meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hai lần bán nhà trả nợ vì lãi suất ngân hàng

Thứ tư, 29/03/2023-10:03
Trong vòng 10 năm, hai lần gia đình anh Hải Anh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vay ngân hàng mua nhà, thế nhưng lại phải bán để trả nợ. Giấc mơ “an cư lạc nghiệp” của gia đình anh Hải Anh đang rơi vào… bi thảm.

“Năm 2014, sau khi cưới nhau được 4 năm, hai vợ chồng chúng tôi gom góp tiền mua 1 căn hộ ở Hoàng Mai. Thời điểm đó, giá căn hộ khá nhẹ nhàng với hai vợ chồng, chỉ khoảng 14 triệu đồng/m2. Căn hộ của chúng tôi chỉ tầm hơn 60m2, phù hợp với gia đình 3 người như chúng tôi. Thế nhưng lần đầu mua nhà, kinh nghiệm chưa có, chúng tôi đã gặp phải sai lầm”, anh Hải Anh (38 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ.

Anh Hải Anh quê ở Nam Định. Theo chia sẻ của anh, biết điểm hạn chế của mình là dân “tỉnh lẻ” nên kể từ khi đi học đại học, anh đã ý thức được việc, muốn thoát khỏi “luỹ tre làng” thì phải cố gắng nhiều hơn và giấc mơ “có nhà ở thành phố” cũng bắt đầu từ đó.


Gói vay ngân hàng không phù hợp chính là điều đầu tiên khiến áp lực trả nợ của người mua nhà căng thẳng hơn
Gói vay ngân hàng không phù hợp chính là điều đầu tiên khiến áp lực trả nợ của người mua nhà căng thẳng hơn

“Lần đầu tiên mua nhà, chưa có kinh nghiệm, chúng tôi lựa chọn gói vay ngắn hạn với hi vọng có thể là “đòn bẩy” để hai vợ chồng làm việc nhiều hơn, trả nợ sớm hơn. Thời điểm đó, số tiền phải trả mỗi tháng lên tới 20 triệu đồng và vào thời điểm 2013 không phải là số tiền nhỏ. Sau một quãng thời gian gồng gánh, chấp nhận cắt giảm hầu hết chi phí, cả hai vợ chồng vẫn không thể cõng nổi khoản nợ trên. Cuối cùng dù không muốn lắm, thế nhưng chúng tôi đành phải bán nhanh căn hộ trên để trả nợ dứt khoát”, anh Hải Anh chia sẻ.

Không lâu sau khi mua nhà, gia đình anh Hải Anh lại tiếp tục trở về cảnh thuê nhà để ở. Sau 5 năm bắt đầu với việc chuyển trọ hết lần này tới lần khác, việc mệt mỏi ngày càng gia đình đối với gia đình anh, nhất là sau khi vợ chồng anh có con thứ 2.

“Thời điểm vợ chồng chúng tôi sinh cháu thứ 2, cảnh 4 người chen chúc trong một không gian chật hẹp khiến ý nghĩ thôi thúc về việc phải có một căn nhà để có thể ổn định cuộc sống, và hơn hết không thể để con cái nay đây mai đó giống mình, nhất là khi con gái lớn bước vào học cấp 1. Và chúng tôi quyết định vay mượn để mua nhà. Thế nhưng không biết đây có phải là lựa chọn sai lầm lần 2 khi ước muốn bị đẩy cao hơn so với thực tế hay không?”.

Năm 2019, gia đình anh Hải Anh quyết định vay mượn ngân hàng để mua thêm 1 căn hộ khác tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Rút kinh nghiệm lần mua nhà trước kia, vợ chồng anh đã lựa chọn một gói vay kéo dài hơn. Thế nhưng so với thời điểm 2014, giá bất động sản đã tăng cao hơn, và khoản vay của anh chị cũng nhiều thêm.


Câu chuyện của gia đình anh Hải Anh về việc bán nhà để trả nợ lãi suất ngân hàng không phải là chuyện hiếm gặp ở thời điểm hiện tại
Câu chuyện của gia đình anh Hải Anh về việc bán nhà để trả nợ lãi suất ngân hàng không phải là chuyện hiếm gặp ở thời điểm hiện tại

“Chúng tôi cũng lấy bài học của lần mua nhà trước kia để tìm cho mình 1 khoản vay giảm tải gánh nặng trong 1 tháng. Chúng tôi quyết định lựa thời gian vay 20 năm. Thời điểm 3 năm đầu tiên khi mua nhà, vợ chồng chúng tôi vẫn đảm bảo được các nguồn thu, thu nhập vẫn ổn định. Thế nhưng thời điểm Covid-19 xảy ra, bắt đầu có nhiều thay đổi. Thời điểm năm 2022, gia đình chúng tôi bắt đầu bước vào thời kì khủng hoảng về chi phí sinh hoạt cũng như trả nợ. Và cuối năm 2022, khó khăn lại bắt đầu bủa vây”.

Theo anh Hải Anh, vợ chồng anh cũng đã khảo sát nhiều nơi mới tìm được căn hộ hợp túi tiền. Và cuối cùng, khoản vay 50% giá trị căn hộ đã “thiết lập” trong vòng 20 năm. Thế nhưng thời điểm nền kinh tế khó khăn thời điểm 2022 tới nay khiến gia đình anh luôn trong tình trạng nơm nớp như ngồi trên đống lửa.

“Lãi suất ngân hàng ngày một tăng khiến chúng tôi không kịp trở tay. Hơn 3 năm trả nợ, thế nhưng thời điểm sau 3 năm, số tiền chúng tôi trả lãi ngân hàng hàng tháng không những không giảm đi mà còn tăng thêm. Nếu như thời điểm mua nhà, chúng tôi trả gần 20 triệu đồng/tháng thì thời điểm hiện tại, khoản trả nợ đã hơn mức ban đầu. Không những thế, chúng tôi còn vay mượn mua 1 chiếc xe ô tô để đưa đón con cái đi học đỡ mưa nắng. Cuối năm 2022 vừa qua, khi cảm thấy số nợ không thể gồng gánh được, chúng tôi đã quyết định bán ô tô để trả nợ”.

Thực tế, lãi suất tiết kiệm đang không cao so với lãi suất ngân hàng. Và lãi suất ngân hàng chỉ tăng chứ không hề giảm. Trong khi theo anh Hải Anh, lãi suất ngân hàng của gia đình anh trong năm 2023 anh tính áng chừng sẽ phải gần 200 triệu trong khi số tiền vay gốc giảm ít.

“Vợ chồng chúng tôi đã bàn tính, quyết định lại phải bán căn hộ để trả hết khoản nợ, không thể gồng gánh thêm nữa. Ra Tết, chúng tôi đã quyết định rao bán căn hộ đang ở để không thể mãi vật vộn trong gánh nặng cạn kiệt tài chính”, anh Hải Anh ngậm ngùi.


Thực tế, lãi suất tiết kiệm đang không cao so với lãi suất ngân hàng. Và lãi suất ngân hàng chỉ tăng chứ không hề giảm
Thực tế, lãi suất tiết kiệm đang không cao so với lãi suất ngân hàng. Và lãi suất ngân hàng chỉ tăng chứ không hề giảm

Theo gia đình anh Hải Anh, vợ chồng anh cũng đã tiếp một số khách có nhu cầu mua nhà và đã nhận đặt cọc của 1 gia đình. Và nếu mọi việc thuận tiện, cuối tháng 3/2023, gia đình anh sẽ chuyển đi để bàn giao căn hộ cho chủ mới.

“Tôi cũng đã đi tìm một căn hộ với diện tích nhỏ hơn để thuê. Thực tế, số tiền mà vợ chồng tôi bán căn hộ để trả nợ và còn dư lại chưa bằng số tiền chúng tôi bỏ vốn ra ban đầu nữa. Nếu nhìn theo góc độ kinh doanh, đây chắc chắn là một khoản đầu tư lỗ vì phải gánh một khoản lãi cao. Chúng tôi cũng không biết được, bao lâu nữa vợ chồng chúng tôi hay những người có thu nhập thấp mới thực hiện được giấc mơ “an cư lạc nghiệp” nữa. Và đến bao giờ, ngân hàng mới có lãi suất cố định để những người chịu lãi ngân hàng mua nhà mới có thể an tâm hơn”.

Thực tế, câu chuyện của gia đình anh Hải Anh không phải là chuyện hiếm gặp ở thời điểm hiện tại khi vay tiền mua nhà. Nhiều chuyên gia đánh giá, lãi suất ở mức hơn 12%/năm như thời điểm hiện tại khiến rất nhiều người khó khăn khi phải trả nợ ngân hàng, ngay cả khi họ có thu nhập tốt. Bởi lẽ, việc tiếp cận nguồn vay đang khó khăn, hạn mức tăng trưởng room tín dụng đang dần cạn kết và chủ trưởng của cơ quan quản lý, ngân hàng chính là kiểm soát chặt rủi ro tín dụng bất động sản.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

Xử lý vi phạm PCCC tại chung cư: Các công trình không thể khắc phục phải chuyển đổi công năng

Tài khoản bỗng dưng "bốc hơi" và hành trình gian nan đi đòi lại tiền của chính mình

Ngăn tình trạng người đi xe đạp vi phạm giao thông bằng cách tăng xử phạt

Đề xuất nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng đấu giá biển số đẹp xong bỏ cọc

Cơ hội giảm 50% phí trước bạ vẫn đang "treo", hãng xe gặp áp lực kép với tháng cô hồn

Động đất ở Kon Tum: Dự báo sẽ còn tiếp diễn, cường độ khó vượt qua 5,5 độ Richter

Hà Nội: Người dân chật vật "vượt lũ" ở hầm chui bằng xe kéo

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

21 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

21 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

21 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

21 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

21 giờ trước