meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Gilimex làm ăn ra sao trước khi đâm đơn kiện gã khổng lồ Amazon?

Thứ năm, 15/12/2022-15:12
Thời điểm hiện tại, Amazon vẫn là khách hàng lớn nhất của Gilimex. Theo như số liệu được thống kê của công ty này, tổng giá trị các đơn đặt hàng trong năm 2021 là 146,6 triệu USD, tương đương với 3.451 tỷ đồng. Cũng trong năm 2021, Gilimex ghi nhận tổng doanh thu là 4.150 tỷ đồng, so với năm liền trước đã tăng 20%.

Mới đây, theo truyền thông quốc tế đưa tin, Tập đoàn Amazon đang phải đối mặt với vụ kiện với giá trị lên đến 280 triệu USD từ Công ty Gilimex của Việt Nam. Theo đó, gã khổng lồ bán lẻ của Mỹ bị cáo buộc về việc đột ngột thu hẹp các đơn đặt hàng, “nhanh chóng chấm dứt thỏa thuận với Gilimex vào tháng 5 năm nay”, theo đơn kiện gửi lên Tòa án Tối cao New York (Mỹ). Vì thế, Gilimex tố Amazon làm thương mại “không công bằng”, vi phạm hợp đồng cũng như nghĩa vụ ủy thác.

Cũng theo hồ sơ vụ kiện, phía Gilimex cho biết họ trở thành đối tác chính của Amazon kể từ năm 2014 cho đến năm 2022, đã đầu tư hàng chục triệu USD và tuyển dụng hơn 7.000 nhân viên ở nhiều nhà máy. Trong suốt khoảng thời gian 8 năm, việc sản xuất cho Amazon đã tăng lên gấp 20 lần. Chính vì thế, hành động của Amazon khiến Gilimex phải nắm giữ hàng tồn kho và nguyên liệu thô vô giá trị.


Phía Gilimex cho biết họ trở thành đối tác chính của Amazon kể từ năm 2014 cho đến năm 2022, đã đầu tư hàng chục triệu USD và tuyển dụng hơn 7.000 nhân viên ở nhiều nhà máy
Phía Gilimex cho biết họ trở thành đối tác chính của Amazon kể từ năm 2014 cho đến năm 2022, đã đầu tư hàng chục triệu USD và tuyển dụng hơn 7.000 nhân viên ở nhiều nhà máy

Điều đáng nói, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng suy thoái nặng nề, Amazon cũng đang phải chịu tổn thất khá lớn. Mới đây nhất, gã khổng lồ này đã công bố sa thải một lượng lớn nhân sự theo người đứng đầu. Đến năm 2023, áp lực thu hẹp kinh doanh ngày càng lớn, dự kiến việc sa thải nhân sự vẫn còn tiếp diễn. Phía Amazon cũng cho biết, hành vi tiêu dùng đã thay đổi đột ngột hậu Covid-19 và đi ngược với dự đoán xu hướng tiêu dùng trực tuyến có thể thay thế trong tương lai, trong khi suy thoái lại khiến cho nhu cầu sụt giảm mạnh. 

Gilimex làm ăn ra sao trước khi đệ đơn kiện Amazon?

Nếu tính trong ngành dệt may, cái tên Gilimex (GIL) đã không còn xa lạ. Gilimex có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh được thành lập vào năm 1982. Hoạt động chính của công ty này là sản xuất, gia công và thương mại, đồng thời xuất khẩu những sản phẩm thuộc ngành may và cho thuê khu công nghiệp.

Thời điểm hiện tại, Gilimex đang có tổng cộng 6 công ty con và một công ty liên kết, 158 dây chuyền may tại Nhà máy Bình Thạnh, Thạnh Mỹ cùng với các nhà máy vệ tinh khác.   


Trong khoảng thời gian từ quý 4/2021 cho đến quý 2/2022, doanh thu của doanh nghiệp này đều ổn định dao động trong khoảng 1.300 tỷ đồng mỗi quý, con số thuộc top cao hàng đầu trong ngành
Trong khoảng thời gian từ quý 4/2021 cho đến quý 2/2022, doanh thu của doanh nghiệp này đều ổn định dao động trong khoảng 1.300 tỷ đồng mỗi quý, con số thuộc top cao hàng đầu trong ngành

Theo Mirae Asset Vietnam Research, có đến 85% doanh thu xuất khẩu của Gilimex đến từ khách hàng chính Amazon với các đơn đặt hàng trị giá 146,6 triệu USD năm 2021. Kể từ khi bắt tay với Amazon, kết quả kinh doanh của Gilimex đã liên tục tăng nhanh với mức tăng trưởng doanh thu trung bình năm đạt trên 20%. Đặc biệt, trong bối cảnh kênh thương mại điện tử bùng nổ trong giai đoạn dịch bệnh, bên bán lẻ thứ 3 như Gilimex đã nhanh chóng chiếm được lợi thế cạnh tranh. Đến năm 2021, doanh thu của Gilimex đã vượt mốc 4.000 tỷ đồng. Trong khoảng thời gian từ quý 4/2021 cho đến quý 2/2022, doanh thu của doanh nghiệp này đều ổn định dao động trong khoảng 1.300 tỷ đồng mỗi quý, con số thuộc top cao hàng đầu trong ngành. 

