meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khoa học vật liệu là gì? Những điều liên quan đến khoa học vật liệu mà bạn không nên bỏ qua

Thứ hai, 05/09/2022-09:09
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến cụm từ “khoa học vật liệu” nhưng chưa hiểu nó có nghĩa là gì và vai trò của nó đối với đời sống như thế nào? Vậy hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về ngành khoa học vật liệu nhé!

Tìm hiểu thông tin chi tiết về ngành khoa học vật liệu

Khoa học vật liệu là gì?

Trước khi tìm hiểu về khoa học vật liệu thì bạn cần hiểu vật liệu là gì?

Vật liệu là chất hoặc các hợp chất khác nhau được con người dùng để tạo ra những sản phẩm mới có ích và phục vụ cho đời sống của con người. Trong quá trình sản xuất, vật liệu chính là đầu vào hay một quá trình chế tạo nào đó thì vật liệu chính là thứ dùng làm nguyên liệu ban đầu để chế tạo ra những vật liệu mới hay các sản phẩm có giá trị thiết thực với cuộc sống của con người. Trong quá trình sản xuất công nghệ, vật liệu là các sản phẩm chưa được hoàn thiện và chúng ta sẽ biến các vật liệu đó thành các sản phẩm hoàn thiện, từ đó có thể được sử dụng rộng rãi và ứng dụng vào lĩnh vực nào đó của cuộc sống. Vật tư là các loại vật liệu cần thiết sử dụng trong quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm nhưng không trực tiếp cấu thành nên sản phẩm. Đó là sự khác nhau giữa vật liệu và vật tư.


Khoa học vật liệu là gì?
Khoa học vật liệu là gì?

Khoa học vật liệu là một ngành nghiên cứu về các mối liên hệ của các thành tố, cấu trúc, công nghệ xử lý, công nghệ chế tạo và tính chất vật liệu để từ đó tạo ra một sản phẩm vật chất mới có giá trị sử dụng cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người.

Khoa học vật liệu có sự tham gia của các ngành khoa học chủ yếu là vật lý học, toán học, hóa học, sinh học. Thông qua việc nghiên cứu vật liệu ở thể rắn, sau đó nghiên cứu vật liệu ở thể lỏng, cuối cùng là nghiên cứu vật liệu ở thể khí.

Khi nghiên cứu vật liệu, sẽ nghiên cứu những vấn đề về cấu trúc của vật liệu đó, tính chất điện của vật liệu, nhiệt và quang, cơ, tính từ… Sau khi nghiên cứu các tính chất đó các nhà nghiên cứu sẽ tích hợp các tính chất của vật liệu lại với nhau dựa trên mục đích được đặt ra để thỏa mãn nhu cầu trong kỹ thuật và nhu cầu sử dụng của con người.

Nhu cầu sử dụng vật liệu của con người ngày càng cao, không chỉ vậy con người luôn muốn tìm kiếm những vật liệu mới để tạo ra hiệu quả tốt nhất cho sản xuất và các hoạt động trong đời sống của con người. Chính vì thế, ngành khoa học vật liệu là một ngành không thể thiếu và rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội hiện nay. Nhờ vào khoa học vật liệu mà các sản phẩm mới ra đời phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người và trở nên phổ biến rộng rãi trong xã hội.

Phân loại các loại vật liệu

Có rất nhiều loại vật liệu đã được tìm kiếm và đưa vào sử dụng để phục vụ cho đời sống của con người, trong khi đó có những loại vật liệu chưa được biết đến hoặc vẫn đang trong quá trình nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm tốt nhất có thể phục vụ cuộc sống hàng ngày. Mỗi loại vật liệu khác nhau sẽ có cấu trúc, tính chất và bản chất khác nhau và được phân loại theo các yếu tố:

  • Dựa trên bản chất của chúng thì cụ thể như sau: Vật liệu kim loại, vật liệu xi măng, vật liệu gốm, vật liệu composite, vật liệu chất dẻo và vật liệu vô định hình
  • Dựa theo lĩnh vực ứng dụng trong cuộc sống chia thành: Vật liệu điện, vật liệu xây dựng, vật liệu điện tử và vật liệu cơ khí

Với mỗi tính chất và ứng dụng khác nhau của vật liệu sẽ được phân loại phù hợp cách dùng của vật liệu đó.

Muốn theo đuổi ngành khoa học vật liệu thì bạn cần có những tố chất gì?

Nếu mong muốn được học và theo đuổi sự nghiệp liên quan đến ngành khoa học vật liệu, bạn cần có những tố chất như sau:

Đầu tiên, bạn cần có niềm yêu thích, đam mê khám phá khoa học về vật chất.

Thứ hai, cần có tư duy logic, khoa học và tư chất thông minh để có thể khám phá và kết nối các vật liệu lại với nhau tạo ra một vật liệu mới có ích cho cộng đồng và xã hội.

Thứ ba, cần có khả năng tập trung cao để giúp bạn đạt hiệu quả tốt nhất cho công việc của mình. Việc tập trung cũng giúp bạn phát huy được sự sáng tạo và tìm tòi của bản thân để cho ra được những sản phẩm vật liệu chất lượng.

Thứ tư, cần có tính kiên trì, thận trọng và tỉ mỉ trong công việc của mình để đạt hiệu quả tốt nhất và cũng tránh nhầm lẫn trong công việc của mình.

Cuối cùng, nếu muốn tiến xa hơn với ngành nghề này thì bạn cần phải có một tinh thần ham học hỏi, tìm hiểu các kiến thức mới và khám phá thêm các loại vật liệu mới hơn, phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của con người. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm ngành kỹ thuật vật liệu.

Tìm hiểu về ngành học khoa học vật liệu

Một số vấn đề liên quan tới ngành khoa học vật liệu

Chương trình đào tạo

Ngành khoa học vật liệu là một ngành không quá xa lạ nhưng hiện chưa có nhiều trường đào tạo về ngành khoa học này. Khi theo học ngành này bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu với các chuyên ngành cụ thể như sau: Vật liệu và linh kiện màng mỏng, vật liệu Polymer và Composite, vật liệu từ y sinh. Đó là các chuyên ngành chính khi học về ngành khoa học vật liệu, do đó bạn có thể lựa chọn một trong 3 chuyên ngành này.


Ngành khoa học vật liệu là gì?
Ngành khoa học vật liệu là gì?

Trong chương trình đào tạo ngành khoa học vật liệu gồm những môn học cụ thể như sau:

  • Các môn về kiến thức chung gồm Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tiếng Anh cơ sở, Tin học cơ sở, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh và các kỹ năng bổ trợ.
  • Các môn kiến thức theo lĩnh vực như Cơ sở văn hóa Việt Nam, Khoa học trái đất và sự sống.
  • Các môn theo khối kiến thức theo khối ngành cụ thể gồm: Đại số tuyến tính, Xác suất thống kê, Giải tích và Hóa học đại cương.
  • Các môn về khối kiến thức theo nhóm ngành như sau: Toán - vật lý, Nhiệt động học và vật lý phân tử, Cơ học, Điện và từ học, Thực hành vật  lý đại cương, Quang học.
  • Các môn khối kiến thức ngành gồm: Vật lý hạt nhân và nguyên tử, Điện động lực học, Cơ học lý thuyết, Cơ học lượng tử, Vật lý thống kê, Vật lý tính toán, Kỹ thuật điện tử, Vật lý chất rắn, Cấu trúc thấp chiều và công nghệ vật liệu nano, Các phương pháp thực nghiệm trong khoa học vật liệu, Phương pháp phân tích cấu trúc vật liệu, Kỹ thuật đo lường và xử lý tín hiệu, Khoa học vật liệu đại cương, Từ học và vật liệu từ, Vật lý siêu dẫn và ứng dụng, Thực tập chuyên ngành từ học và siêu dẫn, Vật lý màng mỏng, Vật lý và kỹ thuật nhiệt độ thấp, Vật liệu từ liên kim loại, Vật liệu vô hình, Vật lý bán dẫn, Vật liệu và công nghệ bán dẫn…

Bên trên là tất cả các môn học thuộc ngành khoa học vật liệu. Có môn bắt buộc nhưng cũng có môn tự chọn, vì thế khi theo học, bạn cần xem xét và lựa chọn thật kỹ những môn phù hợp với bản thân.

Những trường đào tạo ngành khoa học vật liệu

Ngành khoa học vật liệu không phải là một ngành mới, tuy nhiên nước ta chưa có nhiều trường đào tạo chuyên sâu cho ngành này. Hiện nay mới chỉ có một vài trường đào tạo về ngành khoa học vật liệu gồm:

  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại học Trà Vinh
  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh

Tìm hiểu về ngành khoa học vật liệu
Tìm hiểu về ngành khoa học vật liệu

Cơ hội việc làm của ngành khoa học vật liệu

Khoa học vật liệu là một ngành có cơ hội phát triển tốt bởi nhu cầu về sử dụng vật liệu và tìm ra những nguồn vật liệu mới đáp ứng cho nhu cầu của con người ngày càng tăng. Nhu cầu tuyển dụng của ngành nghề này cũng cao nhưng số trường đào tạo ngành khoa học vật liệu lại không nhiều. Khi tốt nghiệp ra trường, các bạn có thể vào làm việc tại các công ty sản xuất về kim loại, gốm sứ, nhựa, cao su; các công ty về gia công vật liệu; các công ty về chế tạo vật tư, thiết bị dân dụng hay các thiết bị công nghiệp; các công ty, doanh nghiệp cơ khí sản xuất các phụ tùng thay thế hoặc các thiết bị phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp; các doanh nghiệp chuyên về sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu trang trí nội thất; các doanh nghiệp về xuất nhập khẩu vật liệu; các doanh nghiệp nước ngoài về các lĩnh vực liên quan đến ngành của bạn; cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu về vật liệu.

Bạn có thể lựa chọn cho mình một công việc phù hợp với bản thân để có môi trường phát triển tốt nhất cho chính mình.

Tổng kết

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu được "Khoa học vật liệu là gì? Những điều liên quan đến khoa học vật liệu mà bạn không nên bỏ qua". Hãy theo dõi các bài viết khác trên website Meeyland.com để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước