meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hãng mỹ phẩm đình đám một thời rơi vào hoàn cảnh khó khăn, buộc phải đệ đơn phá sản

Thứ hai, 20/06/2022-10:06
Sự gián đoạn nguồn cung trên toàn cầu ảnh hưởng nặng nề đến hãng mỹ phẩm Revlon buộc họ là “nạn nhân” tiếp theo đệ đơn phá sản.

Vừa qua, vào ngày 15/6, Revlon - hãng sản xuất mỹ phẩm nổi tiếng tại Mỹ đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản lên toà án New York. Hồ sơ cho biết Revlon là nạn nhân tiếp theo của sự gián đoạn chuỗi cung ứng - điều khiến chi phí nguyên liệu vật liệu sản xuất tăng mạnh. Công ty gặp ngày càng nhiều khó khăn khi các nhà cung cấp bắt đầu yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt trong khi đó họ thường yêu cầu thời gian thanh toán trong vòng 75 ngày.

“Chẳng hạn, sẽ cần 35-40 nguyên liệu thô và một số thành phần cấu thành cho một thỏi son Revlon. Để sản phẩm có thể được bán ra thị trường, mỗi thành phần đều rất quan trọng. Trước tình trạng thành phần cần thiết khan hiếm, sự cạnh tranh trong việc mua nguyên liệu có sẵn là rất lớn”, theo Robert Caruso, người được thuê làm giám đốc tái cấu trúc Revlon, viết trong đơn gửi tòa án.


Revlon đệ đơn phá sản
Revlon đệ đơn phá sản

Hãng mỹ phẩm 90 năm tuổi lao đao trước tình trạng thiếu hụt nguồn lao động và tỷ lệ lạm phát leo thang. Ngoài ra, Revlon cũng không đủ sức để cạnh tranh với các thương hiệu dồn lực vào Internet mới nổi trong những năm qua như Fenty Beauty của Rihanna hay Kylie Cosmetics của Kylie Jenner. Đại dịch covid-19 kéo dài cũng khiến thời gian giao hàng từ năm 2020 bị ảnh hưởng và chi phí vận chuyển tăng cao.

Trong hồ sơ có đề cập tài sản và nợ phải trả từ 1 đến 10 tỷ USD của Revlon. Cổ phiếu của hãng mỹ phẩm này đã lập tức giảm tới 44% ngày 16/6 sau thông tin về đệ đơn phá sản. Thực tế cho thấy ngày mùng 9/6, cổ phiếu công ty đã giảm một nửa giá trị và chỉ sau hôm đó, truyền thông đã đưa tin về vụ phá sản tiềm năng của Revlon.

Reuters cho biết Revlon được thành lập bởi anh em Charles và Joseph Revson cùng Charles Lachman với tư cách là một công ty bán sơn móng tay vào năm 1932. Bước sang năm 1985, MacAndrews & Forbes đã mua lại Revlon và niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ 11 năm sau.

Năm 2016, Revlon mua lại Elizabeth Arden (hãng mỹ phẩm và nước hoa gồm Britney Spears và nước hoa Christina Aguilera) với mức giá 870 triệu USD nhằm cản trở sự cạnh tranh của người nổi tiếng.

Revlon vốn là thương hiệu được phụ nữ toàn cầu yêu thích trong lịch sử 90 năm. Thế nhưng, công ty dần bị lu mờ trong những năm gần đây và gặp những khó khăn khi cạnh tranh với các đối thủ được hậu thuẫn bởi Rihanna hay Kylie Jenner.

So với năm 2017, doanh số của Revlon năm ngoái đã giảm 22%. Nhiều cửa hàng của Revlon tại Mỹ đã mất chỗ đứng trên kệ hàng vào tay đối thủ vì không thể chuyển sang sản xuất các sản phẩm chăm sóc da một cách nhanh chóng.

Chẳng hạn như Coty đã chiếm được thị phần nhờ gia tăng đầu tư để cải thiện nguồn cung và đáp ứng nhu cầu với son môi và mascara sau đại dịch.

Revlon không chỉ đối mặt với những sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường mà còn phải loay hoay, xoay sở với những khoản nợ khổng lồ. Những yếu tố này đã khiến hãng mỹ phẩm đình đám một thời buộc phải đệ đơn phá sản.

Revlon từng gây chú ý với một sự việc cách đây 2 năm. Đó là Citibank thay mặt họ chuyển nhầm 900 triệu USD cho một nhóm các chủ nợ của hãng mỹ phẩm.

Được biết, ngân hàng định trả một khoản lãi nhỏ thay cho Revlon nhưng lại chuyển nhầm cả gốc. Sau đó, bên cho vay đã không chịu trả lại khoản 500 triệu USD. Sau cùng, tòa án quyết định những bên đã nhận tiền không cần phải hoàn trả lại số tiền bị chuyển nhầm.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước