meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Gạch lát sàn trong Tử Cấm Thành bị nứt bất ngờ hé lộ bí mật động trời về hoàng đế triều Minh

Thứ hai, 19/09/2022-16:09
Cụ thể, sau quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ, những nhân viên trùng tu đã phát hiện vẫn còn ít nhất khoảng 15 viên gạch khác. Những viên gạch này có kích cỡ khác nhau, được đặt nằm rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong Cố cung.

Tử Cấm Thành hay còn được gọi là Cố cung, là công trình xây dựng đại diện cho lối kiến trúc truyền thống Trung Hoa, vừa mang nét thần bí lại vừa hấp dẫn vô cùng. Cố cung được chia thành hai giai đoạn, thứ nhất là Cố cung nhà Minh và thứ hai là Cố cung nhà Thanh. Cố cung mà chúng ta đang thấy thời điểm hiện tại đã từng trải qua tu sửa từ thời nhà Thanh. 

Tuy nhiên, câu chuyện muốn nói đến ở đây chính là Cố cung dưới thời dòng họ Chu triều Minh, thông qua những viên gạch lát nền đã tiết lộ về việc phòng bị nghiêm ngặt ở nơi cung cấp vốn nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Bí mật tàn nhẫn dưới những viên gạch lát nền

Thời cổ đại, chắc chắn không ít người mong muốn sẽ trở thành hoàng đế, đặc biệt với những người mang dòng dõi hoàng gia. Chính vì thế, bậc cửu ngũ chí tôn sẽ luôn cần phải có người bảo vệ và đảm bảo an toàn 24/7. Những người làm nhiệm vụ này chính là những thiết thân thị vệ. Đặc biệt, tẩm cung của hoàng đế cùng những nơi mà hoàng đế thường xuyên ở lại, lui tới càng cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.


Tử Cấm Thành hay còn được gọi là Cố cung, là công trình xây dựng đại diện cho lối kiến trúc truyền thống Trung Hoa, vừa mang nét thần bí lại vừa hấp dẫn vô cùng
Tử Cấm Thành hay còn được gọi là Cố cung, là công trình xây dựng đại diện cho lối kiến trúc truyền thống Trung Hoa, vừa mang nét thần bí lại vừa hấp dẫn vô cùng

Đây cũng chính là lý do mà Tử Cấm Thành không phải là nơi mà ai muốn ra thì ra, ai muốn vào thì vào. Nếu như muốn diện kiến long nhan, trong trường hợp không được cho phép thì sẽ không được mang đao kiếm và vũ khí trong người. Điểm này càng cho chúng ta thấy được sự canh phòng vô cùng nghiêm ngặt của chốn cung cấm thời xưa. 

Liên quan đến vấn đề này, những nhân viên trùng tu Tử Cấm Thành từng phát hiện ra một bí mật khổng lồ, vừa thú vị nhưng lại hết sức tàn nhẫn ẩn chứa dưới những viên gạch lát nền nơi đây. Cụ thể, trước một tòa cung điện trong Cố cung, các nhân viên đã bất ngờ phát hiện một số viên gạch lát bị nứt. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, họ buộc phải tu sửa lại. Do đó, họ đã tiến hành cạy những viên gạch này lên. 

Thế nhưng khi cạy được viên này, bên dưới lại xuất hiện một viên khác, nhân viên trùng tu thấy thế liền vô cùng kinh ngạc và khó hiểu. Mất khá nhiều thời gian, họ vẫn không thể nào cạy được hết gạch lên. Cảm thấy lạ lùng, nhân viên công tác đã mời chuyên gia đến để cùng tìm hiểu. Câu chuyện tưởng hết sức bình thường như thế lại ẩn chứa nhiều bí mật đáng kinh ngạc.  


Liên quan đến vấn đề này, những nhân viên trùng tu Tử Cấm Thành từng phát hiện ra một bí mật khổng lồ, vừa thú vị nhưng lại hết sức tàn nhẫn ẩn chứa dưới những viên gạch lát nền nơi đây
Liên quan đến vấn đề này, những nhân viên trùng tu Tử Cấm Thành từng phát hiện ra một bí mật khổng lồ, vừa thú vị nhưng lại hết sức tàn nhẫn ẩn chứa dưới những viên gạch lát nền nơi đây

Cụ thể, sau quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ, những nhân viên trùng tu đã phát hiện vẫn còn ít nhất khoảng 15 viên gạch khác. Những viên gạch này có kích cỡ khác nhau, được đặt nằm rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong Cố cung.

Chuyên gia lý giải thế nào?

Thán phục trước sự thông minh của con người thời xưa, các chuyên gia cũng đã đưa ra 3 khả năng để lý giải cho điều này. Nguyên nhân đầu tiên, các chuyên gia cho rằng có thể là để tránh tổn hại từ lũ lụt nên đã cho xây dựng sàn cao lên, tránh cho nước tràn vào bên trong. Nguyên nhân bởi, việc tu sửa Cố cung không hề đơn giản, Chu Nguyên Chương đã cho xây dựng vô cùng chắc chắn và dự phòng ngay từ đầu.

Thứ hai, điều này là yếu tố để thể hiện cảm giác địa vị cao cao tại thượng của những bậc quân chủ. Họ là Thiên tử nên chắc chắn sẽ khác biệt với những người khác, tức là địa vị của hoàng đế phải cao hơn tất cả mọi người, nên nơi ở của họ cũng phải xây cao hơn với những người bình thường, đây là lý do mà bên dưới phải lát thêm những viên gạch khác. 

Thế nhưng, nguyên nhân thực tế nhất đó là để bảo vệ an toàn cho hoàng đế. Dù là nguy hiểm từ trên trời hay dưới đất thì điều quan trọng là không được phép làm tổn hại đến hoàng đế. Những viên gạch được lát chồng lên nhau với mục đích đề phòng việc thích khách xuất hiện từ những địa đạo ngầm ở dưới lòng đất.  


Thời điểm đó, khi Chu Đệ cho tu sửa Cố cung, đến khi hoàn thành, những công nhân và thợ thủ công chịu trách nhiệm tu sửa đều đã biến mất không dấu vết; một số người khi biết được điều này đã bị Chu Đệ hạ lệnh giết chết để “diệt khẩu”, số còn lại bị khiến cho vừa câm vừa điếc
Thời điểm đó, khi Chu Đệ cho tu sửa Cố cung, đến khi hoàn thành, những công nhân và thợ thủ công chịu trách nhiệm tu sửa đều đã biến mất không dấu vết; một số người khi biết được điều này đã bị Chu Đệ hạ lệnh giết chết để “diệt khẩu”, số còn lại bị khiến cho vừa câm vừa điếc

Ngược dòng lịch sử, các chuyên gia đã tiến hành tìm hiểu, đồng thời phát hiện được một sự thật vô cùng đẫm máu. Thời điểm đó, khi Chu Đệ cho tu sửa Cố cung, đến khi hoàn thành, những công nhân và thợ thủ công chịu trách nhiệm tu sửa đều đã biến mất không dấu vết. Một số người khi biết được điều này đã bị Chu Đệ hạ lệnh giết chết để “diệt khẩu”, số còn lại bị khiến cho vừa câm vừa điếc. 

Hành động của Chu Đệ là để đề phòng những người này sẽ tiết lộ bí mật của Cố cung. Hành động này cho thấy, vị quân chủ triều Minh là một người vô cùng tàn nhẫn. Tuy nhiên điều này là hết sức bình thường, bởi hầu hết hoàng đế nào cũng thế. Đã là hoàng đế, sự tàn nhẫn như thế là yếu tố cần có, họ còn không được phép mềm lòng, phải thật quyết đoán thì mới có thể trị vì được xã tắc thiên hạ.  

Chính vì thế, trong lịch sử mới lưu truyền lại câu nói rằng: “Gần vua như gần hổ”, câu này có nghĩa là, hoàng đế là người lãnh khốc vô tình càng ở gần lại càng nguy hiểm. Thế nhưng, “di sản” Cố cung được Chu Đệ truyền lại cho thế hệ sau là báu vật vô cùng quý giá.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

6 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

6 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

6 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước