GRDP là gì? Khám phá những thông tin bổ ích về GRDP
BÀI LIÊN QUAN
Voucher là gì? Hiệu quả sử dụng Voucher trong các chiến lược MarketingTổng hợp những chiến dịch marketing thành công ở Việt NamChiến lược Marketing là gì? Phương pháp xây dựng chiến lược hiệu quả nhấtMột số thông tin liên quan đến GRDP là gì?
GRDP là gì?
GRDP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Gross Regional Domestic Product, được hiểu là tổng sản phẩm quốc tính trong phạm vi địa bàn, khu vực nhất định.
Cụ thể hơn thì GRDP chính là kết quả cuối cùng mà các doanh nghiệp sản xuất đóng góp vào nền kinh tế chung của địa bàn tỉnh, thành phố hay khu vực nào đó.
Tại Việt Nam, GRDP là một thuật ngữ kinh tế được dùng với mục đích thể hiện chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, có giá trị lớn khi khái quát. Từ đó nhằm đánh giá toàn bộ các giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trên địa bàn trong một khoảng thời gian nhất định.
GRDP bình quân đầu người là gì?
GRDP bình quân đầu người là cách tính tổng sản phẩm trên mỗi người tại địa phương, khu vực nhất định. Đây là một trong những chỉ tiêu thống kê kinh tế tổng hợp tạo cơ sở để đánh giá kết quả sản xuất cũng như mức thu nhập bình quân của mỗi người tính theo từng năm. Thông qua kết quả này có thể nhận thấy được sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các khu vực.
Mức tăng trưởng GRDP là gì?
Tăng trưởng GRDP được hiểu là sự thay đổi tích cực theo chiều hướng đi lên của các chỉ số GRDP. Hay nói cách khác thì đây là sự tăng tỷ lệ tăng trước của hoạt động sản xuất và các sản phẩm tự có trong vùng.
Chỉ số này sẽ được sử dụng để so sánh với những kỳ sản xuất của năm trước nhằm thống kê, đánh giá về khả năng tăng trưởng trong khu vực.
Chỉ tiêu đánh giá GRDP
Chỉ tiêu đánh giá GRDP là những con số được đặt ra cho mục tiêu phát triển của một năm mới sau khi đã hoàn tất tổng kết của năm cũ. Chỉ tiêu này sẽ phản ánh mục tiêu mà địa phương hướng tới trong hoạt động sản xuất hàng hóa, khả năng cung ứng dịch vực vào năm tiếp theo.
Có hai loại chỉ tiêu cơ bản là chỉ tiêu đạt được và chỉ tiêu đặt ra. Để hoàn thành được các chỉ tiêu này thì hệ thống hoạt động từ trên xuống dưới trong bộ máy quản lý nhà nước phải thực hiện đồng bộ, bài bản, chuyên nghiệp.
Đồng thời các đơn vị phải hiểu rõ được GRDP là gì, cũng như có phương pháp tính toán chỉ số này hiệu quả. Chỉ có như vậy mới có thể dễ dàng nắm bắt được chính chỉ số GRDP để định hướng phát triển kinh tế trong các giai đoạn tiếp theo.
Chỉ số GRDP có nội dung như thế nào?
Từ việc tìm hiểu GRDP là gì, những góc độ khác nhau chỉ số GRDP sẽ thể hiện những nội dung riêng biệt, cụ thể như sau:
- Xét trên góc độ sản xuất: chỉ số GRDP thể hiện giá trị sản xuất không tính thêm phí trung gian.
- Xét trên góc độ thu nhập: nội dung chỉ số GRDP sẽ thể hiện các giá trị bao gồm thuế, giá trị thặng dư trong kỳ của hoạt động sản xuất, giá trị khấu hao của các tài sản cố định và khoản thu nhập của người lao động.
- Xét trên góc độ sử dụng: chỉ số GRDP thể hiện giá trị tổng của toàn bộ nền kinh tế trong phạm vi địa bàn, khu vực nhất định. Tại góc độ này, nội dung của chỉ số sẽ thể hiện những hoạt động tiêu dùng cuối cùng của đối tượng kinh tế dựa trên hai yếu tố bao gồm sự chênh lệch trong hoạt động xuất nhập khẩu cùng với tích lũy tài sản.
Tầm quan trọng của chỉ số GRDP trong hoạt động kinh tế
Dựa trên những thông tin liên quan đến GRDP là gì chúng ta có thể thấy được chỉ số này có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh tế, sản xuất.
Chỉ số GRDP giúp phản ánh một cách rõ ràng các giá trị tăng thêm của ngành nghề trong kinh trong phạm vi địa bàn, khu vực nơi mà doanh nghiệp đang hoạt động trong một khoảng thời gian xác định.
Trên cơ sở đó sẽ có đánh giá chính xác nhất về sự phát triển và đóng góp của doanh nghiệp đối với địa phương. Đồng thời giúp nền kinh tế toàn khu vực được bao quát, tránh trường hợp bị bỏ sót hay lặp lại các kết quả sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị.
Bên cạnh đó chỉ số GRDP cũng thể hiện xác thực về tốc độ tăng trưởng trong tổng thể cũng như tình hình tăng trưởng riêng biệt của từng ngành nghề cụ thể. Qua đó Nhà nước sẽ so sánh rõ ràng được về tình hình, tốc độ phát triển giữa các địa phương với nhau trên phương diện hàng hóa, dịch vụ. Kịp thời đề ra các phương án, biện pháp điều phối, phát triển phù hợp nhất với nền kinh tế tại từng địa phương.
Phương pháp tính chỉ số GRDP
Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu GRDP là gì chính là phương pháp tính GRDP sao cho hiệu quả, chính xác. Để tính được chỉ số GRDP bạn có thể vận dụng một trong ba phương pháp sau đây:
Tính GRDP theo phương pháp sản xuất
Công thức tính: GRDP = VA + T - S
Trong đó:
- VA: là tổng giá trị tăng thêm của các ngành nghề kinh tế
- T: thể hiện thuế nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ vào địa phương
- S: khoản trợ cấp sản xuất sản phẩm trong địa phương
Có thể hiểu phương pháp tính này là tổng sản phẩm trên địa bàn bằng tổng của giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu sản phẩm trừ đi khoản trợ cấp.
Tính GRDP theo phương pháp thu nhập
Chỉ số GRDP tính theo phương pháp thu nhập là dựa trên mức thu nhập của từng cá nhân, từng hộ gia đình có hộ khẩu, sinh sống cũng như làm việc tại địa phương.
Công thức tính: GRDP = I + T+ A + S
Trong đó:
- I: là thu nhập của người lao động từ hoạt động sản xuất ( có thể tính bằng hiện vật hoặc tiền)
- T: thể hiện thuế sản xuất, không bao gồm phần được trợ cấp
- A: mức độ khấu hao tài sản
- S: chỉ khoản thu nhập hỗn hợp hoặc thặng dư sản xuất.
Tính GRDP theo phương pháp sử dụng
Công thức tính GRDP theo phương pháp sử dụng như sau:
GRDP = C + G + I + (X - M)
Trong đó:
- C: mức chi tiêu tình cho hộ gia đình
- G: tổng chi tiêu tính từ hệ thống chính quyền nhà nước
- I: khoản đầu tư của nhà kinh doanh hoặc tài sản tích lũy
- X - M: là khoản xuất khẩu ròng trừ đi tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu.
Lời kết
GRDP là một chỉ số có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất, phát triển của nền kinh tế. Nắm bắt được một cách chính xác, rõ ràng các thông tin về GRDP là gì sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về nền kinh tế. Để từ đó không ngừng nỗ lực tạo ra cơ hội cho bản thân, đóng góp công sức vào sự tăng trưởng nền kinh tế chung của khu vực và đất nước.