Hành trình gây dựng sự nghiệp của Co-Founder DTX Asia Quang Thái: Không có sai lầm đáng nhớ nhất, chỉ có sai lầm phải mất nhiều tiền nhất
BÀI LIÊN QUAN
Chân dung hai anh em ruột rủ nhau bỏ học để khởi nghiệp: Là những tỷ phú trẻ nhất thế giới, sở hữu đế chế tỷ 95 tỷ USDChân dung người đàn ông vực dậy, kiếm tiền tỷ bằng việc bán hàng online: Từng bỏ học cấp 3, 17 tuổi tập đầu tư cổ phiếu, 31 tuổi ôm khoản nợ 2 tỷ đồngTheo Trí thức trẻ, DTX - công ty của Quang Thái là 3 ký tự của Direct to Everyone nghĩa là bán hàng trực tiếp đến khách hàng. Đây được xem là triết lý kinh doanh của DTX Asia với mong muốn đại diện cho các local brand (thương hiệu trong nước) đem sản phẩm tới tận tay của người tiêu dùng. Ở thời điểm hiện tại, DTX Asia đang sở hữu 3 local brand bao gồm đồng hồ Curnon, kính mắt WeeHours và hình xăm tạm thời Inkaholic.
Đạt doanh thu 2 tỷ chỉ sau 6 tháng nhưng lại sớm phá sản
Chia sẻ về lý do khởi nghiệp, Quang Thái cho biết, trước đây anh từng theo học ngành thiết kế nội thất tại Đại học Mỹ. Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân thì anh đã làm đúng với chuyên ngành bản thân theo đuổi trước khi về nước. Khi về Việt Nam, trong một năm đầu tiên anh vẫn tiếp tục đảm nhận công việc tại công ty kiến trúc của Nhật Bản. Trong quá trình trải nghiệm, Quang Thái đã nhận thấy được sự khác biệt giữa học và làm. Nhiều vấn đề thực tế không như anh kỳ vọng, từ môi trường làm việc, văn hóa hay tác phong công sở,... Tất cả những điều này đã khiến cho cuộc sống của anh Thái giống như một vòng luẩn quẩn. Không mong muốn cuộc sống nhàm chán nên anh Thái đã lựa chọn đi tìm cơ hội mới.
Cũng tại thời điểm đó, anh đã nhìn lại những trải nghiệm của bản thân có được tại Mỹ với các mô hình kinh doanh hay ho. Và trong quá trình nghiên cứu thì anh được truyền cảm hứng bởi dịch vụ hộp quà, hàng tháng đã có mặt ở nước ngoài nhưng lại chưa phát triển ở Việt Nam. Chớp lấy cơ hội này, không nghiên cứu nhiều, vào năm 2015 anh Thái đã thành lập 2Guys1Box để kinh doanh các sản phẩm “subscription box” dành cho nam đầu tiên ở Việt Nam.
Và để có thể được hưởng các hộp quà này, khách hàng chỉ cần đăng ký dịch vụ và chờ nhận quà hàng tháng. Và cứ 5 - 6 món phụ kiện thì sẽ được đựng bên trong một chiếc hộp với mức giá là khoảng 16 USD, đây là mức rẻ hơn nhiều so với việc khách hàng phải mua lẻ từng món.
Bản thân anh Thái không biết gì về quảng cáo, trong tháng đầu tiên chỉ bán được 20 hộp quà. Và với suy nghĩ ngây thơ thì anh đã mang những hộp quà đi tặng những KOL. Theo đó, anh đã tự nhấn lời mời kết bạn trên facebook và gửi lời nhắn muốn tặng sản phẩm để cho họ trải nghiệm và nhận về feedback. Một cách thần kỳ là chỉ sau 20 - 30 hộp tặng mọi người là số lượng đơn hàng đã bắt đầu bùng nổ. Đến tháng thứ hai thì 100 hộp quà của anh Thái đã bán hết trong thời gian 2 ngày, sang tháng thứ 3 là 300 hộp được chuyển đến tay khách hàng chỉ trong thời gian 1 ngày. Đến tháng thứ 4 thì 500 hộp quà được bán hết chỉ trong thời gian 12 tiếng. Trong thời gian 6 tháng, từ con số tròn trĩnh anh Thái đã đạt được mức doanh thu 2 tỷ đồng.
Cũng bởi vì phát triển nhanh nhưng lại thiếu kinh nghiệm nên anh ngủ quên trên chiến thắng, không có sự phân tích hay đánh giá nào tiếp theo. Những sai lầm cứ thế nối tiếp sai lầm ngay sau đó, khi anh bắt đầu mở rộng kinh doanh. Anh Quang Thái bộc bạch: "Đi lên nhanh và lao dốc cũng nhanh, sau 6 tháng đầu tiên, doanh thu bắt đầu chững lại, chỉ đạt 100-150 triệu đồng/tháng. Không đủ chi phí để vận hành, tôi buộc phải đóng cửa mô hình kinh doanh sau đó".
Sau khi dừng 2Guys1Box, anh Thái đã tham gia một sự kiện chia sẻ của các founder về hành trình khởi nghiệp được tổ chức bởi một tổ chức phi lợi nhuận. Và anh Thái cảm thấy may mắn thì gặp được anh Đức. Sau khi nói chuyện và chia sẻ thì cả hai đều có chung tầm nhìn về việc xây dựng nên một công ty bao gồm các thương hiệu bán lẻ phục vụ cho nhóm khách hàng là thế hệ gen Z. Anh Thái tâm sự: "2 anh em chúng tôi bắt đầu nghiên cứu, phát triển và hình thành ra thương hiệu đồng hồ Curnon - đứa con đầu tiên của DTX Asia. Tình cờ thay, thời gian sau, chúng tôi gặp Huy, một người có đam mê các sản phẩm cơ khí cùng chung mục tiêu xây dựng thương hiệu dành cho người trẻ. Vậy là chúng tôi bắt tay nhau và xây dựng công ty".
Nói về lý do đồng hồ được lựa chọn là sản phẩm đầu tiên, anh Thái cho hay, thực ra bản thân anh không phải là người mê đồng hồ. Thay vì sản phẩm thì anh đam mê làm thương hiệu, thổi một linh hồn vào cảm xúc của sản phẩm và đại diện cho tiếng nói của các thế hệ trẻ. Còn về lý do lựa chọn đồng hồ bởi vì xuất phát trừ việc anh nhìn vào chỉ số sale của những hộp quà kinh doanh của 2Guys1Box. Anh đã nhận thấy những hộp quà có phụ kiện đồng hồ bên trong thường sẽ bán chạy hơn. Sau thời gian tập tành nghiên cứu thị trường thì anh đã nhìn ra chưa tồn tại thương hiệu đồng hồ thời trang nào của Việt Nam. Chớp lấy cơ hội muốn trở thành đơn vị đầu tiên, anh Thái đã hình thành nên Curnon vào năm 2017.
DTX quyết định tìm brand có tiềm năng và trải qua "thung lũng chết"
Chia sẻ về ý tưởng xây dựng một ngôi nhà của các thương hiệu Việt, anh Quang Thái cho biết, điều tiên là xuất phát từ những khó khăn mà người trẻ khởi nghiệp như anh phải trải qua khi bắt đầu phát triển quy mô của công ty. Và với mô hình này thì anh mong muốn có thể xây chung sức để có thể đẩy nhanh tiến độ phát triển cho các local brand mới. Tất nhiên thì đây là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi, cụ thể, DTX Asia cso quyền dẫn dắt thương hiệu còn founder trẻ sẽ nhận được tiền hoặc quyền lợi để tiếp tục hành trình khởi nghiệp của bản thân. Ngoài ra, với kinh nghiệm của những người phát triển thương hiệu thì anh Thái tin rằng trong tương lai gen Z sẽ lựa chọn các sản phẩm local thay vì global. Dĩ nhiên là sẽ có sự khác nhau giữa các ngành hàng. Đối với mặt hàng mỹ phẩm thì người tiêu dùng vẫn tin tưởng và lựa chọn các sản phẩm global. Trên thực thế thì không phải vì khả năng gia công hay sản xuất của Việt Nam kém mà xuất phát từ sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm họ đặt lên da của mình. Tuy nhiên thì anh Thái tin rằng chỉ trong thời gian từ 2,5 - 3 năm nữa thì mọi thứ sẽ thay đổi. Còn với ngành hàng thời trang, ở thời điểm hiện tại, thế hệ gen Z không còn phải lăn tăn gì khi lựa chọn các sản phẩm global. Mặt khác thì chi tiêu khả dụng trong phạm vi thu nhập của người trẻ đang ngày càng được gia tăng. Anh Thái nhấn mạnh: "Với tất cả những lý do trên, chúng tôi xây dựng DTX Asia theo mô hình của một House of Brands (tạm dịch: Ngôi nhà của những thương hiệu)".
Được biết, vào năm 2021, DTX Asia đã tiến hành dịch chuyển toàn bộ doanh nghiệp để theo đuổi mô hình E-commerce rollup có nghĩa là sáp nhập những thương hiệu bán lẻ đáp ứng đủ tiêu chuẩn cho sự đồng nhất vào dưới cùng một tổ chức để đem lại hiệu quả về vận hành cũng như tăng trưởng. Và với mô hình này, công ty của anh Thái hy vọng có thể tìm ra các local brand có tiềm năng, đã trải qua thung lũng chết (từ 12 - 18 tháng đầu tiên) đồng thời có được chỗ đứng trên thị trường. Sau đó thì DTX Asia sẽ đưa họ về chung một mái nhà để tiến hành mở rộng và phát triển thương hiệu. Cùng với kinh nghiệm của những người trẻ khởi nghiệp thì đội ngũ nhân sự có sẵn, khả năng sale trong lĩnh vực bán lẻ cùng các kênh và cách phân phối thì DTX Asia sẽ đưa một thương hiệu có doanh thu từ 300 triệu đồng/tháng lên con số 2 tỷ đồng/tháng từ 1 - 1,5 năm thay vì 3 - 4 năm nếu tự là. Và thay vì số lượng thương hiệu gia nhập vào DTX Asia, công ty đã tiến hành giới hạn phạm vi hoạt động kinh doanh của thương hiệu đó. Theo đó, DTX Asia chỉ mua và sáp nhập các thương hiệu có cùng mã gen có thể tuân thủ theo một công thức và cách thức vận hành chung. Như hiện tại thì công ty của anh Thái không thể mua một thương hiệu về công nghệ bởi hàm lượng nghiên cứu, công thức phát triển sản phẩm, kênh phân phối khác so với thương hiệu đồng hồ, kính mắt, hình xăm tạm thời được vận hành.
Khi nhìn vào hiện trạng thị trường của các thương hiệu phát triển theo mô hình D2C tại Việt Nam vẫn còn khá nhỏ. Hiện tại Shopee đã có gần 500.000 nhà bán hàng, tuy nhiên số rất nhỏ trong nhóm đó đạt mức doanh thu 1 tỷ đồng/tháng, tỷ trọng GMV đến từ nhà bán hàng online vẫn đang phần lớn đến từ Social commerce (tức những nhà bán hàng cá nhân trên các trang mạng xã hội ví dụ như Facebook, Instagram và Tiktok). Chính vì thế mà ngoài việc đi tìm các thương hiệu đã làm từ 0 - 1 thì DTX Asia lại muốn tham gia đóng góp cho nền phát triển của hệ sinh thái D2C bằng việc đào tạo và ươm mầm cho những founder trẻ có mong muốn tạo ra các thương hiệu local trong tương lai.
Bí quyết để các founder của DTX Asia chỉ trong vòng 1-1,5 năm đưa doanh thu của một thương hiệu từ 300 triệu/tháng lên con số 2 tỷ đồng/tháng, anh Quang Thái cho hay: "Hiện nếu nhìn vào cấu trúc vận hành của một thương hiệu bán lẻ, bất kỳ đơn vị nào cũng đều phải có đầy đủ các mắt xích khối vận hành như kế toán, quản lý kho và phân phối, phân tích dữ liệu và công nghệ, nhân sự… Nếu các phòng ban có đặc thù mang tính vận hành của một tổng công ty có thể tái cấu trúc thành những phòng centralized và phục vụ cho tất cả các thương hiệu thì sẽ đem lại hiệu quả không chỉ về mặt vận hành mà còn giúp ích về mặt chi phí cho toàn bộ hệ thống".
Bên cạnh đó, khi các nhóm nhân lực trực thuộc từng thương hiệu thay vì phải nghiên cứu cũng như phát triển một cách độc lập thì có thể cross-learn từ những thương hiệu khác với những buổi trao đổi kinh nghiệm và được thiết lập một cách có chiến lược. Cũng vì những yếu tố này mà DTX Asia sáp nhập một thương hiệu vào hệ thống thì sẽ có khả năng phát triển một cách nhanh chóng hơn thay vì đơn vị đó làm các công việc tương tự một cách độc lập.