meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khang Hy và Càn Long đều trường thọ nhưng các hoàng đế khác thì không: Bởi họ không bao giờ động đến một thứ!

Thứ hai, 17/10/2022-16:10
Con người vốn luôn có những mong muốn vô tận, dù đó là tiền bạc, quyền lợi hay cuộc sống hưởng thụ riêng tư. Hoàng đế dù được gọi là Thiên tử nhưng thực chất họ cũng là những người bình thường, cũng sẽ già yếu bệnh tật, thế nên nhiều người đều mong muốn có thể trường sinh bất lão.

Thế nhưng, thuốc trường sinh bất lão theo người xưa là thuộc về bí luyện của đạo gia, không thể tùy tiện đưa cho người thường, bao gồm cả hoàng đế. Trong lịch sử, có rất nhiều vị hoàng đế mù quáng tin tưởng những đạo sĩ giả, tốn kém vô số tiền bạc và châu báu nhưng cuối cùng lại phải trả giá quá đắt, dùng chính sinh mạng của mình để đánh đổi.

Mặt khác, cũng có nhiều hoàng đế không tin tưởng vào thuốc tiên hay thuật trường sinh, điển hình như hoàng đế Khang Hy và Càn Long thời nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Hai người này đều không động đến bất kỳ thứ gì để kéo dài tuổi thọ.

Những vị hoàng đế điên cuồng theo đuổi thuật trường sinh

Mỗi khi nhắc đến khái niệm “trường sinh bất lão”, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Tần Thủy Hoàng. Vị hoàng đế này đã có công lớn trong việc thống nhất Trung Hoa, thế nhưng lại hủy hoại danh tiếng của mình vì quá đam mê theo đuổi việc trường sinh bất tử. Đối với con người ngày nay, những “chiến binh đất nung” ở trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn là điều vô cùng bí ẩn. Đồng thời, ông còn cho xây dựng cung điện dưới lòng đất cho chính bản thân mình sau thất bại vì tìm kiếm thuật trường sinh.


Đối với con người ngày nay, những “chiến binh đất nung” ở trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn là điều vô cùng bí ẩn
Đối với con người ngày nay, những “chiến binh đất nung” ở trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn là điều vô cùng bí ẩn

Thậm chí, Tần Thủy Hoàng còn làm nhiều hơn thế. Trước khi thống nhất đất nước, ông đã tiếp xúc thuật giả kim, tu luyện vật bất tử. Đến khi hoàn thành sự nghiệp vĩ đại, ông cảm thấy bản thân đã quá già, không thể ngồi ngai vàng được lâu nên đã nghĩ đến việc kéo dài tuổi thọ. Cộng với việc đại thần xúi giục, Tần Thủy Hoàng đã bắt đầu chiêu mộ nhiều nhân tài khắp cả nước nhằm tinh chế thuốc trường sinh. Sử sách ghi chép rằng, Tần Thủy Hoàng đã dùng chu sa (sulfua thủy ngân) để có thể kéo dài tuổi thọ.

Khoảng thế kỷ thứ 2 TCN, nhiều người cho rằng thủy ngân có thể giúp con người bất tử. Ngày nay, mọi người đều biết thủy ngân là chất độc hại, thế nhưng người Trung Quốc cổ đại lại nghĩ khác. Họ tin tưởng, đặc tính kỳ diệu của thủy ngân sẽ giúp chữa khỏi nhiều bệnh lây nhiễm thịnh hành vào thời điểm đó, thậm chí có cả những bệnh dường như không liên quan như khó tiêu, trầm cảm cùng các bệnh tim mạch. 

Vì thế, các nhà giả kim thuật Trung Quốc xưa đã điều chế hợp chất thủy ngân thông qua việc trộn thủy ngân lỏng với nhiều chất độc hại khác như lưu huỳnh. Những hợp chất này đều được dành riêng cho giới thượng lưu giàu có luôn khao khát có thể trường sinh bất tử. Trớ trêu thay, chính những phương pháp này được cho là đã khiến Tần Thủy Hoàng qua đời vào tuổi 49.

Vào những năm cuối đời, Lý Thế Dân đời đường cũng đã bị liệt sau một lần đột quỵ. Cho rằng cái chết đang rình rập, ông bắt đầu chú ý đến phương pháp trường sinh bất lão nhưng lại không có tiến triển. Ngoài ra, hoàng đế Gia Tĩnh nhà Minh cũng là người sùng đạo và theo đuổi thuốc trường sinh. Trong những năm cuối đời, ông luôn khao khát có thể trường sinh bất lão. Vì thế, Gia Tĩnh đã nhiều lần uống thuốc chế từ thủy ngân; sau một thời gian sức khỏe của ông cũng dần suy kiệt, sắc mặt xám xịt, tứ chi sưng phù, chân bước không vững và nói chuyện cũng rất khó khăn.  


Hai vị hoàng đế Khang Hy và Càn Long không nghe theo lời vu khống hay theo đuổi trường sinh bất tử nên đủ tỉnh táo để quản lý đất nước một cách có trật tự trong suốt khoảng thời gian trị vì
Hai vị hoàng đế Khang Hy và Càn Long không nghe theo lời vu khống hay theo đuổi trường sinh bất tử nên đủ tỉnh táo để quản lý đất nước một cách có trật tự trong suốt khoảng thời gian trị vì

Gia Tĩnh đã uống rất nhiều thuốc kim thạch nhưng lại bị trúng độc nặng, ngự y cũng phải bó tay. Cuối cùng, Gia Tĩnh lâm bệnh nặng và qua đời ở cung Vạn Thọ vào ngày 23/1 - đúng một tuần trước Tết Nguyên Đán, thọ 60 tuổi. Thực tế, hoàng đế Ung Chính nổi tiếng của triều Thanh cũng thế, nhưng cuối cùng ông đã chết vì uống thuốc tiên “giả”, chỉ thọ được 58 tuổi. 

Khang Hy và Càn Long là ngoại lệ

Ngày nay, chúng ta đều biết dược liệu tinh chế thời cổ đại là độc dược. Những thứ như chì, thủy ngân nếu kết tủa lâu trong cơ thể sẽ gây ngộ độc. Vì thế, những vị hoàng đế này uống thuốc trong một thời gian dài khiến tuổi thọ bị rút ngắn, những người không theo đuổi trường sinh và không uống thuốc này thì lại sống lâu sống thọ. 

Đáng chú ý phải kể đến Càn Long và Khang Hy của triều Thanh. Khang Hy lên ngôi năm 8 tuổi và làm hoàng đế suốt 61 năm; trong khi đó Càn Long cũng sống đến 87 tuổi, trị vì 60 năm. Hai vị hoàng đế này không chỉ sống thọ mà còn là những vị hoàng đế anh minh hiếm có. 

Hầu hết dân tộc Mãn đều trưởng thành ở trên lưng ngựa, thân thể tương đối cường tráng. Dù họ không còn sống bằng nghề chăn nuôi gia súc nhưng xương cốt vẫn khỏe. Chính vì thế, 2 vị hoàng đế này tương đối khỏe mạnh. Điều quan trọng ở chỗ, 2 vị hoàng đế này lại không có lòng tham quá lớn, không bị dục vọng trường sinh bất tử khống chế nên họ không uống thuốc như những vị hoàng đế khác. Đặc biệt, hoàng đế Càn Long rất ghét thuật giả kim của Đạo gia, ông đã trục xuất rất nhiều đạo sĩ mà Ung Chính để lại trong cung.


Khang Hy lên ngôi năm 8 tuổi và làm hoàng đế suốt 61 năm; trong khi đó Càn Long cũng sống đến 87 tuổi, trị vì 60 năm
Khang Hy lên ngôi năm 8 tuổi và làm hoàng đế suốt 61 năm; trong khi đó Càn Long cũng sống đến 87 tuổi, trị vì 60 năm

Hai vị hoàng đế Khang Hy và Càn Long không nghe theo lời vu khống hay theo đuổi trường sinh bất tử nên đủ tỉnh táo để quản lý đất nước một cách có trật tự trong suốt khoảng thời gian trị vì. Khang Hy và Càn Long đều là những vị vua anh minh và thông tuệ kiến thức đối với nhiều lĩnh vực. Họ thừa hiểu rằng không có loại thuốc nào giúp con người trường sinh bất tử hay chống lại quy luật sinh – lão – bệnh – tử của con người.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

11 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

11 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

11 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

11 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước