Hackathon là gì? Những điều thú vị về hackathon bạn chưa biết
BÀI LIÊN QUAN
Công nghệ thông tin tiếng Anh là gì?Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin sẽ làm việc gì?Công nghệ số và công nghệ thông tin khác nhau như thế nào?Tìm hiểu các lợi ích của công nghệ thông tin mà bạn nên biếtTìm hiểu sự ra đời và khái niệm hackathon là gì?
Hackathon chính xác là thuật ngữ xuất hiện vào những năm 1999, từ Hội thảo Javaone, khi mà ban tổ chức đề xuất tạo ra một cuộc thi lập trình dựa trên ứng dụng nền tảng của ngôn ngữ lập trình Java.
Và lúc đó, với chủ đề “Truyền dữ liệu giữa các máy Palm cầm tay qua cổng hồng ngoại” thì nó đã mang lại được tiếng vang trên toàn thế giới và lọt vào danh sách các cuộc thi hàng đầu toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ.
Hackathon là thuật ngữ kết hợp giữa hack và marathon, và cả hai từ này có lẽ cũng đã quá quen thuộc đối với các bạn.
Hack là từ thể hiện việc giải quyết và xử lý vấn đề bằng cách sử dụng những phương pháp tối ưu, hiệu quả trong một thời gian nhanh nhất có thể của giới công nghệ, còn marathon thì không chỉ là cuộc thi chạy mà nó còn có nghĩa là sự ganh đua giành giải thứ tự.
Đây cũng không chỉ đơn giản chỉ là một cuộc thi phát triển phần mềm, mà nó còn giống như một sự kiện lớn mà các chuyên gia lập trình phần mềm hoặc chuyên gia liên quan trong ngành phát triển phần mềm sẽ hợp tác với nhau để hoàn thành một số dự án phần mềm nào đó trong khoản thời gian ngắn.
Các thông tin có liên quan về cuộc thi Hackathon
Mỗi cuộc thi hackathon đều có những chủ đề và mục tiêu khác nhau, chúng thường được tổ chức giống như một sân chơi mà tại đó các chuyên gia lập trình tạo ra được những ứng dụng hay phần mềm như biến thể hệ điều hành và ứng dụng di động, nâng cấp địa chỉ website hoặc trò chơi video,...
Ngoài ra cũng nhiều nhóm tham gia thi hackathon chỉ đơn giản với mục đích tìm ra các giải pháp mang tính công cộng như giao thông, giáo dục hay tệ nạn hoặc ứng phó thảm họa,....
Điều cần thực hiện trước khi tổ cuộc hackathon là gì?
Đó chính là xác định được đúng mục tiêu của hackathon, bên cạnh đó là việc xây dựng quy tắc rõ ràng và có thể coi đây chính là bước quan trọng tiếp theo của hackathon.
Và đương nhiên đối tượng tham sự cũng sẽ được thông báo về nhiệm vụ, quy chế cùng cả thời gian phân bổ hợp lý để các thí sinh có thể chuẩn bị và tham khảo trong khi tạo ra sản phẩm của mình để phù hợp nhất có thể.
Các vòng thi trong Hackathon
Trong mỗi cuộc thi đều có 3 vòng gồm: Vòng ý tưởng, code tập trung và vòng cuối cùng chính là thuyết trình sản phẩm.
Đối với vòng ý tưởng, các đội thi cũng sẽ tiến hành gửi cho ban tổ chức về ý tưởng sản phẩm đó, nếu họ đánh giá tốt về sự sáng tạo, khả năng thành công và có thể áp dụng được vào thực tiễn thì đội đó sẽ tiếp tục được vào vòng 2.
Trong vòng 2, các đội cũng sẽ tiếp tục tập trung tại một địa điểm nào đó, để tiến hành code tập trung, và biến ý tưởng tuyệt vời đó thành sản phẩm cụ thể.
Vòng 3 chính là vòng thuyết trình cũng như demo sản phẩm mà mình đã tạo ra trước ban giám vào những đội dự thi khác.
Ưu nhược điểm của Hackathon là gì?
Ưu điểm của Hackathon
Sau khi đã tham khảo những nội dung được chia sẻ ở trên thì bạn cũng có thể thấy được đây là mô hình thi này rất là hữu ích, chúng mang lại cho chúng ta thêm nhiều sản phẩm tuyệt vời để áp dụng vào thực tiễn, thậm chí còn có thể đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế - xã hội.
Nhiều chuyên gia cho rằng Hackathon là một cơ hội kết nối với các cá nhân sở hữu nền tảng kỹ thuật cao siêu lại với nhau và từ đó đã tạo ra được một team hùng hậu cùng xử lý cũng như giải quyết các vấn đề, và đương nhiên còn cùng nhau đưa ra những ý tưởng để tạo ra và phát triển sản phẩm.
Đối với những cuộc thi Hackathon tổ chức ra không chỉ để tiếp nhận những ý tưởng mới mà còn giúp cho đối tượng tham gia có thể phát huy tài năng, mở mang tầm hiểu biết đồng thời trau dồi được nhiều kỹ năng để bổ trợ cho việc làm công nghệ thông tin trong tương lai.
Ngoài ra các bạn còn được gặp gỡ và giao lưu, trao đổi kiến thức với nhiều người tài giỏi hơn trong cùng lĩnh vực công nghệ thông tin, tình đồng đội cũng sẽ từ đó đi lên. Đôi khi bạn cũng có cớ để được đi du lịch đâu đó nhờ vào địa điểm tổ chức hackathon.
Mặt hạn chế của Hackathon
Mặc dù những ưu điểm rõ ràng nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế không phải là ai cũng biết. Hạn chế đầu tiên các bạn nên biết chính là việc lên ý tưởng làm sao để được vượt qua được vòng 1 không phải là chuyện đơn giản.
Nhiều chuyên gia cũng còn phải mất ăn mất ngủ để nghĩ các ý tưởng, nhưng đến khi phác họa ý tưởng thì lại là điều không thể. Trong khi việc sàng lọc hay đánh giá ý tưởng đó cũng chưa có tính chính thức, nên rất khó để phân định đâu mới là tiêu chuẩn của từng ban tổ chức.
Đối với bất kỳ một cuộc gia nào, sự giới hạn thời gian là một trong những đặc điểm của hackathon, nó thường được diễn ra từ 1 - 3 ngày, thậm chí là cả tuần và đó chính là khoảng thời gian vô cùng căng thẳng.
Trong thời gian không dài cũng không ngắn đó, các đối tượng đã tham gia vào cuộc thi hackathon đều phải giao lưu và làm quen nhau để thống nhất được mặt công nghệ, ngồi viết source code liên tục để có thể hoàn thành sản phẩm trước khi kết thúc.
Một số sản phẩm và ứng dụng nổi tiếng của cuộc thi hackathon
Hiện nay đây cũng là các cuộc thi thu hút được nhiều nhà đầu tư và công ty tài trợ để vừa tìm ra được nhân tài và vừa để mở rộng được tầm ảnh hưởng. Đôi khi giải thưởng dành cho đội thắng cuộc là rất lớn, vì vậy mà nó dần dần trở nên phổ biến và thu hút được nhiều chuyên gia hơn.
Hai ông chủ của Google và Facebook cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi hackathon nội bộ để kích thích tư duy và phát huy khả năng sáng tạo vô biên của nhân viên.
Đối với Google thì việc tài trợ cuộc thi sẽ tập trung chủ yếu vào hệ điều hành Android, khai thác API của google+. Paypal cũng đã thành công với chủ đề thanh toán qua mạng thông qua hackathon.
Các bạn có biết những tính năng like và timeline hay Chat của Facebook không? Đó chính là những sản phẩm được tạo bởi cuộc thi huyền thoại hackathon nội bộ của Facebook.
Một sản phẩm của hackathon nữa là Groupme, ứng dụng chat này đã được tạo ra vào năm 2010 và nhận được 10 triệu USD đầu tư, chỉ sau một năm đã được Skype mua lại với giá 80 triệu USD.
Tổng kết
Như vậy, bạn đã hiểu về Hackathon là gì và những điều thú vị về cuộc thi này. Đây là những cuộc thi lớn về công nghệ thông tin hứa hẹn sẽ giúp người dự thi học hỏi được nhiều thứ thậm chí có thể trở nên nổi tiếng. Nếu bạn đang có ý tưởng vào về công nghệ thông tin thì đừng ngại thử nó.