meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ưu nhược điểm và kết cấu sàn bê tông nhẹ

Thứ sáu, 13/05/2022-15:05
Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng ngày càng phát triển, đáp ứng và gắn liền với nhu cầu trong mọi lĩnh vực của con người. Tất nhiên không thể không kể đến sản phẩm sàn bê tông nhẹ. Vậy sàn bê tông nhẹ có ưu nhược điểm gì? Kết cấu sàn bê tông nhẹ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết sau để hiểu thêm về loại vật liệu ưu việt này nhé!

Tìm hiểu về bê tông nhẹ, sàn bê tông nhẹ

Sàn bê tông nhẹ hiện nay đang được sử dụng ở hầu hết các công trình xây dựng trong bởi tính tiện lợi, nhẹ mà vẫn chịu lực rất tốt, dễ dàng trong quá trình thi công. 

Bê tông nhẹ là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về kết cấu sàn bê tông nhẹ, chúng ta cần phải nắm rõ được những kiến thức cơ bản về bê tông nhẹ và sàn bê tông nhẹ.

Bê tông nhẹ (bê tông khí) hay còn được biết đến với tên gọi khác là tấm xi măng cemboard. Bê tông nhẹ là một cấu trúc bê tông đồng nhất được tạo nên bởi vô số những lỗ nhỏ li ti dạng như tổ ong. Các lỗ li ti này được kết nối với nhau bằng bê tông xi măng. Do kết cấu có nhiều lỗ rỗng nên làm giảm thể tích của cốt liệu nên loại bê tông này có thể nổi lềnh phềnh trên mặt nước.

Tỷ trọng của bê tông cemboard có thể chỉ đạt khoảng 350 kg/m3. Với công thức chế tạo đặc biệt thì loại bê tông này có cường độ chịu lực khá cao trong điều kiện thi công bình thường và có thể cao hơn khi kết hợp với loại vữa xây dựng chuyên dụng. Sự kết hợp giữa khối lượng nhẹ và cường độ chịu lực cao mà bê tông nhẹ có thể làm giảm tải trọng của bản thân công trình một cách đáng kể.

Bê tông nhẹ có thể chịu được cường độ rơi vào mức khoảng 40 Mpa ở điều kiện thường. Yếu tố này kết hợp với khối lượng siêu nhẹ đã tạo nên đặc tính cấu trúc rất mỏng, chưa đến 3 centimet. Điều này giúp giảm một lượng áp lực đáng kể lên bề mặt thi công. Do đó, những công trình đòi hỏi tải trọng thấp như mặt cầu, dầm cầu  thường áp dụng loại vật liệu đặc biệt này.


Bê tông nhẹ có thể chịu được cường độ rơi vào mức khoảng 40 Mpa ở điều kiện thường
Bê tông nhẹ có thể chịu được cường độ rơi vào mức khoảng 40 Mpa ở điều kiện thường

Sàn bê tông nhẹ là gì?

Sàn bê tông nhẹ (hay còn được gọi là tấm panel hoặc tấm ván sàn 3D) xuất phát từ vật liệu cấu thành nên sản phẩm đó chính là những tấm bê tông nhẹ. Vật liệu làm nên bê tông nhẹ được sản xuất theo công nghệ bê tông dự ứng lực với thành phần cốt là đá ngoài ra còn có vật liệu như: xi măng, nước cùng với một số loại nguyên vật liệu khác có thể là tro trấu, sợi cellulose. Sàn bê tông nhẹ là sản phẩm đa dạng được phân loại theo kích thước lẫn độ dày và trọng lượng.

Đa số kết cấu sàn bê tông nhẹ được lắp ghép và liên kết với nhau trên hệ kết cấu nhà khung thép, rồi được cố định bằng vít tự khoan chuyên dụng. Sau khi lắp ghép hoàn thiện thì trên bề mặt sàn bê tông nhẹ cemboard có thể được ốp gỗ, lát gạch men, sơn hoặc trải thảm để tạo tính thẩm mỹ cho công trình.


Đa số kết cấu sàn bê tông nhẹ được lắp ghép và liên kết với nhau trên hệ kết cấu nhà khung thép
Đa số kết cấu sàn bê tông nhẹ được lắp ghép và liên kết với nhau trên hệ kết cấu nhà khung thép

Kết cấu sàn bê tông nhẹ có gì đặc biệt?

Kết cấu sàn bê tông nhẹ khác với sàn bê tông truyền thống. Sàn cemboard bao gồm tổ hợp dầm bê tông dự ứng được đúc sẵn, lắp ghép tiếp theo là lớp gạch bê tông rỗng (hay còn gọi là gạch block). Loại gạch này cũng được đúc sẵn và có trọng lượng thấp. Mối liên kết giữa chúng là lớp bê tông cốt thép đổ bù tại chỗ, có chiều dày từ 4 đến 5 centimet tùy công trình và yêu cầu của chủ đầu tư. Điều này giúp liên kết dầm, gạch bê tông nhẹ và cốt thép một cách cực kì bền vững. Kết quả tạo nên một kết cấu tuy có tỷ trọng thấp nhưng hoàn hảo và vững chắc.

Để hoàn thành quá trình thi công bạn không cần phải sử dụng cốt pha và cột chống hoặc nếu có sử dụng thì chỉ cần rất ít mà thôi. Sàn bê tông nhẹ không chỉ có kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, dễ dàng thi công mà còn có khả năng chịu lực tốt nên sàn bê tông nhẹ được xem là vật liệu xây dựng có tính ưu việt hơn so với những sàn bê tông cốt thép truyền thống.


Sàn bê tông nhẹ được xem là vật liệu xây dựng có tính ưu việt hơn so với những sàn bê tông cốt thép truyền thống
Sàn bê tông nhẹ được xem là vật liệu xây dựng có tính ưu việt hơn so với những sàn bê tông cốt thép truyền thống

Ưu nhược điểm của sàn bê tông nhẹ

Bên cạnh việc hiểu về kết cấu bê tông nhẹ như thế nào thì vấn đề ưu và nhược điểm của chúng cũng được nhiều người quan tâm. Bởi thông qua đó, khách hàng có thể hiểu rõ tính phù hợp của vật liệu cho công trình và khắc phục nhược điểm nếu có để tạo thành một công trình xây dựng chất lượng.

Ưu điểm:

Để có thành phẩm là những khối bê tông nhẹ chất lượng, quá trình sản xuất đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu đến sản xuất và đưa ra thị trường. Do đó, loại vật liệu này sở hữu cho mình nhiều ưu điểm nổi bật như:

Có mức trọng lượng thấp

Như đã đề cập, kết cấu sàn bê tông nhẹ có mức trọng lượng rất thấp so với các loại gạch đất nung thông thường. Thực tế thì vật dụng này còn có thể nổi lên trên bề mặt nước mà không gây ra bất kỳ sự hao hụt nào về công dụng cũng như độ vững chắc.

Công dụng hỗ trợ chống cháy, cách nhiệt

Một trong những ưu điểm vượt trội khiến nhiều nhà thầu ưu tiên sử dụng loại bê tông này trong thi công đó là khả năng chống cháy, cách nhiệt. Với điều kiện thí nghiệm là đám cháy kéo dài liên tục trong vòng 8 tiếng, những công trình được trang bị bằng bê tông nhẹ đều có thể kiểm soát đám cháy lây lan một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, phần lớn nguyên liệu được lựa chọn để đưa vào sản xuất bê tông nhẹ đều là vật liệu xanh. Đây được xem là bước tiến lớn của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Chúng giúp hạn chế được lượng lớn khí độc thải ra môi trường, hạn chế gây ô nhiễm khi có đám cháy.


Nguyên liệu được lựa chọn để đưa vào sản xuất bê tông nhẹ đều là vật liệu xanh
Nguyên liệu được lựa chọn để đưa vào sản xuất bê tông nhẹ đều là vật liệu xanh

Không tốn kém quá nhiều thời gian thi công

Với kết cấu mỏng, nhẹ cho nên các thao tác như cưa, khoan được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng. Ngoài ra, chỉ cần có một lớp vữa mỏng là có thể kết nối các vật liệu với nhau và không cần đòi hỏi một đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Điều này giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí xây dựng một cách có hiệu quả.

Ngăn chặn sự truyền âm

Với kết cấu đặc trưng là áp dụng nguyên tắc khuôn rỗng, hình thành các ô tinh thể chứa đựng được khoảng 60 đến 70% là không khí. Kỹ thuật này đem lại công dụng rất lớn cho vấn đề cách âm và ngăn cản sự truyền tải âm thanh với nhau.

Độ dẻo dai

Khác với bê tông truyền thống, kết cấu sàn bê tông nhẹ mang lại tính dẻo dai nhất định. Khi cắt hoặc thi công sẽ hạn chế được tình trạng nứt, vỡ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình. Trong khi thi công, bê tông nhẹ có thể được uốn cong theo một hình dạng tùy ý ở một góc độ nhất định. Đây là ưu điểm mà nhiều người sử dụng và được các chuyên gia kiến trúc đánh giá cao. Vì thế mà bê tông nhẹ được áp dụng rộng rãi trong các công trình hiện đại.


Bê tông nhẹ được áp dụng rộng rãi trong các công trình hiện đại
Bê tông nhẹ được áp dụng rộng rãi trong các công trình hiện đại

Độ an toàn

Khác với nhiều loại bê tông khác trên thị trường, bê tông nhẹ được kiểm định là sản phẩm không chứa Amiang - một chất gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và môi trường sống.

Độ bền cao

Do bê tông nhẹ có độ bền lớn và có khả năng chống chọi lại với nhiều mức độ thời tiết khác nhau giúp cho công trình xây dựng luôn tươi mới theo thời gian.

Nhược điểm

Tuy là vật liệu có độ bền cao nhưng quy trình sản xuất đòi hỏi phải sử dụng công nghệ có tính đặc thù riêng. Do đó, loại vật liệu này thường không mang tính đại trà và không phải tất cả nhà sản xuất đều có thể sản xuất được sản phẩm này. Khác với bê tông truyền thống, loại bê tông này khi thi công cần đến sự can thiệp của các mối ghép bằng vôi vữa nên khả năng chống thấm thường không cao.


Bê tông nhẹ có nhược điểm là khả năng chống thấm thường không cao
Bê tông nhẹ có nhược điểm là khả năng chống thấm thường không cao

Ứng dụng của sàn bê tông nhẹ trong xây dựng

Trên địa bàn các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng cũng như các tỉnh thành trên toàn quốc thì việc sử dụng sàn bê tông nhẹ khá phổ biến. Sàn bê tông nhẹ giúp chủ đầu tư công tình giám khá nhiều khối lượng công trình xây dựng. Sàn bê tông nhẹ được sử dụng chủ yếu để làm mái nhà và sàn nhà.

Sử dụng để làm mái

Khi làm mái bằng bê tông nhẹ sẽ giúp cách nhiệt và hạn chế bức xạ mặt trời chiếu từ trên mái truyền vào nhà. Đồng thời giúp cách âm cực kì tốt (không nghe thấy tiếng ồn từ bên ngoài hay khi trời mưa to) thậm chí nó còn có khả năng chống động đất cho các nhà cao tầng.


Làm mái bằng bê tông nhẹ sẽ giúp cách nhiệt và hạn chế bức xạ mặt trời chiếu từ trên mái truyền vào nhà
Làm mái bằng bê tông nhẹ sẽ giúp cách nhiệt và hạn chế bức xạ mặt trời chiếu từ trên mái truyền vào nhà

Sử dụng để làm sàn nhà

Sử dụng bê tông nhẹ để làm sàn nhà (nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà tắm hay sàn tập gym) sẽ rất có lợi. Vừa giúp tiết kiệm chi phí so với nhà lát gạch hay đá (hoa cương, cẩm thạch,...) mà thời gian thi công cực kỳ nhanh chóng. Sàn nhà bằng bê tông nhẹ cũng hạn chế được tình trạng sụt lún cũng như thấm nước.


Sàn nhà bằng bê tông nhẹ cũng hạn chế được tình trạng sụt lún cũng như thấm nước
Sàn nhà bằng bê tông nhẹ cũng hạn chế được tình trạng sụt lún cũng như thấm nước

Lời kết:

Ứng dụng vật liệu xây dựng công trình bằng bê tông nhẹ đang dần trở thành xu hướng và phổ biến hơn. Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp đầy đủ và chi tiết nhất những thông tin về kết cấu sàn bê tông nhẹ, ưu nhược điểm và nêu ứng dụng của chúng trong xây dựng. Hy vọng đây là những kiến thức bổ ích, giúp bạn có thêm hiểu biết và lựa chọn được loại vật liệu xây dựng phù hợp cho tổ ấm của mình.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

Biệt thự hiện đại 3 tầng phủ lam gỗ lấy ý tưởng từ lũy tre làng

Ngắm toàn bộ không gian Dinh thự Hoàng A Tưởng trước khi thay màu áo mới

Chia tay Đà Lạt mộng mơ, đôi vợ chồng trẻ tìm chốn bình yên trong ngôi nhà nhỏ bên đồi

Quảng Ninh: Ngôi nhà gạch đỏ sở hữu khoảng sân vườn, mặt nước đan xen đón ánh sáng

Thiết kế không gian mở dành cho gia đình 3 thế hệ có chế độ sinh hoạt khác biệt

Khám phá dinh thự cổ Huỳnh Kỳ Trà Vinh đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Ngôi nhà sở hữu không gian kín đáo, ấm áp khác biệt với mặt tiền "hớ hênh"

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước