meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Heineken Việt Nam lãi hàng chục nghìn tỷ mỗi năm, bỏ xa đối thủ Sabeco

Thứ hai, 12/12/2022-22:12
Nhiều năm gần đây, thị trường bia Việt Nam được thống trị bởi nhóm 4 hãng lớn, bao gồm: Heineken, Sabeco, Carlsberg và Habeco. Báo cáo của MBS cho thấy, 4 hãng này chiếm đến 94,4%thị phần ngành bia Việt Nam trong năm 2021, trong đó tổng thị phần của Heineken và Sabeco là 78,3%, áp đảo 2 hãng còn lại.

Mới đây, trong buổi gặp gỡ Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại La Hay (Hà Lan), Tổng Giám đốc toàn cầu của Công ty Heineken cho biết, công ty này đã có mặt tại Việt Nam kể từ năm 1991, tính đến nay đã được 31 năm. Đồng thời, tổng mức đầu tư của Heineken vào Việt Nam cũng đã đạt cột mốc 1 tỷ USD. Trong 10 năm tới, Heineken dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư thêm 500 triệu USD vào thị trường tiềm năng này.


Trong khoảng thời gian 2 năm là 2020 và 2021, Heineken đã vượt qua Sabeco để trở thành thương hiệu bia nắm giữ thị phần lớn nhất tại Việt Nam với con số được ghi nhận là 44,4%
Trong khoảng thời gian 2 năm là 2020 và 2021, Heineken đã vượt qua Sabeco để trở thành thương hiệu bia nắm giữ thị phần lớn nhất tại Việt Nam với con số được ghi nhận là 44,4%

Đáng chú ý, con số 500 triệu USD mới chỉ bằng ⅕ so với doanh thu mà Heineken Trading (Công ty TNHH Bia và Nước giải khát Heineken Việt Nam) - công ty chịu trách nhiệm về việc phân phối các sản phẩm bia và đồ uống Heineken - đạt được tại thị trường Việt Nam vào năm 2020. Bên cạnh đó, con số 500 triệu USD cũng chỉ ngang bằng với lợi nhuận ghi nhận được hàng năm của Heineken tại Việt Nam.

Heineken Việt Nam lãi hàng chục nghìn tỷ mỗi năm, bỏ xa Sabeco

Nhiều năm gần đây, thị trường bia Việt Nam được thống trị bởi nhóm 4 hãng lớn, bao gồm: Heineken, Sabeco, Carlsberg và Habeco. Báo cáo của MBS cho thấy, 4 hãng này chiếm đến 94,4%thị phần ngành bia Việt Nam trong năm 2021, trong đó tổng thị phần của Heineken và Sabeco là 78,3%, áp đảo 2 hãng còn lại.

Thế nhưng nếu xét về chỉ tiêu kinh doanh, Heineken cũng đã bỏ xa đối thủ của mình là Sabeco. Cụ thể, trong khoảng thời gian 2 năm là 2020 và 2021, Heineken đã vượt qua Sabeco để trở thành thương hiệu bia nắm giữ thị phần lớn nhất tại Việt Nam với con số được ghi nhận là 44,4%. Không chỉ lấn lướt về thị phần, doanh thu của Heineken Trading cũng đang dần bỏ xa đối thủ của mình là Sabeco Trading (vai trò tương tự như Heineken Trading).


Năm 2020, bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 cùng với Nghị định 100, doanh thu của Heineken Trading không những không giảm mà còn ghi nhận mức tăng nhẹ và đạt hơn 55.700 tỷ đồng
Năm 2020, bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 cùng với Nghị định 100, doanh thu của Heineken Trading không những không giảm mà còn ghi nhận mức tăng nhẹ và đạt hơn 55.700 tỷ đồng

Năm 2020, bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 cùng với Nghị định 100, doanh thu của Heineken Trading không những không giảm mà còn ghi nhận mức tăng nhẹ và đạt hơn 55.700 tỷ đồng. Trong những năm trước khi dịch bệnh bùng phát, doanh thu của Heineken Trading luôn tăng trưởng mạnh mẽ, đạt gần 20% mỗi năm.

Trong khi đó, doanh thu của Sabeco Trading chỉ còn 30.167 tỷ đồng, tương đương với mức giảm hơn 7.000 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh thu hợp nhất của 30.167 tỷ đồng cũng giảm gần 10.000 tỷ đồng, xuống chỉ còn 27.961 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, sau dịch bệnh Covid-19, khoảng cách về doanh thu giữa Heineken và Sabeco ngày càng tăng, đồng thời chênh lệch doanh thu thương mại ở mức hơn 1 tỷ USD.

Không chỉ hơn Sabeco về doanh thu, Heineken cũng bỏ xa đối thủ về lợi nhuận ròng. Năm 2020, Heineken Việt Nam ghi nhận mức lãi ròng là 8.868 tỷ đồng, nếu so sánh với con số 4.937 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất của Sabeco đã cao gần gấp đôi. Bên cạnh đó, lợi nhuận của Heineken Trading là gần 2.200 tỷ đồng. Trong suốt nhiều năm liền, biên lợi nhuận gộp của Heineken Việt Nam luôn được duy trì ở trên mức 53%. Trong khi đó, biên lợi nhuận của Sabeco chỉ dừng ở mức 30% dù đã được cải thiện mạnh mẽ sau khi về chung một nhà với ThaiBev.

Ngoài ra, Heineken Việt Nam không bị sụt giảm lợi nhuận trong những năm dịch bệnh Covid-19 là nhờ giao dịch bán gần 26,4 triệu cổ phần Sabeco, từ đó  thu về 4.850 tỷ đồng. Giao dịch này đã giúp Heineken Việt Nam ghi nhận một khoản lợi nhuận tài chính đáng kể. Được biết, Heineken là cổ đông lớn của Sabeco khi công ty này tiến hành IPO vào năm 2008.

Cả Sabeco và Heineken đều có thị trường chính chủ yếu tại miền Nam với lượng dân cư lớn, mức thu nhập cao cùng với văn hóa “ăn nhậu” đặc trưng. Đặc biệt, phân khúc chủ đạo của Sabeco chính là phân khúc phổ thông và cận cao cấp còn của Heineken lại đa dạng hơn, từ phân khúc cao cấp, cận cao cấp cho đến phổ thông. Đồng thời, Heineken Việt Nam đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường phân khúc cao cấp.


Năm 2020, Heineken Việt Nam ghi nhận mức lãi ròng là 8.868 tỷ đồng, nếu so sánh với con số 4.937 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất của Sabeco đã cao gần gấp đôi
Năm 2020, Heineken Việt Nam ghi nhận mức lãi ròng là 8.868 tỷ đồng, nếu so sánh với con số 4.937 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất của Sabeco đã cao gần gấp đôi

Mới đây, tại lễ trao giải chương trình đánh giá và xếp hạng các doanh nghiệp bền vững Việt Nam (CSI) năm 2022 vào ngày 1/12 vừa qua, Heineken Việt Nam đã xuất sắc đứng ở vị trí thứ hai trong “Top 10 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2022” đối với lĩnh vực sản xuất.

Chưa dừng lại ở đó, tại lễ trao giải năm nay, Heineken Việt Nam còn đứng vị trí số 1 ở hạng mục Top 5 doanh nghiệp thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch chuyên trách VCCI kiêm Chủ tịch VBCSD nhận định: “Thành tích Top 2 Doanh nghiệp bền vững năm nay là một sự ghi nhận cho những cam kết và nỗ lực trong phát triển bền vững của Heineken Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Heineken Việt Nam trong việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn vào mọi hoạt động dù là nhỏ nhất của công ty cũng như trong việc truyền cảm hứng nhằm lan tỏa “tinh thần phát triển xanh” đến cộng đồng doanh nghiệp Việt”.

Xu hướng phân phối bia hậu Covid-19 có gì thay đổi?

Được biết, hoạt động phân phối bia và đồ uống có cồn được chia thành 2 kênh chính, bao gồm on-trade và off-trade. Đáng chú ý, off-trade gồm các kênh hiện đại, bao gồm siêu thị, cửa hàng tiện lợi, minimart cùng với những trang thương mại điện tử và kênh truyền thống như tạp hóa. Trong đó, on-trade là là những kênh mà ở đó, khách hàng có thể đến mua và sử dụng ngay tại chỗ.

Trong thời gian qua, tác động kép của đại dịch Covid -19 cùng với Nghị định 100 của Chính phủ đã khiến xu hướng tiêu thụ bia từ on-trade chuyển sang off-trade. Đồng thời, nhiều “ông lớn” như Heineken, Sabeco, Habeco, Carlsberg và các hãng bia ngoại đã nỗ lực đẩy mạnh việc mạnh bán hàng qua các kênh thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee với nhiều ưu đãi và khuyến mại hấp dẫn.


Cả Sabeco và Heineken đều có thị trường chính chủ yếu tại miền Nam với lượng dân cư lớn, mức thu nhập cao cùng với văn hóa “ăn nhậu” đặc trưng
Cả Sabeco và Heineken đều có thị trường chính chủ yếu tại miền Nam với lượng dân cư lớn, mức thu nhập cao cùng với văn hóa “ăn nhậu” đặc trưng

Để bắt kịp xu hướng của người tiêu dùng, Heineken trong giai đoạn này đã cho ra mắt 2 sản phẩm mới, đầu tiên chính là sản phẩm Heineken 0.0 – hãng bia không cồn và ít calo. Heineken 0.0 được quảng cáo như một sản phẩm có thể thưởng thức ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà không sợ sẽ vi phạm luật cấm dùng đồ có cồn khi tham gia giao thông.

Thứ hai là sản phẩm Bia Việt thuộc phân khúc phổ thông. Sản phẩm này đánh dấu tinh thần dân tộc Việt Nam và cũng là nhãn hiệu đại diện, tài trợ cho Sea Games 31; tiến hành cạnh tranh trực tiếp với những sản phẩm phân khúc phổ thông quen thuộc của Sabeco.

Bắt đầu từ năm 2023, thị trường bia trong nước được dự đoán sẽ quay về mức sản lượng tiêu thụ của năm 2019 - trước khi dịch bệnh bùng phát. Ngoài ra, Euromonitor cũng vô cùng lạc quan khi nhận định về triển vọng của ngành bia trong thời gian tới, và dự phóng CAGR ngành bia Việt Nam trong giai đoạn 2021-2026 sẽ đạt 10%.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước