meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mua 25% cổ phần Trusting Social, Masan đang tính toán những gì?

Thứ tư, 09/11/2022-11:11
Mới đây, ông Danny Le - CEO của Masan Group đã chia sẻ về lý do đầu tư vào lĩnh vực công nghệ - vốn là lĩnh vực mới của tập đoàn - thông qua thương vụ rót 65 triệu USD để có thể sở hữu 25% cổ phần Trusting Social.

Cách đây không lâu, trong một sự kiện về vốn, ông Danny Le - Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group, mã chứng khoán: MSN) đã chia sẻ về lý do mà thập đoàn muốn sở hữu 25% cổ phần của Trusting Social - một startup fintech kết hợp AI. 


Trong một sự kiện về vốn mới đây, ông Danny Le - Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Masan đã chia sẻ về lý do mà thập đoàn muốn sở hữu 25% cổ phần của Trusting Social - một startup fintech kết hợp AI
Trong một sự kiện về vốn mới đây, ông Danny Le - Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Masan đã chia sẻ về lý do mà thập đoàn muốn sở hữu 25% cổ phần của Trusting Social - một startup fintech kết hợp AI

Theo tìm hiểu, Trusting Social là một doanh nghiệp fintech có tích hợp AI. Trụ sở của startup này là tại Singapore. Được biết, Trusting Social có mục tiêu là phổ biến các dịch vụ tài chính thông qua việc tích hợp AI để phân tích hiểu biết về người tiêu dùng nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Thời gian qua, doanh nghiệp này đang nỗ lực tham gia thúc đẩy giải quyết vấn đề tài chính một cách toàn diện thông qua việc cung cấp dữ liệu chuyên sâu về tín dụng của hơn 1 tỷ người dùng cho khoảng hơn 170 tổ chức tài chính ở khắp Việt Nam và nhiều quốc gia khác như Indonesia, Ấn Độ và Philippines.

Vị CEO này cho biết, Masan từ một công ty chuyên về nước mắm và nước tương đã chuyển sang lĩnh vực thịt và bán lẻ. Có thể nói, cách mà Masan chuyển hướng giống như cách mà xã hội vẫn đang phát triển. Thời điểm hiện tại, việc phát triển sẽ vô cùng khó khăn nếu như không có công nghệ. Thời gian gần đây, công nghệ đang trở thành một phần quan trọng trong quá trình thay đổi hướng tiếp cận và cách mua hàng của người tiêu dùng nói chung.

Thông qua thương vụ rót vốn vào Trusting Social, ông Danny Le cho rằng nhiều khả năng Masan có thể sẽ trở thành một công ty sở hữu nền tảng trí tuệ  nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning – ML). Liên quan đến vấn đề này, CEO Masan nhấn mạnh: “Masan nghĩ rằng, nếu như muốn cung cấp dịch vụ và hàng hóa cho 100 người tiêu dùng khác nhau sẽ rất khó để làm nếu không có AI và ML. Cùng với sự hợp tác của Trusting Social, chúng tôi có thể tạo ra một nền tảng để hiểu thêm về người dùng, bao gồm việc cung cấp dịch vụ”.


Thông qua thương vụ rót vốn vào Trusting Social, ông Danny Le cho rằng nhiều khả năng Masan có thể sẽ trở thành một công ty sở hữu nền tảng trí tuệ  nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning – ML)
Thông qua thương vụ rót vốn vào Trusting Social, ông Danny Le cho rằng nhiều khả năng Masan có thể sẽ trở thành một công ty sở hữu nền tảng trí tuệ  nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning – ML)

Thêm một lý do khiến cho tập đoàn Masan quyết định đầu tư vào Trusting Social đó là vấn đề “credit scoring” (điểm tín dụng). CEO Danny Le cho rằng, thời điểm hiện tại mức độ tiếp cận với dịch vụ ngân hàng vẫn chưa cao, vì thế việc làm thế nào để người tiêu dùng có thể vay vốn với mức giá hợp lý nhất vẫn gặp khá nhiều khó khăn. Đây cũng là một phần nguyên nhân thúc đẩy Masan “rót” 65 triệu USD để sở hữu 25% cổ phần Trusting Social.

Theo ông Danny Le, hiện vẫn còn tương đối sớm để nói về điều gì, tuy nhiên Trusting Social đang dần trở thành một mảnh ghép cực kỳ quan trọng đối với bức tranh tổng thể của Masan.  

Chưa có kế hoạch nâng tỷ lệ sở hữu tại Trusting Social

Thời điểm hiện tại, có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề liệu Masan có tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu tại Trusting Social lên con số 51% hay không. Liên quan đến vấn đề này, ông Danny Le nhấn mạnh, Trusting Social là một mảng kinh doanh đặc thù, mảng này không chỉ trải dài ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới như Indonesia, Ấn Độ và Philippines. Chính vì thế, Masan hiện vẫn chưa có bất kỳ kế hoạch gì về việc nâng cao tỷ lệ sở hữu của mình tại startup này.

Cũng tại buổi chia sẻ, ông Danny Le cũng đã có những nhận định khi được hỏi về việc đánh giá cơ hội M&A trên thị trường trong thời gian tới. Cụ thể, theo quan điểm của CEO Masan, vấn đề về vốn trong khoảng thời gian từ 12-18 tháng tiếp theo sẽ vô cùng khó khăn vì bị “kìm kẹp” bởi nhiều yếu tố như: Xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, Fed gia tăng lãi suất và nguy cơ về một cuộc suy thoái kinh tế đang ngày càng rõ ràng. 


Theo CEO Masan, vấn đề về vốn trong khoảng thời gian từ 12-18 tháng tiếp theo sẽ vô cùng khó khăn vì bị “kìm kẹp” bởi nhiều yếu tố: Xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine, Fed gia tăng lãi suất và nguy cơ về một cuộc suy thoái kinh tế
Theo CEO Masan, vấn đề về vốn trong khoảng thời gian từ 12-18 tháng tiếp theo sẽ vô cùng khó khăn vì bị “kìm kẹp” bởi nhiều yếu tố: Xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine, Fed gia tăng lãi suất và nguy cơ về một cuộc suy thoái kinh tế

Trong bối cảnh này, lãnh đạo Masan vẫn tin tưởng giới đầu tư sẽ tập trung nguồn vốn của mình vào những tài sản với mức độ an toàn cao hơn, ví dụ như trái phiếu của chính phủ Mỹ. Trước khi nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng giống như hiện nay, các nhà đầu tư cũng có xu hướng nhắm đến những doanh nghiệp sở hữu tốc độ tăng trưởng nhanh vượt trội và không quá quan tâm vào vấn đề lợi nhuận. Tuy nhiên, thời thế thay đổi, mọi thứ cũng đã khác. Hiện nay giới đầu tư đã quan tâm nhiều hơn đến những công ty tăng trưởng một cách bền vững và có khả năng tạo ra lợi nhuận. Để làm rõ hơn về xu hướng “mới” này, ông Danny Le cũng đã lấy ví dụ cụ thể về một số công ty đang niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ như Uber, Grab.

Đồng thời, ông Danny Le cũng nhận định, các công ty và đặc biệt là các công ty khởi nghiệp sẽ rất khó để gọi vốn trong bối cảnh thị trường giống như hiện tại. Dưới góc nhìn của Masan, ông Danny Le nhận định, các công ty sở hữu dòng tiền tốt về vận hành trong thời gian tới vẫn sẽ có những cơ hội để thực hiện các thương vụ M&A. Tuy nhiên, nhưng trong vòng 6 tháng tới, các doanh nghiệp vẫn nên xem xét những yếu tố của nền kinh tế vĩ mô, đồng thời tập trung vào bảng cân đối kế toán để có thể kiểm soát rủi ro tốt hơn.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

15 phút trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

15 phút trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

15 phút trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

15 phút trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

15 phút trước