Hematocrit là gì? Quy trình và những lưu ý xét nghiệm Hematocrit trong máu
BÀI LIÊN QUAN
Nhà khoa học là gì? Bản mô tả chi tiết công việc của một nhà khoa họcKhoa ngoại là gì? Cần có điều kiện gì để trở thành một bác sĩ khoa ngoại giỏi?Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Những điều bạn chưa biết về bác sĩ chuyên khoa 1Những thông tin cơ bản về Hematocrit là gì?
Hematocrit, gọi tắt là HCT, là một trong 18 chỉ số xét nghiệm quan trọng trong lĩnh vực y tế, nó phản ánh tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Vì vậy, mỗi khi sức khỏe không được tốt hay mắc bất cứ bệnh lý gì thì các cơ quan và chỉ số hematocrit trong cơ thể cũng sẽ có những thay đổi nhất định. Các chỉ số này có thể tăng hoặc giảm tùy theo từng loại bệnh, và nó phản ánh những bất thường trong cơ thể.
Bên cạnh đó, bạn đã có thể nghe thấy xét nghiệm ana để xác định hội chứng Sjogren, xơ cứng bì,... và nhiều các xét nghiệm khác.
Khái niệm cụ thể Hematocrit là gì?
Nó có nghĩa là thể tích hồng cầu hay cụ thể hơn là chỉ số hồng cầu, chỉ số này sẽ phản ánh tỷ lệ giữa thể tích hồng cầu trên tổng thể tích máu.
Trong trường hợp chỉ số Hct trong máu này vượt quá giới hạn khuyến cáo của Bộ Y tế thì bạn nên chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình. Bạn nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
Ngoài ra, chỉ số hematocrit được dùng để tính số lượng tế bào máu, từ đó đánh giá và theo dõi sức khỏe của mỗi người. Các bác sĩ cũng thường chỉ định xét nghiệm Hct khi bệnh nhân cảm thấy bất thường như thiếu máu. Các xét nghiệm và kết quả này sẽ được xử lý bởi các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y tế
Vì thế, Hematocrit luôn là một trong những chỉ số quan trọng của ngành Y học nói chung và của công tác xét nghiệm huyết học nói riêng.
Chỉ số Hct trong máu như nào được coi bình thường?
Số Hct trong máu phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính của mỗi cá nhân.
Một người có chỉ số hct nằm trong khoảng dưới đây thì được cho là khỏe mạnh, không có bệnh liên quan đến hồng cầu:
- Nhỏ hơn 15 tuổi: chỉ số Hematocrit sẽ phải nằm trong khoảng từ 35% - 39%.
- Từ 15 tuổi trở lên: chỉ số Hematocrit của nữ thuộc khoảng từ 37% - 48%, còn nam phải nằm trong khoảng 45% - 52%. Nếu chỉ số Hematocrit > 55% thì có khả năng cao bị tai biến mạch máu.
Trường hợp tăng, giảm của chỉ số Hematocrit
Bạn phải nắm được khi nào chỉ số Hct tăng và giảm để kịp thời phát hiện ra nhưng bất thường của cơ thể.
- Tăng khi:
- Mắc chứng giảm lưu lượng máu( sốt, nôn, tiêu chảy…);
- Khi bị mất nước; bệnh mạch vành;
- Khi đang ở trên núi cao;
- Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính;
- Khi hút thuốc lá;
- Bị rối loạn dị ứng,
- Bị chứng tăng hồng cầu.
- Giảm khi:
- Mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thlassemia);
- Bị bệnh thiếu máu do xuất huyết;
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Hematocrit là gì? – Là trong trường hợp dù có chỉ số thấp hay giảm mạnh thì chắc chắn số lượng hồng cầu trong máu sẽ không thể đáp ứng đủ những nhu cầu của cơ thể để nuôi các cơ quan. Vì vậy chỉ số Hematocrit thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong tương lai.
Lí do chúng ta nên biết chỉ số Hct cao hoặc thấp là gì?
Tầm quan trọng của chỉ số hematocrit và xét nghiệm máu thì có lẽ tôi không nên nhắc lại nữa, nhưng bạn cũng cần biết rằng bất kỳ bất thường nào về sức khỏe liên quan đến hồng cầu đều được thể hiện qua chỉ số hematocrit nên dù tăng hay giảm đều có nguyên do của nó.
Tuy nhiên, không thể đưa ra kết luận ngay lập tức về bệnh nếu chỉ dựa vào những con số cụ thể của chỉ số hct. Vì đặc thù, tính chất của nghề Y phải chính xác, nên cần kết hợp nhiều yếu tố khác nhau mới có thể đưa ra kết luận. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết chỉ số hct tăng, giảm như thế nào để việc chẩn đoán và điều trị được thuận lợi và chính xác hơn.
Tổng kết lại, bạn cần làm thêm các xét nghiệm như lượng huyết sắc tố trong hồng cầu - MCH, thể tích trung bình của hồng cầu - MVC, chỉ số hồng cầu của chỉ số RBC và các thông số khác, đừng quên kiểm tra thêm MCHC.
Quy trình xét nghiệm của Hematocrit là gì?
Phương pháp thủ công
Mẫu máu dùng để xét nghiệm sẽ được tiến hành chống đông, sau đó đưa vào ống Hematocrit, và các ống này sẽ khắc vạch từ 0 – 100 để đưa ra kết quả thuận tiện hơn.
Tiếp đó, ống sẽ được mang đi ly tâm, để thực hiện việc tách máu thành 2 phần, bởi phần lỏng có màu vàng ở phía trên chắc chắn là huyết tương, còn phần đặc phía dưới của ống là các tế bào máu. Dựa vào đặc tính thì phần lớp đỏ dày cuối cùng được tập trung chính mới là hồng cầu. Lúc này kết quả của chỉ số Hematocrit sẽ được xác định bằng phần màu đỏ đó.
Phương pháp tự động
Giúp rút ngắn thời gian cho công tác xét nghiệm và mang lại hiệu quả hơn. Với phương pháp này chỉ cần đưa mẫu máu vào máy phân tích huyết học tự động.
Những thiết bị này có cơ chế hoạt động là đếm số lượng hồng cầu trong máu; đồng thời các chỉ số cần thiết sẽ được tự tính toán, Tất nhiên, kết quả chỉ số Hematocrit sẽ chính xác hóa hơn bởi không còn khoảng trống giữa các hồng cầu. Đây là một trong những thành tựu vĩ đại mà cả thế giới đã ghi nhận.
Công thức liên quan đến chỉ số Hematocrit là gì?
Các chuyên gia thường sử dụng công thức máu Complete Blood Count để dựa vào đó đưa ra được những kết luận và phương pháp điều trị bệnh lý về máu cho bệnh nhân. Vậy những công thức có liên quan và phải dùng đến chỉ số Hematocrit là gì?
- MCV Đơn vị đo của MCV - , là sử dụng femtolit ( Cách quy đổi là1fl sẽ tương đương với 10-15 lit).
Công thức tính thể tích trung bình hồng cầu, chỉ số thể hiện thể tích trung bình của hồng cầu:
MCV = Hct / số hồng cầu.
- Nếu chỉ số MCV nhỏ hơn 80fl, thì bệnh nhân này đang bị thiếu máu hồng cầu nhỏ.
- Nếu chỉ số MCV từ 80 fl - 105 fl, thì bệnh nhân này thiếu máu hồng cầu trung bình.
- Nếu chỉ số MCV lớn hơn 105fl, thì bệnh nhân đang thiếu máu hồng cầu đại (lớn).
- Công thức tính nồng độ Hemoglobin trung bình hồng cầu:
MCHC = Hb / Hct. ( Hb là nồng độ Hemoglobin trong máu)
- Nếu MCHC nằm trong khoảng giá trị bình thường có nghĩa là bệnh nhân thiếu máu đẳng sắc:
- Với nữ giới: 33.04 – 35 g/dl;
- Với nam giới : 32.99 – 34.79 g/dl.
- Nếu MCHC < 32g/dl, thì bệnh nhân đang trong tình trạng thiếu máu nhược sắc.
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về Hematocrit là gì? Đây là một thuật ngữ cần thiết đối với bất cứ ai, đặc biệt đối với những bạn theo đuổi Ngành Y. Nắm rõ những thông tin về Hematocrit là gì sẽ phục vụ cho sự nghiệp của bạn trong tương lai gần.