meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hành trình thao túng giá cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết: Tạo thanh khoản giả, “thổi giá” cổ phiếu FLC

Thứ năm, 31/03/2022-17:03
Theo đó, ông Trịnh văn Quyết đã thực hiện hành vi làm giá cổ phiếu kéo dài từ ngày 1/12/2021 đến ngày 10/1/2022 với việc tạo cung cầu giả với hàng loạt tài khoản chứng khoán.

Cụ thể, cổ phiếu FLC mở cửa phiên giao dịch ngày 1/12/2021 với giá tham chiếu là 14.650 đồng/đơn vị, FLC tăng 5,8% trong phiên cùng khối lượng khớp lệnh đạt 24,6 triệu đơn vị. Đây chính là phiên mở đầu cho chuỗi 28 phiên giao dịch làm giá cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết cùng nhóm giúp sức, đồng thời cũng là phiên đánh dấu sự tăng giá trở lại của cổ phiếu FLC sau 3 ngày giảm giá liên tiếp trước đó.

Tuy nhiên, chỉ 3 phiên tiếp theo, FLC đã quay đầu với biên độ nhỏ, chỉ dưới 3,5%, thanh khoản duy trì ở mốc trên 20 triệu đơn vị. Nhưng trên thực tế, lượng khớp lệnh này so với mã cổ phiếu mà ông Trịnh Văn Quyết từng giữ chức chủ tịch công ty là không lạ, bởi FLC nổi tiếng là mã đầu cơ và thanh khoản luôn vào nhóm tốt nhất trên thị trường.

Sau đó, từ phiên ngày 7/12 trở đi, thị giá FLC biến động theo xu hướng số phiên tăng nhiều hơn số phiên giảm và biên độ tăng nhiều hơn biên độ giảm. Thậm chí, mã này có chuỗi tăng liên tiếp từ ngày 7/12 đến ngày 9/12, từ mức 14.550 đồng lên 15.300 đồng.


Ông Trịnh Văn Quyết
Ông Trịnh Văn Quyết

Đến ngày 10/12, cổ phiếu quay đầu giảm nhẹ, trước khi bùng nổ cả về sức tăng lẫn lượng giao dịch vào ngày 13/12. Đây cũng là ngày giao dịch đầu tiên trong vòng 1 tháng cổ phiếu FLC đóng cửa với sắc tím, đáng tiếc lại do tác động từ chiêu thức làm giá tinh vi của nhóm tài khoản dưới sự điều khiển của ông Trịnh Văn Quyết.

Cài thêm 1 phiên giảm giá ngày 14/12, FLC tăng liền 2 ngày liên tiếp, trong đó ghi nhận thêm 1 phiên tăng trần vào ngày 16/12. Một điều dễ nhận thấy là trong hai phiên tăng trần này đều có lượng giao dịch đột biến, cao gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với các phiên trước đó.

Kịch bản 1 phiên giảm xen kẽ 3 phiên tăng tiếp tục được duy trì từ ngày 17/12 cho đến ngày 28/12. Sau đó là 4 phiên tạo dựng đà tăng đột biến trong tuần trước vụ bán chui cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết. 

Ngày cuối cùng của năm 2021, FLC kết thúc trong trạng thái "đỏ vỏ xanh lòng", vì thực tế đã tăng từ mức đáy 14.450 đồng ghi nhận vào ngày 10/1/2021 lên mức đỉnh 18.950 đồng vào ngày 31/12/2021, tương đương tăng 31% trong nỗ lực làm giá suốt tháng 12 của nhóm Trịnh Văn Quyết.

Trong suốt 4 phiên đầu năm 2022, cổ phiếu FLC tăng từ mốc 18.000 đồng lên 22.500 đồng, tăng 25%, cũng tức là tăng 56% so với mức giá thấp nhất ghi nhận ngày 1/12/2021. Sau tất cả, đội thao túng giá của nhóm Trịnh văn Quyết đã khiến mã FLC tăng chạm mốc cao lịch sử 24.100 đồng, tức tăng 66% so với giá thấp nhất ghi nhận trong phiên ngày 10/12/2021 và tăng 64,5% so với giá đóng cửa phiên 31/11/2021.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sau khi giá cổ phiếu FLC được "thổi" lên cao ngất ngưởng thì ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo người thân bán ra 175 triệu cổ phiếu và thực tế khớp lệnh 74,8 triệu đơn vị, với giá trung bình là 22.500 đồng/cổ phiếu. Tổng số tiền thu về là gần 1.700 tỷ đồng, dự tính hưởng lợi bất chính số tiền hơn 530 tỷ đồng. 

Theo cơ quan điều tra thống kê, nhóm 21 tài khoản chứng khoán có liên quan tới ông Trịnh Văn Quyết đã thực hiện khớp mua 2,84% tổng khối lượng khớp mua toàn thị trường và khớp bán chiếm 12% tổng khối lượng khớp bán toàn thị trường trong 28 phiên nêu trên. So với tổng số 820 triệu cổ phiếu được xác định đã khớp lệnh thành công từ ngày 1/12/2021 đến 10/1/2022, nhóm này đã mua đồng thời  23 triệu và bán ra 98 triệu cổ phiếu FLC.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước