meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Học cách làm giàu của Trung Quốc: Nhập khẩu khí đốt giá rẻ từ Nga, Mỹ rồi bán lại cho châu Âu để thu về khoản lợi nhuận khổng lồ

Thứ năm, 06/10/2022-19:10
Những lô hàng LNG dài hạn từ Mỹ hay các lô hàng được chiết khấu giá cao từ Nga đã khiến Trung Quốc thu thập được sản lượng khí đốt dư thừa và bán lại cho khách hàng từ châu Âu để thu về nguồn lợi khủng trước bối cảnh giá LNG giao ngay ngày càng tăng cao.

Theo Nhịp sống thị trường, Trung Quốc vẫn đang thực hiện các chính sách phong tỏa để đối phó với dịch bệnh đã khiến cho nhu cầu khí đốt trong nước suy giảm. Các công ty Trung Quốc đã ký được hợp đồng dài hạn với Mỹ để mua khí đốt tự nhiên tại đây và đang bán ra lượng khí đốt dư thừa cho châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc với khoản lợi nhuận thu về lên tới hàng trăm triệu USD cho mỗi loại nhiên liệu. 

Theo dữ liệu được hải quan Trung Quốc cung cấp cho thấy, quốc gia này đang nhận thêm khoảng 30% khí đốt từ Nga trong năm 2022. Mức tăng trưởng này tới từ việc gia tăng trong giao hàng theo lịch trình định sẵn từ đường ống Power of Siberia và được chiết khấu khá cao.


Các công ty Trung Quốc đã ký được hợp đồng dài hạn với Mỹ để mua khí đốt tự nhiên tại đây và đang bán ra lượng khí đốt dư thừa cho châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc
Các công ty Trung Quốc đã ký được hợp đồng dài hạn với Mỹ để mua khí đốt tự nhiên tại đây và đang bán ra lượng khí đốt dư thừa cho châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc

Tuy nhiên, lượng nhiên liệu Trung Quốc bán cho châu Âu quá nhỏ nên không thể giúp châu lục này tránh được tình trạng thiếu hụt khí đốt trầm trọng trong mùa đông năm nay. Tuy nhiên, việc này cho thấy sự phụ thuộc của Nga vào thị trường Trung Quốc ngày càng tăng cao.

Trước đó, Trung Quốc và Mỹ đã ký kết một thỏa thuận LNG trong dài hạn. Không giống như những hợp đồng LNG với các quốc gia khác. Các hợp đồng LNG ký với Mỹ có thời hạn dài thường cung cấp sự linh hoạt về điểm đến và giá của chúng hiện tại chỉ bằng một phần nhỏ so với giá thị trường giao ngay cho LNG tại châu Á và châu Âu. 

Nhà phân tích cấp cao Wei Xiong đến từ công ty tư vấn Rystad Energy có trụ sở tại Bắc Kinh cho hay: “Đây là một trong những mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa Trung Quốc và Mỹ. Những hợp đồng kéo dài đến 25 năm để đem về cho các nhà cung cấp Mỹ sự tự tin để có thể xây dựng thêm nhiều nhà ga LNG có giá trị hàng tỷ USD dọc theo Bờ Vịnh, đẩy mạnh khả năng xuất khẩu lượng lớn khí đốt của nước này".

Công ty khí đốt tự nhiên ENN của Trung Quốc đã có kế hoạch thu về lợi nhuận lớn từ thương vụ này khi đã đưa tàu chở LNG Diamond Gas Victoria tới nhận hàng hóa khí đốt từ nhà máy của Cheniere Energy ở Sabine Pass trên Bờ biển Vịnh vào tháng 10 này. 

Theo thông tin công bố, thay vì điều động tàu chở dầu tới bên bờ biển phía Đông Trung Quốc, con tàu này đã xác định kế hoạch vận chuyển LNG tới thẳng châu Âu. Giới phân tích cho rằng, ENN ước tính có thể kiếm về lợi nhuận từ 110 triệu tới 130 triệu USD chỉ với một chuyến hàng hóa này. Số liệu dựa vào những tính toán của họ về các dữ liệu định giá thị trường.


ENN ước tính có thể kiếm về lợi nhuận từ 110 triệu tới 130 triệu USD chỉ với một chuyến hàng hóa này
ENN ước tính có thể kiếm về lợi nhuận từ 110 triệu tới 130 triệu USD chỉ với một chuyến hàng hóa này

Những hợp đồng được ký kết giữa Cheniere và ENN hay Sinochem International với 0,9 triệu tấn LNG mỗi năm đã bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7. Trong năm 2022, tất cả mọi hàng hóa có sẵn đều được bán lại.

“Chúng tôi đang bán lại mọi hàng hóa được nhập khẩu từ Mỹ cho những khách hàng khác” - nhà kinh tế trưởng tại PetroChina International thuộc chi nhánh thương mại của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) - Wu Qiunan cho hay.

Vào thời điểm năm 2018, Cheniere và CNPC đã ký kết được một thỏa thuận về LNG, theo đó tăng dần lên 1,2 triệu tấn mỗi năm trong vòng 5 năm tiếp theo. Cheniere cho biết, đây thực sự là tin vui bởi họ có thể trở thành nhà cung cấp LNG linh hoạt và đáng tin cậy cho khách hàng trước thời điểm then chốt hiện tại. 

Kể từ năm 2021, những nhà cung cấp của Mỹ và khách hàng bên Trung Quốc đã công bố được 16 thỏa thuận với tổng là 19 triệu tấn LNG mỗi năm và dần có hiệu lực trong vòng 5 năm tiếp theo.

Dữ liệu vận chuyển từ S&P Global chỉ ra rằng, Trung Quốc đã nhận tổng cộng 3 chuyến hàng từ Sakhalin-2 vào tháng 8 năm nay. Đây là một dự án dầu khí bao gồm hoạt động sản xuất LNG tại vùng Viễn Đông của Nga. Các thương nhân cho biết, công ty năng lượng quốc doanh của Trung Quốc đã mua được hàng với giá chiết khấu rất tốt so với giá thị trường giao ngay.


Trung Quốc đã xuất khẩu được gần 250.000 tấn LNG sang châu Âu và châu Á, với giá trị 449 triệu USD, tăng mạnh so với mức 7,3 triệu USD vào năm ngoái.
Trung Quốc đã xuất khẩu được gần 250.000 tấn LNG sang châu Âu và châu Á, với giá trị 449 triệu USD, tăng mạnh so với mức 7,3 triệu USD vào năm ngoái.

Trung Quốc nhập khẩu LNG từ Mỹ đã giảm 84% kể từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, cùng với nhu cầu về LNG của Trung Quốc giảm mạnh vì các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid - 19. Tuy nhiên, nhu cầu của châu Âu lại tăng mạnh đã đẩy giá giao ngay ngày càng đắt đỏ.

Hãng dữ liệu ICIS cho biết, tính tới năm 2022, Trung Quốc đã có 72 triệu tấn LNG được ký hợp đồng dài hạn, tuy nhiên nhu cầu của họ ước tính chỉ khoảng 66 triệu tấn. Điều này khiến cho Trung Quốc tiếp tục có thêm vài triệu tấn có thể bán lại trên thị trường giao ngay toàn cầu. 

Theo dữ liệu hải quan trong 8 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc đã xuất khẩu được gần 250.000 tấn LNG sang châu Âu và châu Á, với giá trị 449 triệu USD, tăng mạnh so với mức 7,3 triệu USD vào năm ngoái.

Vậy câu hỏi đặt ra là, liệu Trung Quốc có còn tiếp tục thu lợi nhuận từ tình hình hiện tại hay không, việc này vẫn chưa thể chắc chắn về những chính sách phòng chống Covid - 19 của họ vẫn đang tồn tại. 

Nhà phân tích hàng đầu về LNG tại ICIS - Ông Alex Siow cho biết, cơ hội hiện tại dành cho những công ty của Trung Quốc có thể sẽ giảm đi trong thời gian tới khi nguồn cung LNG mới sẽ tới từ châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh. Tuy nhiên, ở thời điểm này thì Trung Quốc rõ ràng vẫn đang hưởng lợi hơn bao giờ hết. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

1 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

1 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

1 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

2 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

2 ngày trước