meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

GS. Nguyễn Mại: Vốn FDI vào sản xuất là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023

Thứ năm, 09/02/2023-11:02
Theo Chủ tịch VAFIE, năm 2022 chúng ta đã chứng kiến dòng vốn FDI toàn cầu đã chảy mạnh vào Việt Nam. Đây là một tín hiệu sáng về FDI chất lượng cao của những nhà đầu tư hàng đầu thế giới đối với việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất.  

Doanhnhan.vn đưa tin, báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/02/2023 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh cùng với giá trị góp vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 1,69 tỷ USD. 

Đáng chú ý, Singapore trở thành nhà đầu tư lớn nhất khi chiếm đến 63,7% tổng vốn đăng ký cấp mới cùng với 767,6 triệu USD. Vị trí tiếp theo thuộc về Trung Quốc với 198,2 triệu USD, chiếm 16,4%; tiếp đến là Israel 60 triệu USD, chiếm 5%; HongKong (Trung Quốc) với 47,8 triệu USD, chiếm 4% và cuối cùng là Hàn Quốc với 38,5 triệu USD, chiếm 3,2%.


Theo nhìn nhận của GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, năm 2022 chính là năm mà vốn FDI thực hiện cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây
Theo nhìn nhận của GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, năm 2022 chính là năm mà vốn FDI thực hiện cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây

Các chuyên gia cho rằng, dòng vốn FDI vẫn giữ vững phong độ về việc giải ngân sẽ trở thành động lực lớn cho nền kinh tế, đặc biệt phải kể đến ngành chế biến chế tạo. Theo nhìn nhận của GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, năm 2022 chính là năm mà vốn FDI thực hiện cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, tăng khoảng 13,5% so với năm trước và đạt gần 22,4 tỷ USD. 

Cụ thể, GS. Nguyễn Mại cho biết: “Lần đầu tiên, chúng ta có chất lượng cùng với hiệu quả thu hút FDI dù vốn cam kết giảm thế nhưng vốn thực hiện lại ở mức cao nhất từ trước đến nay. Do đó, số lượng quan trọng nhưng chất lượng còn quan trọng hơn”. Theo Chủ tịch VAFIE, năm 2022 chúng ta đã chứng kiến dòng vốn FDI toàn cầu đã chảy mạnh vào Việt Nam. Đây là một tín hiệu sáng về FDI chất lượng cao của những nhà đầu tư hàng đầu thế giới đối với việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất.  

Vốn FDI vào sản xuất là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế

Chủ tịch VAFIE cho rằng, tín hiệu lạc quan này vẫn kéo dài sang năm 2023. Ngoài Apple, Microsoft, những ông lớn công nghệ khác như Foxconn hay Intel cũng đã đầu tư tại Việt Nam và ngày càng mở rộng quy mô.

Trong thời gian qua, Samsung đã đầu tư vào Việt Nam 1,5 tỷ USD, LG cũng rót thêm 1 tỷ USD. Ngoài ra, doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng đã được Ban quản lý khu công nghiệp của Hà Nội cấp phép sản xuất linh kiện cho Boeing và linh kiện tàu thủy, shinkansen…


Dòng vốn FDI vẫn giữ vững phong độ về việc giải ngân sẽ trở thành động lực lớn cho nền kinh tế, đặc biệt phải kể đến ngành chế biến chế tạo
Dòng vốn FDI vẫn giữ vững phong độ về việc giải ngân sẽ trở thành động lực lớn cho nền kinh tế, đặc biệt phải kể đến ngành chế biến chế tạo

Các chuyên gia đánh giá, thị trường sản xuất thiết bị bán dẫn tại Việt Nam năm 2023 sẽ rất sôi động. Theo GS. Nguyễn Mại, trong năm nay sẽ có nhiều sản phẩm bán dẫn nguồn mà thế giới cần được sản xuất tại Việt Nam. 

Theo báo cáo từ ngân hàng HSBC, Việt Nam đã khởi đầu năm 2023 cùng dòng vốn FDI mới đầy khả quan là 1,2 tỷ USD. Nếu tính cả số vốn điều chỉnh, con số ghi nhận là gần 1,7 tỷ USD. Dù công nghệ toàn cầu đang có chu kỳ đi xuống trong ngắn hạn, nhiều công ty công nghệ vẫn đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, những dự án mới nhất đến từ nhà sản xuất màn hình của Trung Quốc BOE với kế hoạch đầu tư lên tới 400 triệu USD để xây dựng hai nhà máy tại nước ta.

Các doanh nghiệp châu  u cũng thể hiện được cái nhìn lạc quan tương tự. Điều này có thể thấy được một cách rõ nét thông qua khảo sát hàng quý mới nhất của Hiệp hội Doanh nghiệp Châu  u (Eurocham) tại Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia HSBC, tổng vốn đầu tư FDI năm 2022 sụt giảm nhưng vốn FDI trong lĩnh vực sản xuất vẫn vô cùng vững vàng. Điều này đã thể hiện rõ thế cạnh tranh của Việt Nam trong mảng này.

Thu hút FDI một cách có chọn lọc 

Dòng vốn FDI vô cùng quan trọng với nền kinh tế, đây là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên thực tế, vẫn còn một số doanh nghiệp FDI chuyển giá và lợi dụng sơ hở pháp luật, hạch toán lỗ dù có lãi. Theo GS. Nguyễn Mại, nếu muốn hạn chế tình trạng này thì các cơ quan quản lý cần tiến hành rà soát, nắm rõ được thông tin đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất; đồng thời nắm rõ con số và giá cả lên xuống thông qua hoạt động giao dịch xuất nhập khẩu.


Dòng vốn FDI vô cùng quan trọng với nền kinh tế, đây là điều không thể bàn cãi
Dòng vốn FDI vô cùng quan trọng với nền kinh tế, đây là điều không thể bàn cãi

Bên cạnh đó, cơ quan thuế cũng cần có hệ thống hóa đơn điện tử và hạch toán trên hệ thống. Đặc biệt, ngành thuế cần phải công khai, minh bạch, tuyệt đối không tiếp tay cho những người trốn thuế. Hệ thống quản lý thuế cần cải cách hơn nữa để có thể đạt chuẩn mực quốc tế trong hạch toán về thuế, từ đó có thể chống chuyển giá và chống thất thu thuế.

Liên quan đến vấn đề này, TS. Nguyễn Bích Lâm - Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, thực tế cho thấy vẫn có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam nhằm tránh các tác động của chiến tranh thương mại, đồng thời tận dụng FTA của Việt Nam. Vị chuyên gia này chia sẻ: “FDI đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, thế nhưng mặt trái của FDI đối với kinh tế Việt Nam đếm từ việc một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã tận dụng FTA của Việt Nam ký với các nước để đầu tư xuất khẩu”.

Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê bổ sung: “Qua một số phương tiện truyền thông của Trung Quốc, tôi được biết rằng nước này đang muốn biến Việt Nam trở thành vùng đệm để xuất khẩu, từ đó tránh được câu chuyện cạnh tranh với Mỹ. Chính vì thế, trong thời gian tới chúng ta cần cẩn trọng với FDI, chú ý để xuất siêu hoặc ít nhất là giữ cân bằng với thị trường Mỹ hay EU, tránh bị lợi dụng trong câu chuyện FTA”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước