Chỉ sau 3 tháng Grab “méo mặt” khi vốn hoá bốc hơi 22 tỷ USD
BÀI LIÊN QUAN
Ông chủ Spotify và thương vụ “chớp nhoáng” đổ 1 triệu USD vào công ty khởi nghiệpXiaomi bất ngờ lép vế trước Apple ngay tại “sân nhà”"Vua giày" Đài Loan và con đường thành công của riêng mìnhGrab là một trong những ứng dụng công nghệ lớn nhất Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore. Ban đầu, công ty này chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi tại Singapore, sau đó, hãng đã mở rộng quy mô hoạt động ra các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á khác như: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Thái Lan… Hãng ứng dụng công nghệ này đã từng dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về lượng truy cập và người sử dụng, nhưng thời kì huy hoàng của ông lớn này có thể sắp suy tàn.
Theo Bloomberg đưa tin, Grab đang phải đối mặt với sự khủng hoảng chưa từng có từ khi thành lập khi gã khổng lồ vận chuyển hàng hoá và gọi xe của Đông Nam Á đã chứng kiến vốn hoá công ty bốc hơi “phút chốc” 22 tỷ USD kể từ khi IPO vào tháng 12 năm ngoái, khi thực hiện thương vụ liên doanh với công ty SPAC.
Cụ thể, theo chỉ số tổng hợp Nasdaq trong khoảng thời gian thực hiện IPO giá cổ phiếu công ty đã giảm tận 63% kể từ khi ra mắt, đẩy họ xuống hạng nguy cấp và nằm trong danh sách hoạt động kém nhất. Ngày 3/3 vừa qua, công ty tiếp tục đối mặt với mức giảm 37% đánh dấu một đợt bán tháo lớn nhất từ trước đến nay, do phải tìm cách bù vào khoản lỗ ròng hàng quý đã tăng gần gấp đôi của công ty so với năm ngoái. Sự xáo trộn này xảy ra do có khoảng 115 triệu cổ phiếu được trao tay, gấp hơn 4 lần mức trung bình trong tháng qua.
Trong quý IV/2021, Grab đã thua lỗ 1,06 tỷ USD vượt xa so với mức ước tính đồng thuận là 645 triệu USD. Do việc làm ăn không thuận lợi nên những khoản lỗ trồng lỗ đã khiến các nhà đầu tư tháo chạy khỏi cổ phiếu khỏi Grab và cả các công ty khác vẫn chưa thu được lợi nhuận.
Hồi tháng 12/2021, Grab nuôi ước mơ chinh phục thêm các sàn giao dịch chứng khoán tại Mỹ, nên công ty này chính thức niêm yết trên sàn Nasdaq là sàn chứng khoán lớn thứ hai tại Mỹ với mã niêm yết giao dịch là GRAB. Ông Bob McCooey – Chủ tịch Nasdaq khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã có những chia sẻ về buổi lễ rung chuông vô cùng đặc biệt trong suốt nhiều năm đương chức và hoạt động tại nhiều quốc gia khác nhau. Đây là Lễ Rung Chuông đầu tiên của Nasdaq được tổ chức tại Đông Nam Á.
Ông McCooey chia sẻ thêm: “Đây là giao dịch niêm yết tại Mỹ lớn nhất trong lịch sử được thực hiện bởi một công ty Đông Nam Á, và tôi có thể hiểu vì sao Grab đã phát triển thành một thương hiệu quen thuộc với mọi gia đình và trở thành siêu ứng dụng số 1 trong khu vực”. Ông Anthony Tan - CEO Grab đã cùng với đội ngũ của công ty mang đến một buổi lễ đậm phong cách Đông Nam Á khác hẳn với những buổi lễ vốn được tổ chức theo truyền thống tại New York.
Trong phiên giao dịch trước ngày mở cửa thị trường ở New York, giá cổ phiếu của Grab đã tăng vọt nhờ những tín hiệu tích cực tại khu vực và nhận định của Nasdaq. Tuy nhiên, sau khi mở cửa trong ngày đầu tiên giá trị cổ phiếu của Grab chỉ còn ở mức 13,06 USD, giảm hơn 21% so với lúc đầu tiên của phiên giao dịch. Sự giảm giá đột ngột này đã thổi bay khoảng 17 tỷ USD giá trị thị trường của công ty. Điều này đồng nghĩa với việc cổ phần của CEO Grab là ông Tan, kết thúc phiên ở mức 725 triệu USD so với giá trị lúc ban đầu là hơn một tỷ USD thì đã bị thổi bay hơn 300 triệu USD.
Năm 2012 Grab được thành lập với dịch vụ chủ yếu là gọi xe taxi. Hiện nay, Grab đã mở rộng quy mô cũng như thị trường hoạt động khi cung cấp thêm các dịch vụ giao nhận, di chuyển và tài chính kỹ thuật số tại hơn 400 thành phố thuộc 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á là: Myanmar, Singapore, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Đại dịch Covid 19 bùng phát đã gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động của Grab khi nhu cầu di chuyển của khách hàng giảm dần. Bên cạnh đó, việc thực hiện giãn cách, đóng cửa đất nước ngăn ngừa dịch bệnh cũng khiến cho hoạt động của Grab bị hạn chế trong toàn khu vực. Ngoài ra, công ty cũng phải đối mặt với sự ra đời của hàng loạt đối thủ cạnh tranh khác như Gojek, Shopee... Hơn nữa, công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng sau khi đối thủ người Indonesia là Gojek, sáp nhập với nhà cung cấp thương mại điện tử Tokopedia. Bên cạnh đó, GoTo cũng đang chuẩn bị cho việc lên sàn niêm yết tại Mỹ vào năm tới cũng là một trong những “mối đe dọa” với cổ phiếu của Grab.
Song, Anthony Tan vẫn tự tin rằng khi tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát và tỷ lệ tiêm chủng bao phủ rộng trên thế giới thì việc bình thường hoá cuộc sống trở lại sẽ diễn ra nhanh chóng. Đại diện của Grab chia sẻ thêm ông hoàn toàn tự tin về hoạt động kinh doanh của hang khi mọi thứ đang diễn biến theo chiều hướng tốt lên.
Hiện nay, đã có rất nhiều ứng dụng công nghệ về di chuyển và giao hàng hoá ra đời. Tuy nhiên, Grab vẫn được khá nhiều người ưu ái lựa chọn do đã có thương hiệu lâu đời trên thị trường. Song, không thể phủ nhận việc Grab chỉ mạnh trong mảng gọi xe còn mảng giao hàng đã có phần lép vế hơn các ứng dụng đang phát triển khác.