịch sử văn hóa, cách mạng - kháng chiến đã được xếp hạng, việc cải tạo nhà biệt thự phải đảm bảo các quy định của Luật Di sản văn hoá và phải được Sở Văn hóa và Thể thao thoả thuận phương án cải tạo, xây dựng lại.

Đối với nhà biệt thự có giá trị đặc biệt về kiến trúc nghệ thuật, phải được Sở Sở Quy hoạch - Kiến trúc thỏa thuận phương án cải tạo.

Đối với biệt thự nhóm 2, khi cải tạo biệt thự, chủ đầu tư phải đảm bảo giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc bên ngoài và quy hoạch nhà biệt thự cũ (mật độ xây dựng, số tầng, độ cao). 

Đối với biệt thự nhóm 3, khi cải tạo biệt thự phải được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố về quản lý đầu tư và xây dựng. Công trình xây dựng lại trên khuôn viên đất phải là nhà thấp tầng, phù hợp với quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt. 

Theo: Tiền phong
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

20 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

20 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

20 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

20 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước