Kết cấu là gì? Những công việc cần làm của một kỹ sư kết cấu
BÀI LIÊN QUAN
Mô tả chi tiết công việc của kỹ sư kết cấu? Triển vọng nghề nghiệp của vị trí nàyĐài móng là gì? Kết cấu và cách bố trí thép đài móng cọcKết cấu là gì? Những công việc cần làm của một kỹ sư kết cấu
Kết cấu xây dựng là một trong những quy trình quan trọng trong quá trình thi công xây dựng và thiết kế công trình. Tuy nhiên liệu bạn đã hiểu rõ khái niệm kết cấu là gì chưa? Những tiêu chí nào cần phải lưu tâm để đảm bảo một kết cấu xây dựng hoàn hảo? Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
Đôi nét về kết cấu
Kết cấu là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng, có vai trò là cột trụ và là bộ phận chịu lực chính của công trình.
Khái niệm kết cấu là gì?
Kết cấu xây dựng là phần được xem như là “bộ xương” của công trình hoặc một dự án. Một kết cấu bao gồm rất nhiều các cấu kiện và các chi tiết tách lẻ được liên kết với nhau tạo nên một khung công trình có quy mô tùy thuộc vào thiết kế của dự án, như: sàn, dầm, cột, vách, móng,…
Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, các vật liệu phổ biến được sử dụng trong kết cấu là bê tông cốt thép, gỗ, gạch, đá, thép,… Đây là những vật liệu vô cùng chắc chắn, chất lượng, bền bỉ lại có thẩm mỹ cao. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa việc quá trình thi công sẽ yêu cầu sự cẩn thận và tỉ mỉ và giá thành của vật liệu cao hơn so với các loại khác. Đây là một bước đòi hỏi tay nghề và kinh nghiệm cao nên thường do các kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư đảm nhiệm.
Các điều kiện đảm bảo một kết cấu hoàn hảo
Một kết cấu xây dựng được coi là hoàn hảo nếu đảm bảo những yêu cầu như sau:
- Kết cấu, cấu kiện bên ngoài khi được thiết kế và xây dựng cần phải đảm bảo tiêu chí không để bị ảnh hưởng từ những tác động bên ngoài, đặc biệt là lực tác động và trọng tải.
- Kết cấu ổn định khi hình dạng ban đầu của công trình có thể giữ nguyên sau khi bị tác động từ trọng tải mà vẫn không bị sụp đổ.
- Kết cấu xây dựng cần phải đảm bảo được các tiêu chí về sự ổn định như không bị di chuyển hay xô lệch, không bị biến dạng quá mức so với mức độ được nêu ra trong bản thiết kế. Đồng thời cần phải tuân thủ nghiêm ngặt về việc vận hành bình thường cho công trình.
Những tố chất cần có của người kỹ sư kết cấu là gì?
Kỹ sư kết cấu là gì? Đây là cụm từ chỉ những người đảm nhận nhiệm vụ thiết kế kết cấu, dự án và toàn bộ những việc liên quan đến dự án, công trình đó. Một kỹ sư kết cấu đòi hỏi phải hội tụ đủ các yếu tố sau:
Trình độ
Trình độ của người kỹ sư kết cấu được thể hiện rõ nhất qua tấm bằng tốt nghiệp trường đại học hoặc cao đẳng. Có thể nhiều nơi sẽ không đòi hỏi quá nhiều về tấm bằng mà ngành này bắt buộc phải yêu cầu có bằng tốt nghiệp ngành xây dựng. Hơn nữa bạn cần biết “kết cấu là gì?”, cách đọc bản thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật. Bên cạnh đó, kỹ sư kết cấu cũng nên có các tấm bằng hoặc chứng chỉ khác để thể hiện trình độ của mình.
Kinh nghiệm
Nhắc đến một kỹ sư, nhất là kỹ sư kết cấu, đảm nhiệm phần quan trọng nhất của một công trình thì chắc chắn phải có nhiều kinh nghiệm làm việc. Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn tuyển dụng các kỹ sư kết cấu có kinh nghiệm từ 3-5 năm làm việc tại các đơn vị liên quan.
Phẩm chất làm việc
Đây chính là sự linh hoạt, sáng tạo và khả năng chịu đựng áp lực công việc. Do công việc chính là thiết kế nên kỹ sư kết cấu phải có sự nhạy bén và nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo cũng như hiểu biết về các nguyên vật liệu và chất lượng của nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, đây cũng là công việc được đánh giá là có khá nhiều áp lực nên kỹ sư kết cấu phải chịu đựng và vượt qua được thì mới thành công.
Kỹ sư kết cấu cần làm những công việc gì?
Kỹ sư kết cấu có nhiệm vụ chính là thiết kế kết cấu cho một công trình hay một dự án nào đó. Các công việc cụ thể như sau:
Ưu tiên tiết kiệm chi phí
Bất cứ chủ đầu tư nào khi thực hiện xây dựng một công trình hay một dự án cũng đều hướng tới chi phí đạt ở mức thấp nhất có thể. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc công trình được làm hời hợt, kém chất lượng. Vì vậy, các kỹ sư kết cấu có vai trò tối thiểu hóa chi phí nhưng vẫn tối đa được chất lượng.
Vấn đề này các kỹ sư kết cấu có thể chú ý tới một số loại chi phí như nguyên vật liệu, chi phí nhân công: số lượng, năng suất và hiệu quả làm việc, chi phí chất xám hay các vấn đề tham nhũng, ăn chặn tiền dẫn đến đội vốn lên cao hơn.
Đưa ra các giải pháp hợp lý
Một kỹ sư kết cấu sau khi thiết kế được các ý tưởng công trình hay dự án cần rất nhiều lần sửa chữa, góp ý từ các cấp quản lý hay các kỹ sư kết cấu khác thì bản thiết kế mới đi tới sự hoàn hảo nhất.
Đảm bảo sự an toàn cho công trình
Kỹ sư kết cấu không chỉ có trách nhiệm thiết kế và lên ý tưởng cho bản phác thảo các dự án, công trình mà còn phải chịu trách nhiệm về sự an toàn và hoàn hảo cho các công nhân xây dựng và công trình, dự án đó.
Các công trình này được thiết kế và thi công hoàn toàn dựa trên chủ đích và ý muốn, nhu cầu của con người. Hơn nữa với một thị trường ngày càng đổi mới và hiện đại hơn, đòi hỏi các kỹ sư kết cấu luôn phải sáng tạo và có những ý tưởng độc đáo, mới lạ, tiện ích hơn thì mới thu hút được khách hàng.
Tuy nhiên, sự an toàn của các kết cấu công trình phải đảm bảo được sự an toàn, chắc chắn và không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Đây chính là nhiệm vụ, trách nhiệm và nghĩa của các kỹ sư kết cấu cần phải làm được. Các kỹ sư kết cấu cần phải chú trọng tới chất lượng của các nguyên vật liệu đó phải đảm bảo được tính an toàn, chắc chắn và vững bền của công trình hay dự án đó thì mới được coi là công trình hoàn hảo.
Thực hiện hóa ý tưởng thiết kế
Bên cạnh đảm bảo tiêu chí tiết kiệm, một công việc nữa mà yêu cầu người kỹ sư kết cấu phải làm đó là đảm bảo ý tưởng thiết kế được hoàn thành một cách hoàn hảo nhất có thể. Mặc dù các kỹ sư kết cấu có nhiệm vụ chính là phác thảo, thiết kế dự án và công trình, quản lý nhân công và phân chia công việc rõ ràng. Tuy nhiên họ còn phải trực tiếp giám sát, đảm bảo quá trình thi công được diễn ra trơn tru sau khi được thông qua xét duyệt.
Lời kết
Trên đây, chúng tôi đã vừa giới thiệu cho bạn khái niệm “kết cấu là gì?” và những công việc cũng như tốt chất cần có ở một kỹ sư kết cấu. Chắc hẳn với những thông tin này, bạn sẽ có được nhiều kiến thức bổ ích về ngành nghề mà mình yêu thích.