Thế nhưng đến quý 3 năm nay, doanh thu của Gilimex đã đột ngột lao dốc trầm trọng, xuống chỉ còn hơn 213 tỷ đồng, so với quý 2 liền kề trước đó đã giảm đến 83% và giảm 66% so với cùng kỳ năm trước. Đây được coi là mức tụt xuống đáy khó tin nếu như nhìn vào những gì mà Gilimex từng ghi nhận trước đây. 

Doanh thu lũy kế 9 tháng đầu năm nay của Gilimex chủ yếu là nhờ sự đóng góp của quý 2, trong khi phần lãi cũng nhờ vào việc thanh lý các khoản đầu tư vào công ty liên kết trong quý 3 vừa qua chứ không phải đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Nếu như đặt lên bàn cân so sánh với hàng loạt các tên tuổi cùng ngành khác như TNG, Dệt may Thành Công hay May Sông Hồng, sự xuống dốc của Gilimex là một điều vô cùng bất thường. Nguyên nhân bởi, những cái tên ở trên đều đã ngược dòng chạm đỉnh doanh thu mới và thăng hoa lên mốc hàng nghìn tỷ đồng. Mới đó không lâu, sức cạnh tranh của Gilimex vẫn ngang ngửa và thậm chí lấn lướt đối thủ. Trong quý đầu năm nay, doanh thu của Gilimex đứng ở vị trí top 2 chỉ sau Việt Tiến. 


Doanh thu lũy kế 9 tháng đầu năm nay của Gilimex chủ yếu là nhờ sự đóng góp của quý 2, trong khi phần lãi cũng nhờ vào việc thanh lý các khoản đầu tư vào công ty liên kết trong quý 3 vừa qua chứ không phải đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi
Doanh thu lũy kế 9 tháng đầu năm nay của Gilimex chủ yếu là nhờ sự đóng góp của quý 2, trong khi phần lãi cũng nhờ vào việc thanh lý các khoản đầu tư vào công ty liên kết trong quý 3 vừa qua chứ không phải đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi

Garmex Sài Gòn (GMC) - một đối tác gia công cho Gilimex cũng rơi vào cảnh ngộ tương tự. Doanh thu trong quý 3 năm nay của GMC đã lao dốc không phanh, từ mức hàng trăm tỷ đồng xuống chỉ còn 11 tỷ. Điều đáng nói, Gilimex cũng đang là cổ đông lớn và nắm giữ 7,09% vốn tại GMC. Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của Gilimex là 4,268 tỷ đồng. Trong khi đó, hàng tồn kho của công ty so với đầu năm đã tăng mạnh 70%, lên mức 1.278 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của Gilimex chịu ảnh hưởng lớn từ Amazon

Trở lại với Gilimex, như đã nói ở trên, động thái đệ đơn kiện của công ty này diễn ra trong bối cảnh kinh doanh không đã còn điểm sáng. Gilimex cũng đã và đang đẩy mạnh sang mảng bất động sản khu công nghiệp, vì thế chi phí đầu tư không nhỏ. Trên thị trường thời gian gần đây, cổ phiếu GIL của Gilimex liên tục sụt giảm, từ mức đỉnh gần 80.000 đồng/cổ phiếu hồi đầu năm xuống chỉ còn hơn 28.000 đồng/cổ phiếu hiện tại. Con số này tương đương với mức giảm 65% về thị giá, thanh khoản cũng lao dốc mạnh.

Trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, trong khi những doanh nghiệp khác liên tục báo lỗ thì Gilimex lại nổi bần bật khi kết quả kinh doanh tăng liên tiếp bằng lần. Động lực tăng trưởng không ai khác chính là Amazon. Nhờ đơn hàng online vẫn đến đều đặn và thậm chí còn tăng lên, Gilimex đã thành công thu về mức doanh thu và lợi nhuận ổn định trong khi chuỗi cung ứng chung trên thị trường đứt gãy, hàng loạt công ty phải “đóng băng” hoạt động.

Bên cạnh đó, thị giá GIL dù đang điều chỉnh, thế nhưng mặt bằng so với quá khứ (trước khi Covid-19 bùng phát) vẫn cao hơn gấp đôi. Theo đó, Amazon được ví von như “người hùng” đưa GIL trở thành “ngôi sao sáng” trong nhóm cổ phiếu dệt may.


Nhờ đơn hàng online vẫn đến đều đặn và thậm chí còn tăng lên, Gilimex đã thành công thu về mức doanh thu và lợi nhuận ổn định trong khi chuỗi cung ứng chung trên thị trường đứt gãy, hàng loạt công ty phải “đóng băng” hoạt động
Nhờ đơn hàng online vẫn đến đều đặn và thậm chí còn tăng lên, Gilimex đã thành công thu về mức doanh thu và lợi nhuận ổn định trong khi chuỗi cung ứng chung trên thị trường đứt gãy, hàng loạt công ty phải “đóng băng” hoạt động

Sau khi tin kiện tụng nổ ra, làn sóng phản hồi tiêu cực đang đổ dồn về phía Amazon. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, nhiều chuyên gia nhận định việc Amazon thu hẹp ký kết đơn hàng với Gilimex vẫn có thể nhìn nhận là một hệ quả tất yếu. Theo như báo cáo thường niên của Amazon, tổng diện tích kho hàng của họ đã tăng từ 25 triệu m2 hồi cuối năm 2019 lên gần 49 triệu m2 vào cuối năm 2021, tương đương với mức tăng gấp đôi chỉ trong vòng 2 năm. Với tốc độ mở rộng quy mô chóng mặt như thế, khi trở lại trạng thái bình thường mới và nhu cầu mua sắm online hạ nhiệt, Amazon cũng phải điều tiết việc mở rộng chậm lại.

Trong 2 quý liên tiếp gần đây, Amazon đã ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ, chủ yếu là do việc đầu tư vào diện tích kho hàng cùng với trung tâm phân phối chiếm lượng chi phí quá lớn, lên đến 2 tỷ USD. Một khi công suất dư thừa do nhu cầu thương mại điện tử không còn cao đột biến, doanh thu sẽ không đủ sức để bù lại chi phí, Amazon buộc phải tối đa không gian đang có, đồng thời dừng việc mở rộng và chuyển sang cho thuê không gian dư thừa. Mới giữa tháng trước, ông lớn này đã bắt đầu công cuộc sa thải nhân sự hàng loạt để cắt giảm chi phí. Theo dự kiến, việc này có thể kéo dài đến năm sau. 

Hành động đột ngột của Amazon có thể khó để chấp nhận, thế nhưng chắc chắn việc đứng trên vai “người khổng lồ” cũng sẽ có nhiều rủi ro, và đây là điều mà Gilimex từng nghĩ đến. Vì thế, công ty đã lấn sân sang mảng bất động sản khu công nghiệp vào năm 2020 để mở rộng cơ cấu doanh thu, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào kênh online của những gã khổng lồ bán lẻ thế giới. 

Hiện nay, Gilimex đang đầu tư vào dự án Khu công nghiệp Phú Bài 4, tổng vốn đầu tư lên đến 2.614 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong quý 4/2022. Gilimex còn có một dự án khác là Khu công nghiệp Gilimex - Vĩnh Long mới chỉ được chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 9/ năm nay. Các dự án chủ yếu mới đang trong giai đoạn đầu tư và vẫn chưa đem lại giá trị tài chính cao cho Gilimex.


Trước khi xảy ra tranh chấp, đến quý 2 năm nay Amazon vẫn là khách hàng lớn của Gilimex
Trước khi xảy ra tranh chấp, đến quý 2 năm nay Amazon vẫn là khách hàng lớn của Gilimex

Tuy nhiên, trước khi xảy ra tranh chấp, đến quý 2 năm nay Amazon vẫn là khách hàng lớn của Gilimex. Báo cáo từ Công ty Chứng khoán DSC cho thấy, Amazon đã gia hạn hợp đồng với Gilimex từ tháng 7/2022, tuy nhiên giá trị và lượng đơn hàng trong 2 quý cuối năm có xu hướng giảm do lo ngại lạm phát hạn chế nhu cầu bán lẻ.

Với bối cảnh thị trường hiện tại, mảng xuất khẩu dệt may của Gilimex vẫn tiếp tục đối mặt với khó khăn. Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS) nhận định, ngành dệt may sẽ tiếp tục đối mặt với sự sụt giảm mạnh đơn hàng trong 2 quý tới vì lạm phát gia tăng khiến nhu cầu may mặc toàn cầu suy yếu. Theo VITAS, các công ty dệt may trong nước đã buộc phải cắt giảm khoảng 10%-15% sản lượng; thậm chí, nhiều công ty còn phải cắt giảm lao động.

Tuy nhiên, việc doanh nghiệp may mặc bị động vì phụ thuộc khách hàng nước ngoài không phải diễn ra lần đầu tiên. Mới vài năm trước, May Sông Hồng và TCM cũng đã phải chật vật khi những đối tác lớn của họ tại Mỹ đâm đơn phá sản.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước