Khoản vay hợp vốn 600 triệu USD đã “cứu” Masan thoát tình trạng vốn lưu động ròng âm bằng cách nào?
BÀI LIÊN QUAN
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang nói gì về Winmart, Winmart+ sau 11 quý dưới trướng của Masan Group?Chuỗi đồ uống Phúc Long mang về bao nhiêu tiền cho Tập đoàn Masan?Tích cực trong lĩnh vực M&A, lý do Masan thâu tóm Phúc Long là gì?Theo như tìm hiểu, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN) mới nhận được khoản vay hợp vốn trị giá 600 triệu USD, đây không chỉ là khoản vay có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực y tế tư nhân ở Việt Nam mà còn là yếu tố quan trọng giúp Tập đoàn cân đối kế toán một cách lành mạnh hơn trước áp lực của các khoản vay nợ, trái phiếu trung hạn và dài hạn đã đến hạn trong năm 2023.
Đây là khoản huy động hợp vốn nước ngoài có giá trị 5 năm, được sắp xếp bởi BNP Paribas, Credit Suisse, HSBC và Standard Chartered Bank. Đồng thời, giao dịch cũng được bảo lãnh phát hành cũng như thu hút 37 tổ chức tài chính quốc tế đăng ký vượt mức. Khoản vay bằng USD có lãi suất là 2.9%, cộng lãi suất tham chiếu SOFR, tương đương với lãi suất 6.7% mỗi năm, biên độ trên lãi suất tham chiếu giảm 35 điểm cơ bản so với khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD hoàn thành vào năm 2020.
Trong bối cảnh thị trường vốn trong nước đang gặp nhiều khó khăn, khoản vay 600 triệu USD giống như “phao cứu sinh” của Tập đoàn. Từ thời điểm đầu năm cho đến hết quý 3 vừa qua, hệ số thanh khoản hiện hành của MSN đã giảm liên tục, từ 1,3 lần thời điểm đầu năm đến cuối quý 3 xuống chỉ còn 0,6 lần.
Đáng chú ý, hệ số thanh toán hiện hành (current ratio) được xác định bằng Tài sản ngắn hạn chia cho Nợ ngắn hạn. Đây được biết đến là một chỉ số tài chính dùng để đo lường khả năng hoàn trả những khoản nợ ngắn hạn (thường là đến hạn trả ở trong vòng một năm) của doanh nghiệp.
Về mặt lý thuyết tài chính, nợ ngắn hạn phải tài trợ cho những tài sản ngắn hạn nhằm đảm bảo cho khả năng thanh khoản. Trong trường hợp hệ số thanh khoản hiện hành của một doanh nghiệp càng lớn hơn 1, điều này càng đảm bảo cho việc thanh khoản. Yếu tố này cũng đồng nghĩa với việc Vốn lưu động thuần (Tài sản ngắn hạn trừ đi Nợ Ngắn hạn) của doanh nghiệp dương.
Nếu như hệ số thanh khoản hiện hành xuống dưới 1 hoặc Vốn lưu động thuần (Net working capital – NWC) ở mức âm, đây là dấu hiệu cảnh báo công ty đang phải đối mặt với tình trạng vốn bị mất cân đối. Chưa kể, NWC âm cũng đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phải thường xuyên đảo nợ ngắn hạn, tức là vay nợ mới để có thể trả nợ cũ, gây ra tình trạng căng thẳng tài chính. Bên cạnh đó, nếu như tình hình tài chính bị đóng băng, ngân hàng dừng việc giải ngân lại hay cho vay mới, doanh nghiệp có thể đối mặt với tình trạng cạn kiệt tiền mặt, thậm chí buộc phải dừng hoạt động vì thiếu vốn lưu động.
Nhiều công ty có NWC âm thì kiểm toán viên độc lập có thể ghi ý kiến là “Nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục”. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp nhà nước, NWC âm (hoặc hệ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1) chính là một trong những căn cứ quan trọng có thể xếp doanh nghiệp vào tình trạng giám sát đặc biệt .
Các khoản nợ của Masan cụ thể ra sao?
Xét trường hợp cụ thể của Tập đoàn Masan, tốc độ tăng của Nợ ngắn hạn nhanh hơn Tài sản Ngắn hạn trong 9 tháng đầu năm là khá nhiều. Điều này đã kéo hệ thống thanh khoản hiện hành của doanh nghiệp sụt giảm khá nhiều.
Tính tại thời điểm ngày 1/1/2022, Nợ ngắn hạn hợp nhất trên báo cáo tài chính của Masan là 34.548 tỷ đồng, sau 9 tháng đã lên mức 63.610 tỷ đồng - tương đương với mức tăng 84%. Ngoài ra, ở thời điểm cuối quý 3/2922, Tài sản Ngắn hạn đã giảm gần 7.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.
Đầu năm, NWC của Masan là 9.082 tỷ đồng, thế nhưng đến ngày 30/09 đã âm 26.808 tỷ đồng. Được biết, nguyên nhân chủ yếu khiến Nợ ngắn hạn của MSN tăng mạnh là do doanh nghiệp có tổng cộng hơn 26.000 tỷ đồng các khoản vay, trái phiếu, nợ thuê tài chính dài hạn đến hạn trả trong vòng 12 tháng; đồng thời chuyển từ nợ vay trung dài hạn sang nợ ngắn hạn trên Bảng cân đối kế toán.
Với tình hình tài chính của Masan, các nhà quản trị tài chính đã quyết định ưu tiên cơ cấu từ nợ vay ngắn hạn chuyển sang nguồn vốn trung dài hạn (vay trung dài hạn hoặc vốn chủ sở hữu). Được biết, khoản vay hợp vốn lên đến 600 triệu USD tương đương với khoảng 15.000 tỷ đồng mà Tập đoàn Masan mới nhận trong giai đoạn này sẽ giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng âm NWC, đồng thời giúp cho bảng cân đối kế toán trở nên lành mạnh hơn.
Theo tập đoàn này, khoản huy động vốn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ đòn bẩy của doanh nghiệp. Chưa kể, khoản này cũng tăng khả năng thanh toán đáng kể bởi thời hạn khoản vay dài hơi cùng với hiệu quả hoạt động cũng được cải thiện. Bên cạnh khoản vay 600 triệu USD, Masan còn có thêm 2.500 tỷ đồng trái phiếu trong nước được phát hành thành công trong năm 2022. Theo đó, kỳ hạn của tất cả trái phiếu phát hành trong năm nay là 5 năm, so với kỳ hạn 3 năm thông thường của trái phiếu doanh nghiệp tương tự trên thị trường đã cao hơn gấp rưỡi, giúp gia tăng nguồn vốn dài hạn của tập đoàn này.
Tính đến tháng 11 năm nay, Masan đã hoàn tất việc trả nợ vay cũng như lãi vay của năm nay trị giá 6.915 tỷ đồng. Ngoài ra, tập đoàn còn trả trước hạn 6.660 tỷ đồng nợ đáo hạn vào năm 2023.