meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hàng chục nghìn cư dân “mắc kẹt” khi hơn 20.000 căn hộ ở TP.HCM bị “treo” sổ hồng

Thứ sáu, 24/03/2023-09:03
Theo thống kê, tại TP.HCM hiện nay có hơn 20.000 căn hộ tại ở quận 7 và huyện Nhà Bè chưa được cấp sổ hồng. Theo các cơ quan chức năng, một trong số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chủ đầu tư chây ỳ trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với cơ quan nhà nước.

Thua thiệt đủ bề vì bị “treo” sổ hồng

Lâu nay, hình ảnh người dân căng băng rôn đòi chủ đầu tư giao sổ hồng căn hộ tại các khu chung cư không còn quá xa lạ. Thậm chí, tại nhiều khu đô thị, qua 3-4 cái Tết, cư dân hò hét nhau đi đòi quyền lợi nhưng chủ đầu tư vẫn cố tình chây ỳ trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Nhiều nơi, họ hứa hẹn qua loa rồi sau đó chuyện đâu lại về đó khiến cư dân vô cùng bức xúc.

Mới đây, tại buổi giám sát của HĐND TP với UBND quận 7, UBND huyện Nhà Bè về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất (sổ hồng) tại các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn TP, nhiều người bất ngờ khi thông tin 2 quận huyện này có đến hơn 20.000 căn hộ chưa được cấp sổ hồng.


Việc người dân căng băng rôn đòi sổ đỏ tại các chung cư không hiếm ở thành phố lớn.
Việc người dân căng băng rôn đòi sổ đỏ tại các chung cư không hiếm ở thành phố lớn.

Cụ thể, theo thống kê, tại quận 7, TP.HCM, trong 56 chung cư được đưa vào sử dụng từ 1/7/2014 có đến 29 chung cư và 2 dự án nhà ở riêng lẻ với gần 17.000 căn hộ chưa được cấp giấy chứng nhận. Tương tự, tại huyện Nhà Bè có 21 dự án hoàn thành sau 1/7/2014. 21 dự án này cung cấp ra thị trường tổng số hơn 12.600 căn hộ. Trong đó có hơn 3.800 căn hộ chưa được cấp.

Mới chỉ 2 quận huyện mà có đến hơn 20.000 căn hộ chưa được cấp sổ hồng, đây là một con số quá lớn. Nhiều người đặt câu hỏi, nếu tính chung tại TP.HCM thì có đến bao nhiêu căn hộ bị “om” sổ hồng?

Được biết, có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chủ đầu tư chưa thể trả sổ hồng cho cư dân. Thứ nhất, vướng mắc về việc nhiều dự án chưa xác định tiền sử dụng đất phải đóng, hoặc xác định được nhưng chủ đầu tư cũng chậm đóng nên ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy. Thứ hai, không ít dự án đang bị kiểm tra hoặc nằm tromg việc kiểm tra nên việc cấp sổ bị chậm. Thứ ba, tại huyện Nhà Bè đang xảy ra thực trạng một số dự án sử dụng vào mục đích hỗn hợp như làm căn hộ lưu trú (căn hộ cho thuê) hoặc văn phòng kết hợp lưu trú nên chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận.

Chị Nguyễn Thị Phương, một cư dân chung cư trên địa bàn huyện Nhà Bè chia sẻ: “Gia đình tôi về đây được 4 năm rồi. Khi mua nhà, chủ đầu tư họ dỗ ngon, dỗ ngọt rằng chỉ chưa đầy 1 năm sau ngày nhận nhà sẽ có sổ hồng. Thế nhưng, càng đợi thì càng mất hút. Trong các cuộc đối thoại ban quản trị, ban quản lý với cư dân, rất nhiều lần chúng tôi nêu ý kiến đòi chủ đầu tư phải trả sổ hồng. Tuy nhiên, câu trả lời cư dân nhận được chỉ là “đang thực hiện” và sau đó lại không thấy họ nhắc gì đến nữa”.

Sau này, chị Phương và các cư dân tìm hiểu ra mới biết, sở dĩ chủ đầu tư khất lần, khất lượt việc trả sổ hồng là do họ đã cầm cố chung cư này vào ngân hàng để lấy tiền thực hiện dự án khác. Tuy nhiên, do dự án kia chưa bán được hàng nên không có tiền trả ngân hàng.

“Dù nhiều cư dân đã trả hết cả gốc lẫn lãi rồi nhưng không biết mặt ngang mũi dọc cái sổ hồng như thế nào. Không có nó, chúng tôi không thể cầm cố vay vốn ngân hàng để làm ăn. Gần Tết năm 2022, chúng tôi kéo nhau lên tận trụ sở của chủ đầu tư gặp ông Tổng giám đốc. Ông này hứa rằng, quý 3 năm 2023 sẽ có sổ hồng cho bà con. Nhưng bị lừa nhiều lần rồi, chúng tôi không ít nữa. Yêu cầu ông ấy viết biên bản thì ổng không chịu”, chị Phương kể.

Còn anh Phạm Văn Bình ở quận 12 thì muốn bán căn hộ mình đang ở để chuyển lên căn rộng hơn nhưng chẳng ai dám mua. Bởi chung cư của anh đã vào ở hơn 3 năm nhưng vẫn chưa được cấp sổ hồng. Người dân đã năm lần bảy lượt căng băng rôn “rợp trời” đòi quyền lợi nhưng chủ đầu tư vẫn lặng thinh. Anh Bình cũng đăng bán mấy lần và giải thích cho khách là cả chung cư chưa có sổ hồng chứ không phải riêng căn hộ của anh. Tuy nhiên, họ nói rằng không an tâm khi bỏ cả đống tiền mua nhà ở tòa nhà hơn 3 năm chưa sổ. Bán rẻ hơn giá bình thường họ cũng lắc đầu không mua.

Chế tài đã có, vì sao chủ đầu tư vẫn chây ỳ?

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lệ, chủ tịch HĐND TP.HCM cho rằng, việc đáp ứng nhu cầu, việc đảm bảo quyền lợi cho dân còn nhiều khó khăn. Vì thế, các cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát, thanh kiểm tra để chủ đầu tư không xây dựng trái quy định, chây ỳ trong việc thực hiện trách nhiệm, tránh trường hợp để xảy ra rồi mới xử phạt.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM phân tích, có 2 nhóm chung cư bị chậm trả sổ hồng cho cư dân. Thứ nhất là chủ đầu tư xây dựng sai phép dẫn đến công trình chưa hoặc không được nghiệm thu. Tuy nhiên, trước đó họ đã cho dân vào ở. Trường hợp này, cư dân bị thiệt kép khi vừa sống trong điều kiện không an toàn vừa không có sổ hồng. Thứ hai là trường hợp chủ đầu tư dự án chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất… dẫn đến việc cấp sổ bị dừng lại. Đây là quan hệ giữa chủ đầu tư dự án với cơ quan nhà nước và không liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ của khách hàng mua nhà.


Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA.

“Tôi cho rằng, đối với trường hợp thứ 2, cơ quan nhà nước nên tách ra xử lý riêng để giải quyết cấp sổ hồng trước cho khách hàng. Đồng thời yêu cầu chủ đầu tư thực hiện các nghĩa vụ còn lại”, ông Lê Hoàng Châu nêu quan điểm.

Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn Luật sư hà Nội) cho rằng, chúng ta đã có quy định và chế tài xử phạt các chủ đầu tư chây ỳ trong việc thực hiện nghĩa vụ trả sổ hồng cho cư dân. Bởi theo quy định tại Điều 13, Luật Kinh doanh Bất động sản 2014, chủ đầu tư nhà chung cư có trách nhiệm làm thủ tục xin cấp sổ hồng cho người mua căn hộ trong vòng 50 ngày, kể từ ngày bàn giao căn hộ. Nếu có trường hợp thỏa thuận khác giữa hai bên thì không tính.

Vì thế, khi chủ đầu tư thực hiện sai luật, sai cam kết, người dân hoàn toàn có thể kiện ra tòa để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Luật cũng quy định rất rõ, đối với chủ đầu tư chậm trả sổ hồng cho cư dân từ 12 tháng trở lên, số lượng trên 100 căn hộ có thể phải chịu ức phạt tiền lên từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. “Tuy nhiên, quy định đã có, chế tài đã có nhưng việc xử phạt hầu như rất ít. Bởi người dân cũng không muốn tham gia vào vụ kiện tụng rất mất thời gian. Vì thế, các chủ đầu tư được đà tiếp tục chây ỳ trong việc thực hiện trả sổ hồng cho người dân”, Luật sư Huy An nói.

Cát Tho
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 giờ trước