meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hồ nước độc đáo bậc nhất thế giới: Nhuộm hồng một màu tuyệt đẹp nhưng chỉ có 2 sinh vật ở được nơi đây

Thứ sáu, 22/07/2022-09:07
Kể từ khi chuyển sang màu hồng, hồ nước vô cùng đặc biệt này đã không còn là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật nữa. Dù sở hữu khung cảnh tuyệt đẹp nhưng chỉ còn 2 loài sinh vật dám ở lại nơi đây mà thôi.

Từ trước đến nay, các hồ nước luôn được biết đến là nơi cung cấp sinh khối, đồng thời là môi trường sống của nhiều loài động thực vật và cả vi sinh vật. Tuy nhiên, thế giới này vốn ẩn chứa vô vàn những điều kỳ lạ. Chính vì thế, việc tồn tại những hồ nước không giống như bình thường cũng là điều đương nhiên. Trong đó, không thể không kể đến hồ Magadi. Hồ nước này không chỉ có màu hồng đẹp mắt mà còn khiến các nhà khoa học quan tâm bởi nhiều điều vô cùng đặc biệt.

Sự biến mất của hồ nước ngọt Magadi

Hồ Magadi tọa lạc tại cực nam của Thung lũng Tách giãn lớn tại Kenya, châu Phi. Diện tích của hồ này là khoảng 100km2, nằm trong lòng chảo nội lưu được hình thành bởi một địa hào. Hiểu đơn giản, địa hào là một phần sụt lún hình máng của vỏ Trái đất, bị khống chế bởi 2 hoặc nhiều đứt gãy thuận và thuận song song nhau. Các nhà khảo cổ cho biết, cách đây 35 triệu năm, đã có quá nhiều đợt núi lửa phun trào xảy ra tại thung lũng Great Rift. Sau những đợt phun trào núi lửa này, một lượng lớn các hồ nước ngọt đã được hình thành.


Xung quanh hồ nước này là một lớp viền màu trắng được tạo nên từ muối kết hợp với nước hồ màu hồng đã tạo nên một cảnh tượng vô cùng hiếm thấy
Xung quanh hồ nước này là một lớp viền màu trắng được tạo nên từ muối kết hợp với nước hồ màu hồng đã tạo nên một cảnh tượng vô cùng hiếm thấy

Sau đó, trong khoảng thời gian từ cuối thời kỳ Pleistocen cho đến giữa Holocen, hồ nước này là nơi sinh sống của một quần thể đa dạng các loài cá và thủy sinh vật. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra sự tồn tại của quần thể này thông qua các lớp trầm tích còn sót lại được phát hiện ở trong hồ. Khi con người xuất hiện, những hồ nước này đã trở thành nơi sinh sống của những cư dân địa phương.

Tuy nhiên, nhiều thế kỷ trôi qua đã khiến cho hồ nước này thay đổi. Cụ thể, những hồ nước này đã dần bốc hơi hết lượng nước ngọt, chỉ còn lại các khoáng chất từ núi lửa, bao gồm Natri (Na) và Kali Cacbonat (K2CO3). Cũng từ đây, những hồ này trở thành hồ nước mặn, nổi tiếng nhất là 2 hồ Natron và Magadi. Và hồ nước chúng ta muốn nói đến ở đây chính là hồ Magadi.

Hồ này có rất nhiều điểm đặc biệt và kỳ lạ. Xung quanh hồ này không có một bóng người. Không những thế, động thực vật cũng vô cùng khan hiếm, vi sinh vật cũng ít ỏi đến mức đáng thương. Nhiều người dân địa phương cho rằng, hồ nước này đã bị ma quỷ nguyền rủa, gọi chúng là hồ quỷ hoặc là hồ tử thần. Bên cạnh đó, sau khi hồ nước Magadi đổi sang màu hồng, nhiều người dân cho biết khi nhìn mặt nước sẽ cảm thấy tim đập rất nhanh. Xung quanh hồ nước này là một lớp viền màu trắng được tạo nên từ muối kết hợp với nước hồ màu hồng đã tạo nên một cảnh tượng vô cùng hiếm thấy. Điều này đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Vì thế, nhiều người đã quyết định tìm hiểu xem bí mật ẩn giấu đằng sau hồ nước Magadi này là gì.

Sau khi lấy nước hồ để phân tích, các nhà khoa học đã nhận ra rằng, nước hồ Magadi so với nước biển có thể chứa hơn 50.000 lần phần tử phốt phát chứa nguyên tử phốt pho. Theo các chuyên gia, thực chất hồ nước này là một chảo muối có tính kiềm vô cùng cao. Thậm chí có những nơi muối dày tới 40m. Nước muối ở hồ đều là nước muối Natri Cacbonat đậm đặc cùng một lượng lớn chất trona, ngoài ra còn có nguyên liệu sản xuất bột soda ở trong nước ngọt hoặc bột Natri Cacbonat. Chính sự kết tủa này đã khiến hồ nước này đổi thành màu hồng. 


Sau khi lấy nước hồ để phân tích, các nhà khoa học đã nhận ra rằng, nước hồ Magadi so với nước biển có thể chứa hơn 50.000 lần phần tử phốt phát chứa nguyên tử phốt pho
Sau khi lấy nước hồ để phân tích, các nhà khoa học đã nhận ra rằng, nước hồ Magadi so với nước biển có thể chứa hơn 50.000 lần phần tử phốt phát chứa nguyên tử phốt pho

Do đó, độ mặn và tính kiềm của hồ nước này là do các suối nước nóng mặn có nhiệt độ lên tới 86 độ C chảy vào bên trong. Chưa kể, xung quanh khu vực này còn rất khô cằn nên ít có dòng chảy đổ vào. Một phần lớn bề mặt hồ Magadi đã bị lớp nước mặn mỏng với độ dày nhỏ hơn 1m bao phủ. Đến mùa mưa, dù có nước ngọt nhưng loại nước này lại bay hơi quá nhanh trước khi kịp tích trữ. Thực tế, dòng nước của hồ Magadi được kết nối với suối nước nóng mặn nên người dân không dám tới gần hồ nước này. Lúc đầu, một số người dân vì không biết nên đã xuống tăm. Không lâu sau, da của họ bị mưng mủ, đốt cháy do độ kiềm trong hồ có từ 9 đến 10,5 cùng nhiệt độ quá cao. Trong hồ này còn có hóa chất ăn mòn, nguy hiểm đến mức có thể khiến người hoặc động vật lỡ rơi xuống dưới phải bỏ mạng. 

Chỉ có 2 sinh vật đặc biệt dám ở

Chính vì thế, trong một thời gian dài hồ Magadi đã bị bỏ hoang vì không con người hay động vật nào dám tới gần hồ nước này. Điều đáng nói, dù nguy hiểm là thế nhưng hồ Magadi lại là nơi sinh sống của chim hồng hạc, cá Alcolapia grahami - một loại cá thuộc họ Cá hoàng đế cùng một số loại côn trùng khác. 


Chim hồng hạc thường xuyên tập trung tại hồ nước này là bởi nơi đây có loại thức ăn mà chúng thích
Chim hồng hạc thường xuyên tập trung tại hồ nước này là bởi nơi đây có loại thức ăn mà chúng thích

Thực tế, chim hồng hạc thường xuyên tập trung tại hồ nước này là bởi nơi đây có loại thức ăn mà chúng thích. Môi trường tại hồ Magadi rất thích hợp cho vi khuẩn lam (hoặc tảo xoắn) phát triển. Loại tảo này có tên khoa học là Arthrospira fusiformis, thường sinh sống ở những vùng nước có độ kiềm cao. Loại tảo này còn chứa nhiều sắc tố quang hợp carotenoid - yếu tố quan trọng để tạo nên màu sắc đặc biệt của chim hồng hạc. Hàng năm, từng đàn chim hồng hạc đua nhau kéo đến hồ Magadi để kiếm ăn và sinh sản. Chính sự ăn mòn của hồ nước này đã tạo ra môi trường an toàn, giúp chim hồng hạc tránh được nhiều kẻ săn mồi nguy hiểm.

Ngoài chim hồng hạc, cá Alcolapia grahami cũng chọn hồ Magadi làm nơi sinh sống bởi nguồn thức ăn chính của chúng là tảo xanh, thường xuất hiện ở đáy hồ. Dưới sự khắc nghiệt của môi trường sống, loài cá này đã tự thay đổi cơ thể để chịu được độ kiềm và nhiệt độ cao. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa của hồ, nơi có nhiệt độ ổn định. Khi kiếm ăn, chúng sẽ bơi xuống đáy hồ một cách nhanh nhất để lấy tảo xanh, sau đó nhanh chóng quay lại nơi nước lạnh, sau đó lặp đi lặp lại hành động này nhiều lần. 


Ngoài chim hồng hạc, cá Alcolapia grahami cũng chọn hồ Magadi làm nơi sinh sống bởi nguồn thức ăn chính của chúng là tảo xanh, thường xuất hiện ở đáy hồ
Ngoài chim hồng hạc, cá Alcolapia grahami cũng chọn hồ Magadi làm nơi sinh sống bởi nguồn thức ăn chính của chúng là tảo xanh, thường xuất hiện ở đáy hồ

Ngày nay, các nhà khoa học khẳng định hồ Magadi là nơi có thể tạo thành chất trona tự nhiên, đồng thời là nguồn cung cấp bột soda tự nhiên lớn nhất tại châu Phi. Nhiều công ty đã đổ tiền đầu tư máy móc, kỹ thuật để thu thập trona tại đây. Người dân địa phương cũng quyết định biến hồ nước này thành địa điểm du lịch khi xây dựng nơi ở, lều vải có điều hòa cho các du khách viếng thăm...

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

20 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

20 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

20 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

20 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước