Hoàng đế thị tẩm cần cả hàng dài chờ đợi: Ngoài thái giám còn cần 8 cung nữ, 16 tì nữ để làm gì?
BÀI LIÊN QUAN
Bí ẩn lời nguyền về ghế rồng Tử Cấm Thành: Gây ra 3 cái chết “quỷ dị”, chỉ chân mệnh thiên tử mới dám ngồiCó cả thiên hạ nhưng phòng ngủ Hoàng đế không được vượt quá 10m2: Nguyên nhân vô cùng đáng sợTử Cấm Thành hơn 70 giếng nước lớn nhỏ không một ai dám uống: Hoàng đế uống nước ở đâu?Theo như ghi chép trong cuốn Lễ Ký, hậu cung của hoàng thượng có tổng cộng 121 phi tần có thể đoạt được tước vị. Ngoài các phi tần này, hoàng đế còn có thể lâm hạnh nhiều đáp ứng cũng như nữ quan mà không cần phải phong tước vị cho họ. Dù không đến 3000 cung tần mỹ nữ như trong truyền thuyết nhưng số lượng phi tần khổng lồ như trên cũng đủ khiến cho hậu thế phải choáng ngợp.
Nhiều người không hề biết rằng, các phi tần nhập cung ngoài việc giúp hoàng đế duy trì nòi giống còn để củng cố vị thế của ngài. Hầu hết các phi tần đều xuất thân từ con nhà quan nên ít nhiều, họ cũng có lợi cho hoàng thượng. Cũng ít khi có chuyện hoàng đế vì yêu mà sủng hạnh một phi tử nhiều lần hay vì ghét bỏ mà lạnh nhạt với người đó.
Nếu có chuyện này xảy ra, các quan đại thần sẽ ngay lập tức can thiệp, đóng góp ý kiến với hoàng thượng. Ngay chính "Thiên tử" cũng hiểu rõ, nếu ưu ái hay đối xử lạnh nhạt với bất kỳ vị phi tử nào sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình chính sự. Vì thế, sẽ không có chuyện người được sủng hạnh nhiều, người cả đời không được thấy mặt long nhan dù chỉ một lần.
Quy tắc thị tẩm của phi tần
Khi thị tẩm, các phi tần phải tuân theo những quy tắc vô cùng nghiêm ngặt. Thứ nhất, phi tần được chọn thị tẩm sau khi đã sửa soạn xong xuôi sẽ được quấn trong một tấm chăn và đưa đến chỗ hoàng thượng, không được mang theo bất cứ thứ gì. Quy tắc này nhằm đảm bảo an toàn cho hoàng thượng. Do đó, phi tần được chọn thị tẩm sẽ được thái giám và cung nữ chuẩn bị cho tất cả mọi thứ, không mang theo vật gì ngoài thân là để đảm bảo hoàng thượng trong quá trình thị tẩm sẽ không bị ám sát hay tổn thương.
Thứ hai, phi tần khi thị tẩm tuyệt đối không được phát ra âm thanh. Đây là quy tắc cố định trong cung, phi tần giữ im lặng là để giữ thể diện cho hoàng thượng. Nếu như làm trái quy tắc, các phi tần này sẽ bị kết tội bất kính, làm ô uế mặt rồng. Do đó, mỗi buổi thị tẩm sẽ luôn có thái giám của phòng Kính Sự đứng bên ngoài giám sát nghiêm ngặt.
Quy tắc thứ ba, ngoại trừ hoàng hậu thì các phi tần khác không được phép ở lại trong tẩm cung của hoàng thượng. Khi thời gian thị tẩm đã hết, các thái giám ở phòng Kính Sự nếu thấy bên trong không có động tĩnh gì sẽ ra hiệu nhắc nhở phi tần đã đến giờ hồi cung. Dù ngày hè nóng bức hay mùa đông lạnh giá, các phi tần cũng phải tuân thủ.
Đêm thị tầm với hàng dài người chờ đợi
Cuộc sống trong hoàng cung tuy điều kiện đầy đủ, không phải lo cơm ăn áo mặc nhưng lại rất nhiều quy định nghiêm ngặt được truyền qua truyền lại sau nhiều đời. Kể cả hoàng đế - người đứng đầu thiên hạ - cũng không ngoại lệ. Việc hoàng thượng chọn lựa phi tần để thị tẩm đều có cơ cấu sắp xếp và chuẩn bị, dù thích hay không thích thì hoàng thượng cũng không thể làm khác.
Quy trình thị tẩm thời xưa vô cùng khắt khe. Thời nhà Thanh, tất cả mọi việc thị tẩm đều được phòng Kính Sự vạch ra một cách vô cùng cụ thể và có trình tự, từ việc chọn phi tần cho tới đêm thị tẩm. Mỗi buổi tối đến, các thái giám sẽ dâng lên hoàng thượng thẻ bài có khắc tên các vị phi tần để ngài lựa chọn.
Khi thẻ bài được lật, thái giám sẽ báo với phi tần được chọn, giúp họ chuẩn bị và sửa soạn mọi thứ. Ở nhiều thời đại khác, quy tắc thị tẩm sẽ khắt khe hơn nhiều. Để chọn phi tần thị tẩm, trước tiên Thái hậu sẽ xem xét và quyết định người được thị tẩm. Sau đó, phi tần sẽ trải qua nhiều bước chuẩn bị kỹ lưỡng mới được đưa tới tẩm cung.
Thế nhưng, dù là thời đại nào đi chăng nữa, mỗi lần thị tẩm hoàng thượng đều phải cần đến một lượng lớn cung nữ và thái giám hộ tống. Ngoài thái giám, luôn có 8 cung nữ và 16 tỳ nữ đứng bên ngoài chờ đợi. Họ phải thức trắng cả đêm, căng tai căng mắt lắng nghe mọi động tĩnh từ bên trong. Một khi hoàng thượng cho gọi, họ sẽ lập tức hầu hạ không được chậm trễ. Chỉ cần lơ là, chậm một vài phút cũng có thể chịu phạt, thậm chí là mất mạng.
Tại sao hoàng thượng thị tẩm phải cần đến nhiều cung nữ và thái giám như thế? Nguyên nhân bởi, thái giám sẽ làm những việc nặng nhọc như bưng bê, khiêng vác, còn các cung nữ và tỳ nữ sẽ làm những việc cẩn thận, nhẹ nhàng. Chưa kể, sau khi thị tẩm các phi tần phải trở về tẩm cung của mình. Vì thế, các cung nữ, tỳ nữ sẽ hộ tống phi tần hồi cung, sau đó hầu hạ họ thay quần áo, tắm rửa…
Phi tần ngoài 50 không được thị tẩm
Trong thời nhà Thanh có 2 quy định với những phi tần 50 tuổi. Thứ nhất, khi hoàng đế băng hà thì chỉ các phi tần từ 50 tuổi trở nên mới được gặp mặt tân hoàng đế. Nguyên nhân bởi, hầu hết các phi tử hậu cung đều là mỹ nhân. Nếu ai đó vô tình được tân hoàng nhắm trúng, lập làm phi tử thì điều này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến thể diện hoàng gia.
Thứ hai, chuyện phi tần ngoài 50 không được tham gia thị tẩm có nguồn gốc từ một câu chuyện xưa. Thời phong kiến, đàn ông lấy năm thê bảy thiếp là chuyện bình thường. Họ làm thế là để "khai chi tán diệp", giúp huyết mạch gia tộc ngày càng sinh sôi nảy nở. Trong cung cấm, cứ 3 năm lại tổ chức tuyển tú một lần. Dần dần, số người trong hậu cung sẽ ngày càng tăng lên.
Nếu không có sự "ra đi" của những phi tần lớn tuổi thì áp lực thị tẩm của hoàng đế sẽ ngày càng nặng nề. chưa kể, những phi tần lớn tuổi đều đã có con cái, còn các tú nữ đang trong độ tuổi trẻ trung thích hợp với việc sinh nở, có thể sinh ra những người kế vị thông minh, khỏe mạnh hơn.
Đặc biệt, các phi tần ngoài 50 tuổi không còn thích hợp để sinh con nữa. Bởi độ tuổi này không chỉ khó sinh, nguy hiểm đến tính mạng mà những đứa trẻ sinh ra cũng không thể khỏe mạnh được như bình thường. Còn một yếu tố nữa là, hoàng thượng thường yêu thích những điều mới lạ. Nếu phi tử ngoài 50 tuổi vẫn có khả năng cạnh tranh với những phi tần trẻ đẹp khác thì chứng tỏ người này rất quan trọng trong lòng hoàng thượng. Ở độ tuổi này, phi tần đã có con cái để nương tựa. Họ cũng không cần thiết phải tham gia tranh sủng nữa.
Nếu như họ tham gia tranh sủng thì cơ hội được hoàng đế thị tẩm những phi tần trẻ trung khác ngày càng ít đi, khiến hậu cung bị mất cân bằng.
Tóm lại, có rất nhiều lý do để một phi tần ngoài 50 tuổi không được tham gia tranh sủng. Thế nhưng có thể nhìn thấy được phụ nữ thời phong kiến vô cùng khổ sở, họ chỉ có thể xoay quanh một người đàn ông, có quá nhiều hạn chế trong cuộc sống. Nhiều người ghen tị với họ bởi họ có cuộc sống sung túc, giàu sang, nắng không đến mặt mưa không đến đầu. Thế nhưng mấy ai hiểu được rằng, họ chỉ là những người phụ nữ nhỏ bé, dựa vào quyền lực của người đàn ông mà giữ vững địa vị. Đặc biệt, họ còn không có quyền quyết định số phận của mình.
Có thể thấy, cuộc sống trong cung cấm thời phong kiến Trung Hoa luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Qua những thông tin mà sử sách lưu lại, hoàng cung là nơi rộng lớn, xa hoa, lộng lẫy. Thế nhưng, đây cũng là nơi trói buộc hoàng đế, hoàng tộc và các phi tần thông qua những quy tắc vô cùng nghiêm ngặt.