Huyện Mê Linh công bố đường dây nóng nhận phản ánh về các vi phạm đất đai
BÀI LIÊN QUAN
Kiến nghị thu hồi 1.800 ha đất của 29 dự án tại Hà Nội Tỉnh Bắc Ninh thông qua chủ trương đầu xây dựng dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà NộiPhân khúc biệt thự tại Hà Nội tiếp tục tăng giáTheo đó, trong giờ hành chính, các cá nhân, tổ chức có thể phản ánh đến huyện ủy Mê Linh thông qua số điện thoại đường dây nóng sau: 0243.2028.789 (Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Mê Linh) và 0971.83.85.87 (Văn phòng Huyện ủy Mê Linh) hoặc qua địa chỉ thư điện tử ubktmelinh@gmail.com ; tài khoản zalo "HUYỆN ỦY MÊ LINH".
Thông qua đường dây nóng, chính quyền huyện Mê Linh sẽ tiếp nhận các nội dung phản ánh, kiến nghị tập trung vào những vi phạm pháp luật về quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn huyện. Phản ánh của nhân dân về thái độ, đạo đức, trách nhiệm và tác phong trong thi hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan chuyên môn thuộc huyện và UBND các xã, thị trấn trong việc thực hiện công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng.
Ông Nguyễn Thanh Liêm, Bí thư Huyện ủy Mê Linh cho biết, việc công bố đường dây nóng và các kênh tiếp nhận phản ánh là một trong những cách làm mới của huyện nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện. Chính quyền sẽ kịp thời tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức.
Theo Bí thư Huyện ủy Mê Linh, bên cạnh việc chủ động phối hợp với các cấp, các ngành của Trung ương và Thành phố để tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giải quyết dứt điểm công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trong thời gian sớm nhất, Ban Thường vụ Huyện ủy cũng sẽ tập trung chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất đai và trật tự xây dựng; hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài, gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và môi trường đầu tư tại địa phương.
"Ngoài đường dây nóng của Huyện ủy; UBND huyện và các xã thị trấn cũng chủ động tiếp nhận các phản ánh của người dân để ngăn chặn kịp thời các vi phạm phát sinh mới trên địa bàn các xã, thị trấn", Bí thư Huyện ủy Mê Linh nói.
Trước đó, tại Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của thành phố Hà Nội đã được HĐND thành phố thông qua, liên quan đến lĩnh vực quy hoạch, đô thị huyện Mê Linh dự kiến sẽ được đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch lên thành phố trực thuộc Hà Nội.
Với những thông tin này, vào thời điểm cuối năm 2021 tại huyện Mê Linh đã ghi nhận tình trạng “sốt đất” ăn theo thông tin quy hoạch. Ví dụ như tại xã Tiền Phong, giá đất thổ cư tại khu vực xung quanh khu vực Cienco 5 tăng từ mức 15 - 23 triệu đồng/m2 lên 21 triệu - 40 triệu đồng/m2. Thậm chí, những dự án đã bị bỏ hoang nhiều năm tại đây cũng tăng giá từ 40% - 70%. Một lượng lớn môi giới bất động sản đổ về xem đất thổ cư và các dự án. Tuy nhiên, không có nhiều giao dịch bất động sản được thực hiện bởi người dân vẫn ôm đất chờ giá.
Nhận xét về tình trạng tăng giá đất sau khi có thông tin quy hoạch, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng: “Tăng giá bất động sản phải tỷ lệ thuận với tăng đầu tư thực sự để tạo ra những giá trị về hạ tầng, về đời sống và về dịch vụ cho những vùng được kết nối và đầu tư đến đâu thì giá trị tăng đến đó. Tăng giá bất động sản giai đoạn bắt đầu mới công bố kế hoạch, quy hoạch là đúng quy luật nhưng tăng ở mức độ 5 - 7% thì là hợp lý còn nếu tăng quá nhiều thì là bất bình thường. Bất động sản sẽ tăng theo hạ tầng nhưng đó phải là đầu tư thật”.