Hàng loạt “văn phòng nhà đất” trở thành quán bia hơi, trà đá
Hết thời đất nền, các văn phòng nhà đất ngừng hoạt động
Theo Tuổi trẻ, thị trường bất động sản đã bước vào thời kỳ hạ nhiệt vài tháng gần đây khi khắp nơi xuất hiện những biển rao bán giảm giá nhà, đất, các sàn giao dịch tự phát treo biển đóng cửa, cho thuê lại mặt bằng…
Báo cáo thông tin về thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng cho thấy, trong quý II/2022, giá nhà ở riêng lẻ và đất nền cho việc xây dựng nhà ở thuộc các dự án trong quý vừa qua có xu hướng tăng giá chậm lại, thậm chí không có biến động tại hầu hết các địa phương.
Tại Hà Nội, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đất nền tại một số địa phương từng xuất hiện những cơn “sốt nóng” đỉnh điểm như Thạch Thất, Quốc Oai, Gia Lâm, Đông Anh,... nay vẫn có mức giá tăng nhưng lại ghi nhận sự suy giảm mạnh cả về mức độ quan tâm và lượng người tìm kiếm.
Hà Nội: Đất nền Đông Anh, Gia Lâm, Thạch Thất, Quốc Oai hiện tại ra sao sau những đợt sốt nóng?
Sau khi những cơn sốt qua đi, hiện nay đất nền tại một số địa phương từng là tâm điểm sốt đất lại ghi nhận sự sụt giảm mạnh về mức độ quan tâm và lượt tìm kiếm. Tuy nhiên, giá bán tại các khu vực này lại không hề giảm đi mà liên tục leo thang.Vì sao làn sóng đầu tư đất nền tập trung ở Quốc Oai – Hà Nội?
Huyện Quốc Oai đang trở thành điểm đến của giới đầu tư, nơi đây có nguồn cung đất nền dồi dào bậc nhất thị trường Hà Nội với nhiều lợi thế để phát triển đô thị trong tương lại không xa. Vì thế, Quốc Oai đang đang chuyển mình trở thành khu vực đáng chú ý nhất của giới đầu tư bất động sản hiện nay.Bất động sản phía Tây Hà Nội: Vì sao nhà đầu tư săn tìm đất nền Quốc Oai?
Những năm qua, thị trường bất động sản phía Tây Hà Nội luôn nóng. Trong đó, huyện Quốc Oai đang được các nhà đầu tư đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển bậc nhất. Bởi nơi đây tập trung nhiều dự án bất động sản, du lịch và an sinh lớn sắp được triển khai.Trong đó, đất nền Thạch Thất có mức tăng giá bán là 17% nhưng lượng tâm cùng lượt tìm kiếm 2% so với năm ngoái. Giá bán đất nền Quốc Oai tăng 20% nhưng mức độ quan tâm giảm 24%; Đất nền Gia Lâm tăng giá 27% nhưng mức độ quan tâm giảm 20%; Tương tự, đất nền Đông Anh tăng giá tới 31% nhưng mức độ quan tâm cũng giảm mạnh tới 29%.
Một khảo sát mới đây cho thấy, ngay những ngày đầu tháng 8 tại khu vực huyện Quốc Oai - Thạch Thất, thị xã Sơn Tây (Hà Nội), chỉ cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 20km, hiện thị trường bất động sản rất đìu hiu dù khu vực này từng có những cơn “sóng ảo” suốt 2 năm qua. Trở tại thời điểm đại dịch Covid - 19, trên tuyến đại lộ Thăng Long từ đoạn huyện Quốc Oai tới huyện Thạch Thất dài khoảng 4km có thể thấy nhan nhản biển quảng cáo rao bán đất nền, nhà vườn,...
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, những biển quảng cáo bất động sản đã bị tháo sạch sẽ, thay vào đó là các biển quảng cáo cửa hàng ăn uống, nhà xưởng, nhiều sàn giao dịch tự phát có tình trạng “đóng cửa cài then”.
Trong những ngày cuối cùng của tháng 7, “sàn giao dịch” của vợ chồng chị Khương (tại xã Phú Cát, huyện Quốc Oai) không tiếp được bất kỳ khách hàng nào hỏi mua đất mà chỉ có những thanh niên trong làng ngồi lê la uống trà đá.
Chị Khương chia sẻ: “Ngoài đất nền thì đất thổ cư mảnh lớn tới đất nhà vườn tại khu vực này đợt trước được khách hàng tìm mua nhiều nhất. Nhưng tới nay thì chả còn khách nào nền chồng tôi quyết định chuyển nghề, tôi thì bán trà đá”. Người này cho biết, vào thời điểm đại dịch, thị trường đất đai sốt nóng thì vợ chồng chị ngày nào cũng túc trực ở “sàn giao dịch” của gia đình để tư vấn cho khách hàng.
Cách “sàn giao dịch” của vợ chồng chị Khương khoảng vài km, từ đại lô Thăng Long đi vào xã Phù Cát đã từng xuất hiện khoảng 20 sàn giao dịch bất động sản tự phát trong giai đoạn đất sốt nóng. Những biển quảng cáo khổ lớn giới thiệu về đất nền tới nay đã biến mất, chỉ còn sót lại duy nhất một điểm tư vấn bất động sản nhưng cũng không thấy khách ra vào.
Không chỉ riêng Quốc Oai, một số quận ngoại thành như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức,... cũng từng có những sàn giao dịch tự phát mọc lên như nấm, nhưng tới nay đều đóng kín cửa. Trong số này, chỉ riêng khu đô thị Vân Canh (huyện Hoài Đức) hiện tại vẫn còn một sàn giao dịch trụ lại, tuy nhiên chỉ hoạt động èo uột, khác xa với hình ảnh nhộn nhịp hồi cuối năm 2021, đầu năm 2022.
Anh Đức - Một môi giới tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức cho hay: “Hiện giờ không những không có khác mua mà tới người bán cũng chẳng có, trong khi giá đất thì liên tục tăng cao nên anh em môi giới phải chuyển sang nghề khác kiếm sống, đợi khi nào thị trường nóng lại thì mới quay về hoạt động. Nhiều văn phòng trước đó chốt đơn hàng ngày giờ đã chuyển sang bán bia hơi, trà đá,...”.
Môi giới “tay ngang” không trụ được với nghề
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, cả nước có trên 300.000 người hoạt động nghề môi giới, tuy nhiên thực tế chỉ có khoảng 10.000 người được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định.
Theo lãnh đạo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nếu thị trường gặp tình trạng trầm lắng, nhiều người không hoạt động được thì chắc chắn phải tìm kiếm công việc khác. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng, thực trạng hiện nay của thị trường gặp khó khăn nhưng không "đóng băng". “Thị trường khó khăn thì tính cạnh tranh sẽ cao hơn, chắc chắn sẽ có sự sàng lọc,...”.
Trong khi đó, TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhìn nhận, nhiều khu vực thuộc vùng nông thôn có dấu hiệu phân lô và ngay cả ở những đô thị có quy hoạch, tuy nhiên cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội lại không được đầu tư chú trọng. Do đó dẫn tới việc bất động sản phát triển khó bền vững.
Chuyên gia kinh tế TS Đinh Thế Hiển cho hay, không có ngành nghề nào là xấu hay tốt thực sự, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì nhiều môi giới bất động sản đã chuyển sang làm việc khác là rất hợp lý bởi cung đã vượt quá cầu.
"Những người giỏi được đào tạo bài bản để làm kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh nhưng nghề môi giới có thời điểm đã "hút" họ nay không còn việc làm chuyển qua làm công việc khác thì rất tốt, theo đúng quy luật thị trường" - Ông Hiển nói.
Vị chuyên gia cho rằng, tại Mỹ, nghề môi giới phải có kiến thức, am hiểu về bất động sản và có trách nhiệm giúp bên mua và bên bán tránh được những vướng mắc pháp lý. "Họ quy định mọi giao dịch phải thông qua môi giới, thanh toán qua ngân hàng, như vậy nghề môi giới phải rất chuyên nghiệp…” - Ông Hiển nói thêm.