meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khi nào cần ép cọc bê tông trong xây dựng nhà

Thứ năm, 05/05/2022-10:05
Tùy từng loại địa hình, tính chất công trình, dự án mà chủ thầu, đội ngũ thi công quyết định có nên ép cọc bê tông hay không. Quá trình ép cọc bê tông góp phần hoàn thiện móng nhà, chính vì vậy cần thận trọng, tính toán kỹ lưỡng trước khi đi vào thi công. 

Ép cọc bê tông cho nền nhà là gì?

Ép cọc bê tông là một trong những biện pháp gia cố móng nhà, các đoạn cọc được đúc trước bằng bê tông sẽ được nén bằng máy ép thủy lực xuống nền đất tại các vị trí được xác định từ trước. Được biết đây là một trong những biện pháp gia cố móng nhà phổ biến và tối ưu chi phí trong các công trình xây dựng, nhà ở, biệt thự, nhà phố.

Đặc điểm của loại móng sau khi được ép cọc bê tông là có khả năng chịu được trọng tải lớn, tùy theo từng phương pháp ép cọc khác nhau mà mỗi cọc bê tông có thể chịu được trọng tải lên đến hàng chục tấn. Bên cạnh đó, những cọc đôi hay cọc ba có thể chịu được trọng tải lớn hơn nhiều lần. Phương pháp ép cọc đôi, cọc ba thường chỉ áp dụng với các công trình lớn. Ép neo hoặc ép chất tải là hai phương pháp ép cọc bê tông phổ biến, được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

  • Khái niệm cọc bê tông

Là những cọc được đúc từ bê tông, cốt thép, có chiều dài và tiết diện nhất định. Hiện nay, trên thị trường phổ biến hai loại cọc bê tông là cọc vuông cốt thép và cọc tròn ly tâm. 

Vì sao cần ép cọc bê tông

Phương pháp ép cọc bê tông được sử dụng nhiều trong xây dựng bởi những ưu điểm vượt trội như:

  • Gia cố nền móng nhà, giảm tình trạng sụt, lún cho mọi công trình.
  • Tăng khả năng chịu tải trọng cho công trình, khả năng chịu lực.
  • Gia cố, tăng khả năng chống chịu của nền móng bê tông, tăng sức bền cho công trình.
  • Thi công dễ dàng với giá thành hợp lý.
  • Áp dụng được cả những công trình có mặt bằng hẹp.
  • Không tốn kém sức người, chủ yếu sử dụng máy móc trong quá trình thi công.
  • Có nhiều loại cọc phổ biến, giá thành đa dạng trên thị trường.

Khi nào cần ép cọc bê tông?
Khi nào cần ép cọc bê tông?

Khi nào cần ép cọc bê tông

Cần xác định loại công trình, địa hình trước khi chọn phương pháp ép cọc bê tông. Phương pháp ép chất tải tạo ra loại móng ép cọc sâu, khả năng chịu tải trọng tốt, tạo ra tim cọc có thể chịu được tải trọng từ 50 - 70 tấn.

Phương pháp ép neo tạo ra loại móng ép cọc khả năng chịu tải trọng từ 25 - 30 tấn.

Trong trường hợp công trình cần khả năng chịu tải trọng lớn hơn, có thể sử dụng kiểu ép tim đôi (hai cọc ép gần nhau, ép tim 3 (ép ba tim cọc gần nhau) hoặc tim chùm (nhiều tim cọc ép gần nhau tạo thành chùm) để cùng gánh tải trọng công trình. Vậy khi nào cần ép cọc bê tông?

Trong thực thế, hiện nay nhiều công trình nhà ở, biệt thự, nhà phố, khách sạn, nhà xưởng... đều dùng phương pháp ép cọc bê tông do chi phí rẻ, thi công dễ dàng, chi tiết hơn:

  • Nhà phố dạng hai tầng đến sáu tầng thường thi công một tầng nguyên hầm hoặc bán hầm.
  • Biệt thự từ một tầng đến bốn tầng thi công một tầng nguyên hầm hoặc bán hầm.

Nhiều công trình nhà ở một, hai tầng cũng thường ép cọc bê tông ngay lần đầu xây dựng, trong trường hợp sau này thực hiện cải tạo, nâng tầng không cần thực hiện gia cố lại phần móng nền, giảm thiểu được chi phí và thời gian xây dựng.

Khi nào không cần ép cọc bê tông trong công trình xây dựng

  • Trong trường hợp các công trình nhà ở tầng thấp như nhà một tầng, nhà cấp bốn sở hữu nền đất tốt, khả năng chịu tải lớn sẽ không cần ép cọc bê tông. 
  • Bên cạnh đó, những căn nhà một, hai tầng không có kế hoạch nâng tầng và có thể áp dụng phương pháp gia cố cừ tràm, cũng không cần ép cọc bê tông cho phần nền móng.
  • Ngoài ra, một số trường hợp, phương pháp ép cọc bê tông không thể thực hiện do địa hình. Nền đất có lớp cát quá dày, đất quá cứng, khó ép cọc xuyên qua. Trong trường hợp này, đội thi công có thể sử dụng phương án cọc khoan nhồi với tiết diện nhỏ.
  • Cuối cùng, không ép cọc bê tông trong trường hợp cọc bê tông không đáp ứng được mức tải trọng yêu cầu. 

Yêu cầu cần thiết để sử dụng phương pháp ép cọc bê tông

Để sử dụng phương pháp ép cọc bê tông một cách hiệu quả, đúng cách, công trình phải đáp ứng một số yêu cầu dưới đây. Trong trường hợp, công trình không thông qua những điều kiện cơ bản, tránh sử dụng phương pháp ép cọc bê tông phản tác dụng:

  • Công trình có tải trọng lớn, móng băng cơ bản không thể chịu được.
  • Cần xây dựng công trình nhà ở nhiều tầng (ít nhất 3 tầng).
  • Mặt bằng phù hợp cho phương pháp đóng cọc hoặc vận chuyển
  • Công trình xung quanh bền chắc, kết cấu phù hợp trong trường hợp chịu tác động từ quá trình đóng cọc.
  • Khu vực xung quanh có địa chất đảm bảo khảo sát.
  • Giao thông xung quanh phù hợp vận chuyển cọc trong thời gian thi công.

Phương pháp ép chất tải phù hợp với công trình có giao thông thuận lợi
Phương pháp ép chất tải phù hợp với công trình có giao thông thuận lợi

Sử dụng phương pháp ép neo hay ép chất tải

Phương pháp ép chất tải phù hợp với công trình có giao thông thuận lợi, có hẻm rộng hoặc đường cho xe vận chuyển cọc vào thi công. Trong hai phương pháp ép cọc thì phương pháp này được ưu tiên hơn vì khả năng tải trọng lớn, tối ưu chi phí hơn.

Phương pháp ép neo phù hợp với công trình có diện tích thi công khiêm tốn, không thể đưa giàn ép chất tải vào hoặc xe vận chuyển chất tải không thể tiến vào khu vực thi công. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp ép neo cần tính toán kỹ số lượng tim cọc để đảm bảo chính xác khả năng chịu lực của nền, do khả năng chịu lực của cọc đóng bởi phương pháp này thấp hơn cọc đóng bởi phương pháp ép chất tải.

Khi nào cần ép cọc bê tông? Nếu quý khách hàng đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện không gian nhà ở, công trình xây dựng cần tham khảo các thông tin ép cọc chuẩn xác cũng như khảo sát kỹ loại hình đất, công trình thi công để đưa ra những lựa chọn phù hợp. Hy vọng bài viết sẽ giúp quý khách hàng có cái nhìn tổng quan về phương pháp ép cọc bê tông, sở hữu nền móng bền chắc, an toàn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

17 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

17 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

17 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

17 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước