meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hòa Phát tham gia lĩnh vực nông nghiệp hiện đại, chuyện “làm nông” của tỷ phú Trần Đình Long liệu có dễ dàng?

Thứ ba, 04/10/2022-08:10
Dường như, tỷ phú Trần Đình Long đã thực hiện đúng tham vọng về ngành chăn nuôi. Điều này được thể hiện rõ nét qu việc đầu tư vào ngành chăn nuôi trong giai đoạn từ 2015 đến 2020, ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời trở thành ngành có tỷ trọng doanh thu cao thứ hai chỉ sau thép - ngành cốt lõi của “ông lớn” Hòa Phát. 

Triển khai mô hình chăn nuôi 3F

Tờ Fica.vn dẫn lại báo cáo thường niên năm 2015 của Hòa Phát cho thấy, vào tháng 3 cùng năm, ông lớn ngành thép Việt đã chính thức thành lập Công ty TNHH MTV Thương mại và Sản xuất thức ăn chăn nuôi Hòa Phát để thể hiện tham vọng tham gia vào thị phần chăn nuôi. Vốn điều lệ của công ty này là 300 tỷ đồng. Thời điểm thành lập công ty, tỷ phú Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Hòa Phát cho biết: “Lĩnh vực chăn nuôi cùng với thức ăn chăn nuôi vô cùng thiết yếu đối với đời sống. Thậm chí, nhu cầu của ngành này còn lớn hơn cả ngành thép, Hòa Phát sẽ làm thận trọng, vừa làm vừa học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, chứ không phải cứ lao đầu vào mà làm”.

Đồng thời, Hòa Phát còn triển khai mô hình chăn nuôi 3F (Feed - Farm - Food) để có thể mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhưng giá cả phải chăng nhất. Sau đó, công ty cũng đã quyết định xây dựng 2 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đầu tiên của mình tại Hưng Yên và Đồng Nai. Doanh nghiệp còn lên dự án chăn nuôi gia súc với quy mô lớn tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, bao gồm Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Bình, Hòa Bình, Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Bình, Đồng Nai và Đắk Lắk.

Đầu quý 2/2016, nhà máy ở Hưng Yên đã chính thức đi vào hoạt động, tổng số tiền đầu tư là 340 tỷ đồng cùng với tổng công suất lên đến 300.000 tấn mỗi năm. Sự hiện diện của những sản phẩm thức ăn chăn nuôi Hòa Phát cũng chính thức được đánh dấu thông qua thương hiệu thức ăn chăn nuôi HP Feed và Big Boss.


Từ năm 2021 cho đến nửa đầu năm nay, tỷ trọng doanh thu chăn nuôi của Hòa Phát đã lần lượt ghi nhận mức giảm 5% và 4,1%
Từ năm 2021 cho đến nửa đầu năm nay, tỷ trọng doanh thu chăn nuôi của Hòa Phát đã lần lượt ghi nhận mức giảm 5% và 4,1%

Đáng chú ý, theo như báo cáo kết quả thường niên năm 2017 của gã khổng lồ ngành thép Việt đã đánh dấu nhiều thay đổi trong ngành chăn nuôi của công ty, đặc biệt khi nhà máy thức ăn chăn nuôi thứ 2 ở Đồng Nai chính thức hoàn thành. Hai nhà máy có tổng công suất lên đến 600.000 tấn mỗi năm. Sau đó, Hòa Phát tiếp tục triển khai dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi Phú Thọ. Dự án này có tổng mức đầu tư là 350 tỷ đồng, công suất hàng năm là 300.000 tấn. Như vậy, tổng công suất của cả 3 nhà máy thức ăn chăn nuôi của Hòa Phát là 900.000 tấn/năm.

Trong năm 2017, Hòa Phát đề ra mục tiêu đó là đánh dấu việc hoàn thiện chữ Farm, từ đó tạo tiền đề để có thể hoàn thiện chữ Food vào năm 2018. Để phục vụ cho việc nhân đàn, Hòa Phát đã nhập tổng cộng 2.000 con heo giống từ Đan Mạch. Đáng chú ý, Hòa Phát còn sở hữu nhiều điểm chăn nuôi thịt vỗ béo ở Thái Bình, Đồng Nai và Quảng Bình, quy mô năm 2017 là 75.000 con bò thịt/năm. Đồng thời, tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long cũng đã triển khai dự án chăn nuôi gà giống trứng cùng với gà đẻ trứng thương phẩm đầu tiên; đánh dấu qua việc trại bố mẹ đầu tiên đã được xây dựng. 

Cũng trong năm này, hai trại gà đẻ thương phẩm cùng với quy mô 600.000 mái đẻ/năm/trại cũng đã được triển khai tại tỉnh Phú Thọ, Đồng Nai nhằm cung cấp trung bình 300 triệu quả trứng gà ra thị trường vào năm 2018. Theo báo cáo thường niên năm 2018, Hòa Phát về cơ bản đã hoàn thành việc xây dựng trang bị thương phẩm Phú Thọ có quy mô lên đến 600.000 gà đẻ trứng. Đáng chú ý, Hòa Phát không chỉ tham gia cung cấp heo thịt mà còn cung cấp giống heo thịt thương phẩm, đồng thời gia tăng sản lượng bò úc, mục tiêu cuối cùng là hoàn thiện chuỗi 3F của tập đoàn. 

Thời điểm hiện tại, Hòa Phát đặt ra mục tiêu phát huy tối đa công suất của những trang trại chăn nuôi và sản xuất, tiến đến việc duy trì vị thế hàng đầu đối với việc phân phối sản phẩm bò Úc và đứng đầu thị phần trong mảng trứng gà sạch miền Bắc, từng bước trở thành nhà cung cấp heo giống trong top đầu thị trường.

Kết quả kinh doanh mảng chăn nuôi của Hòa Phát ra sao?

Theo như báo cáo thường niên của tập đoàn trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến nửa đầu năm nay, ngành chăn nuôi dù khá khiêm tốn khi so sánh với tổng doanh thu, thế nhưng nó đã làm tròn được vai trò của mình. Dường như, tỷ phú Trần Đình Long đã thực hiện đúng tham vọng về ngành chăn nuôi. Điều này được thể hiện rõ nét qu việc đầu tư vào ngành chăn nuôi trong giai đoạn từ 2015 đến 2020, ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời trở thành ngành có tỷ trọng doanh thu cao thứ hai chỉ sau thép - ngành cốt lõi của “ông lớn” Hòa Phát. 

Tuy nhiên, từ năm 2021 cho đến nửa đầu năm nay, tỷ trọng doanh thu chăn nuôi của Hòa Phát đã lần lượt ghi nhận mức giảm 5% và 4,1%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do doanh thu của ngành chăn nuôi sụt giảm trước tác động của dịch bệnh Covid-19, cộng thêm sự tăng trưởng đột biến của doanh thu ngành thép khi giá cả tăng cao. Thế nhưng, trong suốt hành trình 7 năm dấn thân vào lĩnh vực nông nghiệp, Hòa Phát đã thu về hàng nghìn tỷ đồng từ ngành chăn nuôi.


Báo cáo thường niên của Hòa Phát từ năm 2015 đến năm 2020 cho thấy, doanh thu của ngành chăn nuôi đã tăng lên mạnh mẽ, từ 1.332 tỷ đồng lên mức 10.554 tỷ đồng
Báo cáo thường niên của Hòa Phát từ năm 2015 đến năm 2020 cho thấy, doanh thu của ngành chăn nuôi đã tăng lên mạnh mẽ, từ 1.332 tỷ đồng lên mức 10.554 tỷ đồng

Cụ thể, báo cáo thường niên của Hòa Phát từ năm 2015 đến năm 2020 cho thấy, doanh thu của ngành chăn nuôi đã tăng lên mạnh mẽ, từ 1.332 tỷ đồng lên mức 10.554 tỷ đồng. Doanh thu mảng này trung bình mỗi năm sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 51,28%, chủ yếu đến từ việc tăng trưởng của 4 ngành nghề kể từ khi Hòa Phát bắt đầu tham gia phân mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi, cung cấp heo thịt cùng với giống heo thịt, đặc biệt là cung cấp sản phẩm bò Úc và trứng gà.

Với mảng thức ăn chăn nuôi, doanh số năm 2017 và 2018 có phần rực rỡ nhất, số liệu lần lượt được ghi nhận là 140% và 150%. Đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng doanh số từ thức ăn chăn nuôi đã dần giảm xuống. Tuy nhiên, khả năng tăng trưởng ngành thức ăn chăn nuôi tăng trưởng giảm do 2 nhà máy chăn nuôi với công suất 600.000 tấn/năm đã hoạt động lên đến gần hết công suất tối đa. Còn về mảng chăn nuôi gia súc, sản phẩm heo xuất chuồng năm 2018 so với năm trước đã tăng gấp 4,5 lần. Đến năm 2021, sản phẩm heo xuất chuồng đạt 450.000 con, trong 6 tháng đầu năm nay là 200.000 con, tương đương với cùng kỳ năm trước. Còn về mảng chăn nuôi bò, Hòa Phát cung cấp đến 450.000 con/năm còn với trứng gà là 800.000 quả/ngày.

Trước đó, vào tháng 11/2020 - tại lễ kỷ niệm 5 năm thành lập cũng như phát triển Công ty cổ phần Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát, Chủ tịch Trần Đình Long cho biết: “5 năm làm nông nghiệp, chúng ta đã làm được rất nhiều việc, đồng thời định hình được vị thế của Nông nghiệp Hòa Phát trên thị trường. Hiện tại, nếu có 2 con bò Úc ở Việt Nam thì có một con của Hòa Phát và đứng đầu cả nước. Đây chính là minh chứng rõ nhất của việc Hòa Phát sẽ luôn làm đến nơi đến chốn dù ở bất cứ ngành nghề nào”.

Trong năm 2025, mục tiêu của Hòa Phát là phát triển doanh thu gấp đôi năm 2020, mỗi năm sản xuất ra 850.000 tấn thức ăn chăn nuôi, 750.000 con heo thành phẩm, 300 triệu quả trứng và 200.000 bò Úc. 

Hàng loạt khó khăn phải đối mặt

Năm 2021, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 bùng phát và kéo dài cùng với các biện pháp giãn cách xã hội đã khiến cho những nhà hàng, trường học và du lịch buộc phải đóng cửa và giảm sức tiêu thụ của thị trường đối với những mặt hàng trứng gia cầm và bò Úc, khiến cho giá bán heo cũng đã giảm mạnh. Chính vì thế, doanh thu cùng với lợi nhuận sau thuế của khối nông nghiệp thuộc Hòa Phát giảm mạnh, so với năm trước đã giảm đến 24%, từ mức 10.554 tỷ xuống còn 7.966 tỷ đồng.


Trong nửa đầu năm 2022, doanh thu mảng nông nghiệp của Hòa Phát so với cùng kỳ năm trước đã giảm 29%, từ 4.617 tỷ xuống 3.325 tỷ đồng
Trong nửa đầu năm 2022, doanh thu mảng nông nghiệp của Hòa Phát so với cùng kỳ năm trước đã giảm 29%, từ 4.617 tỷ xuống 3.325 tỷ đồng

Trong nửa đầu năm 2022, doanh thu mảng nông nghiệp của Hòa Phát so với cùng kỳ năm trước đã giảm 29%, từ 4.617 tỷ xuống 3.325 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do giá thức ăn chăn nuôi đã tăng mạnh trong khi giá lợn hơi cùng giá thịt bò hơi giảm. Trong tình trạng này, các hộ gia đình không có xu hướng tăng đàn, đồng thời giảm bớt chi phí bằng cách thay thế thức ăn chăn nuôi bằng những sản phẩm khác. 

Trong năm vừa qua, mảng nông nghiệp của tập đoàn cũng phải đối mặt với khó khăn về vĩ mô. Cụ thể, hoạt động kinh doanh của mảng nông nghiệp đã ghi nhận lợi nhuận thuần giảm sút do 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất là những biện pháp phong tỏa trong đại dịch đã khiến cho các nhà hàng, người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận mua sản phẩm của Hòa Phát. Thứ hai, vốn hàng bán đang tăng cao trong khi sản lượng giảm đã khiến cho chi phí cố định của mỗi sản phẩm tăng lên. Điều này được thể hiện rõ trong dữ liệu trong biểu đồ của báo cáo thường niên năm 2020 được thu thập bởi Fica.vn. 

Đáng chú ý, dữ liệu của Tradingview cho thấy, đầu vào thức ăn chăn nuôi trong năm 2019 đã tăng mạnh. Nguyên nhân đến việc giá cước vận tải tăng vọt do tình trạng thiếu container, từ đó chi phí vận chuyển trong tháng 9/2021 đã đạt đỉnh, cao gấp hơn 4 lần thời điểm đầu năm. Trong nửa đầu năm nay, tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long thông báo lỗ 25 tỷ đồng sau khi lũy kế 3 quý. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng đã nỗ lực cải thiện biên lợi nhuận, ghi giảm từ khoản lỗ 98,8 tỷ đồng trong quý 4/2021 xuống còn gần 46 tỷ đồng của quý đầu năm nay, đến quý 2/2022 lãi gần 21 tỷ đồng.

Năm nay vẫn tiếp tục là một năm khó khăn với mảng chăn nuôi của Hòa Phát. Thức ăn chăn nuôi tăng giá trong khi giá của bò hơi, lợn hơi lại đi ngang; công suất của những nhà máy chăn nuôi đều đang ở mức gần tối đa, những điều này sẽ gây áp lực đến việc “làm nông” của tỷ phú Trần Đình Long.  

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước