Hàng loạt tỉnh mạnh tay “tuyên chiến” với chuyển nhượng BĐS “hai giá” để trốn thuế
BÀI LIÊN QUAN
Điều tra xử lý nghiêm hành vi chuyển nhượng BĐS có dấu hiệu trốn thuếCông văn mới của Bộ Tài Chính: Quy định "nóng" về chuyển nhượng bất động sảnGiải đáp: Đất trồng cây lâu năm có được chuyển nhượng không?“Siết” chuyển nhượng bất động sản “ hai giá”
Vào trung tuần tháng 12 năm 2021, Bộ Tài chính có văn bản số 14257 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố và Tổng cục thuế về việc chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.
Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị các tỉnh, thành hướng dẫn người dân, doanh nghiệp kê khai đúng giá chuyển nhượng bất động sản, nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước. UBND tỉnh, thành phố trao đổi, cung cấp cho cơ quan thuế để quản lý chặt chẽ đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản của người dân, doanh nghiệp.
Lý giải hiện tượng đẩy giá đất nền ở Hoà Bình, nhà đầu tư tranh nhau “ôm”
Nếu so với thời điểm ba năm trước đến quý I/2022, giá trị các lô đất nền bám trục đường lớn ở tỉnh Hoà Bình đã tăng nhiều lần, thậm chí vài chục lần. Đây là lý do khiến các nhà đầu tư nhanh chóng chuyển từ thị trường bất động sản thủ đô sang xứ Mường để kiếm lời.Giá đất khu vực tuyến đường vành đai 4 đi qua ở Mê Linh bây giờ ra sao?
Bất động sản huyện Mê Linh (TP.Hà Nội) trong những năm gần đây được ví như thỏi nam châm hút các nhà đầu tư lớn nhỏ đổ bộ vào, nguyên nhân là xuất hiện hàng loạt thông tin về quy hoạch như: quy hoạch lên quận, quy hoạch đô thị ven sông Hồng và mới nhất là tuyến đường vành đai 4 đi qua.Bất ngờ với giá đất xung quanh điểm đầu của đại dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
Giá đất hiện tại ở xã Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội) điểm đầu của tuyến đường vành đai 4 chưa có những dịch chuyển nhiều sau các thông tin quy hoạch gần đây.Bộ Tài chính cũng yêu cầu các đơn vị công chứng, các cơ quan nhà nước hướng dẫn người dân, chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản kê khai trên hợp đồng công chứng theo giá mua bán thực tế. “Giá kê khai trên hợp đồng thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế là hành vi vi phạm pháp luật về thuế sẽ bị xử lý theo quy định”, văn bản của Bộ Tài chính khẳng định.
Ngày 13/2, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành văn bản số 1273 chỉ đạo các sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh BĐS. Các ban ngành như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố được huy động để tham gia việc chống chuyển nhượng bất động sản “hai giá”.
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khẳng định, việc kê khai giá chuyển nhượng bất động sản thấp hơn giá trị thực sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tiếp đó, ngày 19/2, Sở Tư Pháp tỉnh Quảng Bình đã có văn bản số 290 về việc chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS. Sở Tư pháp tỉnh yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng phải yêu cầu các doanh nghiệp, người dân kê khai đúng giá trị bán, chuyển nhượng BĐS để tránh thất thu ngân sách.
Bên cạnh đó, Sở Tư pháp tỉnh này còn yêu cầu xử lý hành vi ký gửi, ký chờ nhằm trốn thuế trong các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản. Trong năm 2022, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình sẽ tang cường các hoạt động thanh tra, kiểm soát các tổ chức hành nghề công chứng tiếp tay cho việc kê khai mua bán nhà thấp hơn giá trị thực để trốn thuế. Tất cả các vi phạm sẽ được chuyển sang Phòng Cảnh sát kinh tế của Công an tỉnh để xử lý.
Thực tế, tại các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, khi xuất hiện những cơn sốt đất một cách phi lý, chính quyền đã có những cảnh báo về hành vi trốn thuế khi chuyển nhượng, kinh doanh bất động sản.
Cụ thể, từ giữa năm 2021, Cục Thuế Hà Nội đã lên tiếng cảnh báo thực trạng vi phạm pháp luật khi kê khai giá chuyển nhượng bất động sản không đúng với hợp đồng mua bán để trốn thuế.
Khi đó, Cục Thuế Hà Nội đã có thư gửi đến từng tổ chức kinh tế, hộ gia đình, các cá nhân thực hiện thủ tục mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất về vấn đề này.
Cục Thuế Hà Nội khẳng định rằng, việc bán nhà “hai giá” tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý đối với bên mua khi xảy ra khiếu nại, khiếu kiện. Người mua nhà sẽ vướng phải những phiền phức không đáng có. “Việc kê khai đúng giá bán cũng đang là bảo vệ chính quyền lợi của người bán cũng như người mua bất động sản”, đại diện Cục Thuế Hà Nội khẳng định.
Đừng vì cái lợi trước mắt
Trả lời phóng viên dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Nguyễn Huy An, Trưởng Văn phòng Luật sư Huy An cho rằng, tình trạng mua bán, chuyển nhượng bất động sản mà người bán, người mua thông đồng với nhau, kê khai giá thấp hơn so với giá bán thực đã xảy ra từ lâu. Đây rõ ràng là hành vi trốn thuế và gây thất thu ngân sách.
“Thực tế là có nhiều vụ việc, mảnh đất được bán cả tỷ đồng nhưng khi kê khai giá bán trên hồ sơ họ chỉ ghi một hay vài tram triệu để trốn thuế. Việc này gây thất thu thuế cho nhà nước”, Luật sư Huy An nói.
Theo Luật sư Huy An, trong những năm gần đây, công tác chống thất thu thuế được các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện mạnh và sát hơn. Đầu năm 2022, Bộ Tài chính đã có công văn số 438 gửi Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan công an địa phương phối hợp với các cục thuế điều tra xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế. Việc này nhằm răn đe, ngăn chặn và truy thu thuế cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, các hình thức trốn thuế trong mua bán, chuyển nhưỡng bất động sản vẫn xảy ra.
Trưởng Văn phòng Luật sư Huy An cho rằng, việc kê khai giá trị chuyển nhượng bất động sản thấp hơn giá trị thực để thực hiện hành vi trốn thế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, tại điều 200 Bộ Luật Hình sự năm 2015 có quy định về việc trốn thuế có thể bị xử phạt đến 7 năm tù và phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề đến 5 năm đối với hành vi này.
Cùng quan điểm, Luật sư Nguyễn Văn Hùng (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) thông tin, trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản tính đến thời điểm hiện tại chỉ có một biện pháp tính thuế là đánh thuế thu nhập cá nhân 2% trên giá trị hợp đồng. Chính vì vậy, khi chuyển nhượng, bên mua và bên bán thống nhất dìm giá xuống đến mức “khó chấp nhận nổi” khi khê khai.
“Chúng ra không thể tưởng tượng nổi ở những mảnh “đất vàng” tại Hà Nội, rộng cả gần 100 m2 mà khi người mua, kẻ bán ra công chứng giá trị chuyển nhượng chỉ có vài trăm triệu đồng. Ngân sách Nhà nước thất thu rất nhiều tiền từ việc này”, Luật sư Hùng nói.
Vị này nói thêm, nhiều người mua, bán bất động sản đang vì cái lợi trước mắt mà chấp nhận rủi ro sau này. Bởi mặc dù hợp đồng trên đã được công chứng nhưng vẫn có thể bị tòa tuyên vô hiệu bởi vốn hợp đồng đó đã vi phạm pháp luật. Lúc này, rắc rối về thủ tục pháp lý khiến cả bên mua và bán đều chịu thiệt và rất mệt mỏi. Mà bên mua thiệt thòi hơn cả vì có thể họ mua để đầu cơ đất nhưng rắc rối về thủ tục pháp lý không thể bán được. Khi bên bán trả lại đúng bằng số tiền lúc mua thì bên mua đã bị “chôn vốn” một thời gian dài.
Luật sư Hùng chia sẻ: “Vấn đề này cũng cần phải nhắc đến vai trò của văn phòng công chứng. Rõ ràng là khi hai bên đưa ra hợp đồng thuận tình mua bán, văn phòng công chứng thấy đầy đủ giấy tờ có thể tiến hành công chứng. Tuy nhiên, nếu thấy giá bán thấp một cách phi lý họ cũng cần có động thái mạnh như từ chối công chứng hoặc báo cho cơ quan nhà nước có chức năng trong việc này”.