meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Grab chịu lỗ ròng 3,6 tỷ USD dù đã mạnh tay chi đậm cả tỷ USD để khuyến mãi

Thứ tư, 09/03/2022-18:03
Việc cạnh tranh giữa các công ty công nghệ trong thời kì đại dịch và sau đại dịch đang khiến cuộc đua trở nên nóng hơn bao giờ hết. Trong đó, Grab đã tung ra hàng loạt những khuyến mãi, giảm giá nhưng vẫn chịu thua lỗ nặng.

Grab là một trong những ứng dụng công nghệ nổi bật và phổ biến tại châu Á với lĩnh vực hoạt động chính là gọi xe di chuyển và giao nhận hàng. Hiện nay, Grab đã có mặt tại 8 quốc gia và đang tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động trong tương lai. Tuy nhiên, với sự phát triển và cạnh tranh ngày càng lớn Grab đang dần để mất vị trí hàng đầu của mình và gặp phải không ít khó khăn dù đã cố gắng cải thiện tình hình.


Grab đang dần để mất vị trí hàng đầu của mình trong mảng ứng dụng công nghệ
Grab đang dần để mất vị trí hàng đầu của mình trong mảng ứng dụng công nghệ

Grab chịu lỗ ròng 3,6 tỷ USD

Trong báo cáo kết quả tài chính năm 2021, Grab đã khiến nhiều người phải ngạc nhiên khi lần đầu tiên công khai số liệu kinh doanh sau khi trở thành doanh nghiệp niêm yết với sự kiện lên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ) vào tháng 12/2021. Năm ngoái, tổng giá trị giao dịch trên nền tảng của Grab (GMV) tăng 29% so với năm 2020 tương đương với việc đạt giá trị 16 tỷ USD. Doanh thu cả năm của siêu ứng dụng này chạm mốc 675 triệu USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số đáng để ngưỡng mộ trong thời kì đại dịch nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.

Tuy nhiên, hàng loạt chi phí phát sinh cũng đã khiến cho Grab gặp phải một số khó khăn như công ty vẫn kinh doanh dưới giá vốn. Hàng loạt khoản đầu tư cho các hoạt động bán hàng, marketing, quản lý doanh nghiệp, nghiên cứu phát triển (R&D) đã ngốn của doanh nghiệp này hơn 1,1 tỷ USD. Do đó, Grab ghi nhận khoản lỗ thuần 1,6 tỷ USD từ hoạt động kinh doanh. Không những vậy Grab còn phải chi một khoản chi phí tài chính khổng lồ khoảng gần 2 tỷ USD cho hoạt động trong suốt một năm qua, đã khiến công ty lỗ ròng 3,6 tỷ USD vào năm 2021. Như vậy, đã 2 năm liên tiếp Grab lỗ ròng vượt mức 2  tỷ. Năm 2020, siêu ứng dụng này đã lỗ sau thuế 2,7 tỷ USD.


Hoạt động của Grab đã gặp phải nhiều khó khăn trong năm 2021
Hoạt động của Grab đã gặp phải nhiều khó khăn trong năm 2021

Mặc dù tình hình của công ty đã lỗ ròng 2 năm liền nhưng ông Anthony Tan - CEO Grab khẳng định biên lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) điều chỉnh đã cải thiện. Song trên thực tế năm 2021, EBITDA điều chỉnh của Grab 1 vẫn âm 842 triệu USD. Mức cải thiện không hề đáng kể khi tỷ suất EBITDA trên GMV từ mức âm 6% trong năm 2020 đã giảm còn âm 5%.  Trong báo cáo doanh thu tổng kết năm 2021, tổng tài sản của Grab đạt hơn 11 tỷ USD, tăng gần 6 tỷ USD so với năm 2020. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này đạt hơn 8 tỷ USD, nợ phải trả chiếm hơn 3 tỷ USD. Như vậy, Grab sẽ phải đối diện với một khoản lỗ khá lớn.

Chi hơn 1 tỷ USD giảm giá, khuyến mãi vẫn không thể cứu vãn

Năm 2021, Grab công bố đã có 24,1 triệu người dùng sử dụng ứng dụng của họ thường xuyên vào hàng tháng, con số này đã giảm nhẹ so với 2020 do dịch bệnh diễn ra nên các nước khu vực Đông Nam Á thực hiện lệnh đóng cửa, giãn cách nên nhu cầu di chuyển sụt giảm khiến cho lượng khách của Grab cũng giảm theo. Tuy nhiên, giá trị giao dịch bình quân của mỗi khách hàng với Grab trong cả năm qua đạt 666 USD, tăng 31% so với năm 2020. Siêu ứng dụng này cũng cho biết hiện họ cả hai lĩnh vực gọi xe (71% thị phần) và giao đồ ăn (51% thị phần) của họ đang dẫn đầu tại Đông Nam Á. So với đối thủ đứng vị trí thứ hai Grab đang giữ khoảng cách lần lượt gấp 4 lần và 2 lần, theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor. 

Tuy nhiên, để đổi lại được kết quả trên, cái giá Grab bỏ ra cũng không hề nhỏ và thậm chí là còn lỗ. Grab đã phải chi một khoản cực lớn để thưởng cho các tài xế và có những khuyến mãi ưu đãi cho khách hàng. Năm 2021, công ty cho biết đã chi 717 triệu USD cho các khoản thưởng cho đối tác (tài xế, cửa hàng). Đối với khách hàng, Grab đã chi tới 1 tỷ USD dùng để giảm giá, khuyến mãi cho khách hàng, con số này đã tăng vọt 73% so với năm ngoái. Trong khi doanh thu thực tế của Grab đạt tỷ lệ trên dưới 20% tổng GMV (khoảng 80% còn lại thuộc về đối tác). Như vậy, tính riêng các chi phí thưởng cho tài xế, giảm giá cho khách hàng đã chiếm đến hơn 10% GMV. Đây là một khoản chi phí không hề nhỏ nên khiến cho công ty lỗ chồng lỗ.


Grab đã phải chi không ít để thưởng cho các tài xế và có những khuyến mãi ưu đãi cho khách hàng
Grab đã phải chi không ít để thưởng cho các tài xế và có những khuyến mãi ưu đãi cho khách hàng

Nếu tính toán chi tiết có thể thấy Grab rót vào các dịch vụ giao nhận, bao gồm giao đồ ăn, đi chợ hộ hơn 3/4 tổng số tiền khuyến mãi cho khách hàng lẫn các khoản thưởng cho đối tác. Trong khi đó, các dịch vụ gọi xe lại giảm đáng kể khi chiếm chưa đến 10% tổng ngân sách khuyến mãi, giảm giá cho người dùng. Trên thực tế việc có lãi này đến từ việc mảng gọi xe của Grab đã được EBITDA. Ở chiều ngược lại, biên EBITDA trên GMV của các dịch vụ giao nhận thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp này vẫn là số âm.

Hiện tại, trong các mảnh kinh doanh của Grab thì mảng gọi xe vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo gần 70%. Tuy nhiên, trong năm qua dịch vụ chủ chốt này chỉ tăng trưởng 4%. Trong khi đó, mảng dịch vụ giao nhận chỉ chiếm hơn 20% tổng doanh thu của Grab nhưng tăng trưởng gần 30 lần. Nguyên nhân dẫn đến việc này không chỉ đến từ việc ảnh hưởng của dịch bệnh, mà ngay cả việc nhiều hãng ứng dụng công nghệ mới ra đời đã khiến cho thị phần của Grab bị thu hẹp lại. Khách hàng đã có nhiều lựa chọn hơn trong cả việc di chuyển và giao hàng.

Ông Anthony Tan – CEO Grab chia sẻ trong năm nay Grab sẽ có những kế hoạch mới để tiếp tục theo đuổi các cơ hội lớn từ mảng dịch vụ giao nhận hay gọi xe di chuyển. Đồng thời, Grab đã sẵn sàng đưa ngân hàng số hoạt động tại Singapore. Năm nay, công ty dự kiến GMV sẽ tăng trưởng 30-35% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, những con số được Grab đưa ra cùng với các kế hoạch không thể thuyết phục giới đầu tư tiếp tục tin tưởng khi kết quả kinh doanh của họ hết sức “mông lung”. Đặc biệt, sau khi Grab công bố kết quả kinh doanh năm 2021, giá cổ phiếu Grab trên sàn Nasdaq giảm hơn 35%. Điều này đã khiến cho các nhà đầu tư có động thái mới và đang dần tính đến việc rút bớt cổ phần ra khỏi Grab.


Ông Anthony Tan – CEO Grab chia sẻ trong năm nay Grab sẽ có những kế hoạch mới để tiếp tục theo đuổi các cơ hội lớn
Ông Anthony Tan – CEO Grab chia sẻ trong năm nay Grab sẽ có những kế hoạch mới để tiếp tục theo đuổi các cơ hội lớn

Vốn hóa bốc hơi 22 tỷ chỉ trong 3 tháng

Theo Bloomberg đưa tin, Grab đang phải đối mặt với sự khủng hoảng chưa từng có từ khi thành lập khi gã khổng lồ vận chuyển hàng hoá và gọi xe của Đông Nam Á đã chứng kiến vốn hoá công ty bốc hơi “phút chốc” 22 tỷ USD kể từ khi IPO vào tháng 12 năm ngoái, khi thực hiện thương vụ liên doanh với công ty SPAC.

Cụ thể, theo chỉ số tổng hợp Nasdaq trong khoảng thời gian thực hiện IPO giá cổ phiếu công ty đã giảm tận 63% kể từ khi ra mắt, đẩy họ xuống hạng nguy cấp và nằm trong danh sách hoạt động kém nhất. Ngày 3/3 vừa qua, công ty tiếp tục đối mặt với mức giảm 37% đánh dấu một đợt bán tháo lớn nhất từ ​​trước đến nay, do phải tìm cách bù vào khoản lỗ ròng hàng quý đã tăng gần gấp đôi của công ty so với năm ngoái. Sự xáo trộn này xảy ra do có khoảng 115 triệu cổ phiếu được trao tay, gấp hơn 4 lần mức trung bình trong tháng qua. Trong quý IV/2021, Grab đã thua lỗ 1,06 tỷ USD vượt xa so với mức ước tính đồng thuận là 645 triệu USD. Do việc làm ăn không thuận lợi nên những khoản lỗ trồng lỗ đã khiến các nhà đầu tư tháo chạy khỏi cổ phiếu khỏi Grab và cả các công ty khác vẫn chưa thu được lợi nhuận. 


Vốn hóa của Grab bốc hơi 22 tỷ USD từ khi IPO vào tháng 12 năm ngoái
Vốn hóa của Grab bốc hơi 22 tỷ USD từ khi IPO vào tháng 12 năm ngoái

Có thể thấy, Grab đang phải đối mặt với tình hình cực kì nghiêm trọng khi số lượng khách hàng sụt giảm mạnh, doanh thu của công ty cũng đang phải chịu thua lỗ, giá cổ phiếu trên sàn niêm yết cũng liên tục giảm khiến cho vốn hóa bốc hơi nhanh chóng. Đây không phải tình hình riêng của Grab mà đã trở thành khó khăn chung của các ứng dụng công nghệ tại khu vực Đông Nam Á. Điều này bắt buộc họ sẽ phải tìm những đường lối, chiến lược mới để bứt phá trong quá trình cạnh tranh gay gắt đang diễn ra.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước