Có cả thiên hạ nhưng phòng ngủ Hoàng đế không được vượt quá 10m2: Nguyên nhân vô cùng đáng sợ
BÀI LIÊN QUAN
Có đến 9.999 gian phòng, tại sao Tử Cấm Thành không có dù chỉ một nhà vệ sinh?Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Tam Đại Điện rộng lớn mênh mông tại sao không có một bóng cây?Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Điều gì khiến mái nhà Cố cung hơn 600 tuổi luôn `sạch bong, sáng bóng`?Trong xã hội cổ đại, Hoàng đế là người nắm giữ quyền lực lớn nhất. Bên cạnh đó, Hoàng đế cũng là người sở hữu nhiều của cải và vật phẩm có giá trị. Họ là Thiên Tử, có cuộc sống khác hoàn toàn so với người bình thường. Bên cạnh đó, vật dụng và nơi ở của nhà vua cũng có nhiều điều khác biệt.
Tuy nhiên, có một thực tế vô cùng kỳ lạ đó là, Hoàng đế có nhiều tiền của, dù quyền lực vô biên nhưng lại ở trong một căn phòng nhỏ. Cụ thể, phòng ngủ của Hoàng đế trong Tử Cấm Thành, khi bước vào trong mọi người sẽ nhận ra nơi sinh sống của vua chỉ rộng khoảng 10m2. Diện tích này không lớn hơn bao nhiêu so với người thường, thậm chí phải nói là rất nhỏ.
Ngoài ra, “long sàng” của Hoàng đế cũng không rộng hơn giường của thường dân là mấy. Khi ngủ, hai bên giường còn được buông hai lớp rèm, điều này khiến không gian phòng ngủ còn chưa tới 10m2. Một số người cho rằng, phòng ngủ của Hoàng đế không được vượt quá 10m2 là do nhiều nguyên nhân. Chủ yếu là xuất phát từ thuyết phong thủy cổ xưa. Người ta cho rằng “phòng to người ít là điềm hung” hay phòng ngủ quá rộng sẽ càng khó có con cái.
Giới hạn về số lượng về phòng ốc
Có thể nói, cả đất nước là của Hoàng đế nên Hoàng đế không thiếu nhà để ở. Tử Cấm Thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng đế cùng dàn hậu cung của mình - là một trong những công trình đồ sộ nhất thế giới. Tuy nhiên, những phòng ốc tại đây lại không được xây dựng theo ý muốn. Thực tế, số lượng phòng ở trong Tử Cấm Thành đã bị giới hạn.
Trong dân gian Trung Quốc xưa có truyền nhau một câu nói như thế nào: “Kinh đô của các hoàng đế có chín nghìn chín trăm chín mươi chín phòng rưỡi (9999,5 phòng)”. Nhiều người nghe xong ắt hẳn sẽ thắc mắc, tại sao có một nửa phòng mà không làm tròn lên 10.000 phòng?
Tương truyền, Thiên Cung là nơi Ngọc Hoàng ở, có 10.000 ngôi nhà. Hoàng đế dù cao quý tới mấy nhưng cũng chỉ được ví là Thiên Tử (con trời), thế nên nơi ở của Hoàng đế không thể vượt qua hệ thống của Thiên cung. Vì vậy, những ngôi nhà của vua nghiễm nhiên sẽ không được vượt quá số lượng nhà của Ngọc Hoàng ở Thiên cung.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cổ đại còn quan niệm về số âm (số chẵn) và số dương (số lẻ) vẫn còn khá phổ biến. Theo những ghi chép còn sót lại, các chi tiết trong Tử Cấm Thành hầu hết là những con số dương với mong muốn mang tới may mắn.
Cũng theo quan niệm này, số 1 là nhỏ nhất trong số những con số dương, còn số 9 là lớn nhất trong số những con số dương và số 5 là trung tâm. Vì thế, con số 9999,5 phòng tương ứng với “cửu ngũ” hoàn toàn phù hợp với tư tưởng truyền thống. Theo giả thuyết này, rất có thể phòng ngủ của Hoàng đế là căn phòng lẻ cuối cùng. Do đó, nó có kích thước khá nhỏ so với những căn phòng khác.
Phòng ngủ lớn mà ít người là phòng ngủ đại hung
Theo quan niệm phong thủy, những phòng ngủ quá lớn sẽ hút hết nhân khí của con người. Theo đó, bản thân những người trong phòng cũng sẽ phải dùng rất nhiều năng lượng để có thể lấp đầy khoảng không gian sống đó.
Vì thế, khi ở phòng càng lớn sẽ ảnh hưởng càng tiêu cực đến cơ thể và sức khỏe con người. Năng lượng con người tiêu hao, thể chất tự nhiên cũng sẽ bị yếu đi, giảm khả năng suy đoán và dễ mắc phải những sai lầm.
Phòng ngủ quá rộng sẽ khó sinh con cái
Theo những chuyên gia phong thủy thời xưa, mỗi phòng ngủ chỉ nên có diện tích dao động trong khoảng từ 15-20m2. Bởi khi ngủ trong phòng có diện tích lớn hơn, những cặp vợ chồng sẽ phải tốn nhiều năng lượng để có thể lấp đầy không gian trống trong phòng.
Đây cũng là lý do khiến thể chất của các cặp vợ chồng xuống cấp, ảnh hưởng không hề nhỏ đến chuyện sinh nở. Dù chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này, tuy nhiên niềm tin bất diệt vào những kinh nghiệm trong dân gian cũng đã chi phối một phần xu hướng và quan niệm của người xưa.
Lý thuyết điều hòa không khí
Để hiểu hơn về thuyết điều hòa không khí, chúng ta có một ví dụ như sau: Nếu bạn lắp điều hòa trong căn phòng khoảng 10m2 thì nửa giờ sau, không khí sẽ được làm mát. Nhờ đó, thời gian hoạt động của máy điều hòa cũng sẽ được rút ngắn lại vì không gian nhỏ thì năng lượng cần thiết càng ít.
Tuy nhiên, cùng một chiếc điều hòa tương tự mà được lắp đặt trong ngôi nhà rộng 100m2, dù tốn rất nhiều thời gian thì không khí trong nhà cũng chưa thể được làm mát. Nguyên nhân bởi, nhà càng lớn thì càng cần nhiều năng lượng. Máy điều hòa có làm việc hết công suất thì nhiệt độ trong nhà vẫn không thể so sánh được với căn phòng 10m2 kia. Con người cũng là một cơ thể năng lượng phát ra nhiệt. Khi nhà càng lớn, cơ thể con người cũng càng tiêu hao năng lượng. Do đó, kích thước của ngôi nhà phải tương xứng với số lượng người ở.
Có nghĩa là, ngôi nhà càng lớn thì càng nên có nhiều người ở. Theo đó, nhà có ít người ở thì diện tích cũng càng bị thu hẹp. Theo như lời giải thích của các chuyên gia Tử Cấm Thành, khu vực Bắc Kinh có mùa đông rất khắc nghiệt. Những phòng ngủ nhỏ được thiết kế là để giữ ấm. Trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, mùa đông nhiệt độ có thể xuống dưới -10 độ C.
Thực tế, hoàng đế dù có quyền lực trên cả vạn người nhưng thân thể cũng không hơn người thường bao nhiêu. Để bảo vệ long thể và kéo dài tuổi thọ, Hoàng đế cũng cần tuân theo những quy luật của cuộc sống. Đây là một trong những lý do giải thích cho việc phòng ngủ của hoàng đế trong Tử Cấm Thành lại nhỏ như vậy.