meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giếng sâu Tử Cấm Thành có vô số châu báu quý giá, tại sao trăm năm qua cho tiền cũng không ai dám vớt?

Thứ ba, 12/04/2022-08:04
Tương truyền cách đây hơn trăm năm trước, Từ Hi Thái Hậu khi chạy loạn khỏi Tử Cấm Thành đã cho người giấu vô số của cải, báu vật giá trị xuống giếng sâu. Tuy nhiên, vì cớ gì mà không ai dám vớt số châu báu này lên để "chiếm làm của riêng"?

Nhắc đến Tử Cấm Thành nổi tiếng tại Trung Quốc chắc chắn là không ai không biết. Tòa cung điện này không chỉ các nhà thiết kế bàn tán về lối kiến trúc đỉnh cao mà còn khiến hậu thế ngỡ ngàng bởi những câu chuyện kỳ bí ẩn sâu bên trong. Qua hàng trăm năm tồn tại, Tử Cấm Thành tưởng chừng như vẫn còn nguyên vẹn như những ngày đầu.

Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung, tọa lạc tại vị trí đắc địa bậc nhất ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là cung điện của triều đại nhà Minh và nhà Thanh thời phong kiến Trung Quốc, là nơi thiết triều của Hoàng đế và bá quan văn võ, đồng thời là nơi ở của Hoàng đế cùng dàn hậu cung, thái giám và cung nữ.

Tử Cấm Thành có lịch sử trải qua gần 600 năm. Trải qua biết bao chuyển biến của thời đại, chiến tranh cũng như thiên tai, cho tới thời điểm hiện tại, Tử Cấm Thành vẫn là một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là công trình kiến trúc bằng gỗ được bảo tồn tốt nhất. 


Trải qua biết bao chuyển biến của thời đại, chiến tranh cũng như thiên tai, cho tới thời điểm hiện tại, Tử Cấm Thành vẫn là một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất thế giới 
Trải qua biết bao chuyển biến của thời đại, chiến tranh cũng như thiên tai, cho tới thời điểm hiện tại, Tử Cấm Thành vẫn là một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất thế giới 

Kho báu trong giếng nước Tử Cấm Thành đến từ đâu?

Trong suốt gần 600 năm này, theo sử sách ghi nhận, cung điện ở Tử Cấm Thành đã trải qua tổng cộng hơn 100 trận hỏa hoạn lớn nhỏ. Tuy nhiên, nó vẫn trụ vững và trường tồn với thời gian. Một trong những yếu tố giúp Tử Cấm Thành “bình an vô sự” chính là hệ thống 72 giếng nước trải dài khắp cung điện.

Nhiệm vụ của 72 giếng nước này là dập lửa, chữa cháy chứ không phải phục vụ sinh hoạt, ăn uống cho những người trong cung. Nguồn nước ở những giếng này dù nhiều nhưng lại không đủ sạch. Thời phong kiến, nước dùng hàng ngày cho Hoàng đế, phi tần và người hầu trong cung đều được lấy về từ ngọn suối trên núi ngoài ngoại ô Bắc Kinh.

Chôn sâu dưới đáy giếng của Tử Cấm Thành là biết bao câu chuyện thăng trầm của lịch sử suốt 600 năm qua, bí ẩn có, đáng sợ cũng có. Từ lâu, người ta đã đồn thổi rằng phía sâu nơi đáy giếng có rất nhiều của cải được cất giấu, biết bao bảo vật quý giá do nhiều người từng ném xuống đây. Đó có thể là từ các vị phi tần, cũng có thể là hoạn quan, cung nữ hoặc những người thị vệ ném xuống. Họ phi tang đồ ăn cắp, cất giấu của cải hoặc vô tình đánh rơi xuống dưới.

Những tài sản ở dưới giếng sâu của Tử Cấm Thành cũng có nhiều lời đồn vây quanh. Tương truyền rằng, tháng 8 năm 1900, liên quân 8 nước tổng lực tấn công Bắc Kinh. Lúc này, Từ Hi Thái Hậu cùng triều đình phải chạy lánh nạn về phía Tây an. Do khối lượng của cải và châu báu quá nhiều, Thái Hậu không thể mang hết đi được nên đã sai người ném chúng xuống giếng.


Do khối lượng của cải và châu báu quá nhiều, Thái Hậu không thể mang hết đi được nên đã sai người ném chúng xuống giếng. Ảnh: minh họa
Do khối lượng của cải và châu báu quá nhiều, Thái Hậu không thể mang hết đi được nên đã sai người ném chúng xuống giếng. Ảnh: minh họa

Ngoài ra, còn có nhiều người cho rằng, Tử Cấm Thành là nơi rộng lớn với cả ngàn người sinh sống và làm việc. Của cải ở đây vô cùng nhiều. Dù trên danh nghĩa, những của cải này thuộc về Hoàng đế, tuy nhiên chắc chắn có nhiều thứ Hoàng đế không dùng, không biết hoặc chưa từng để ý đến. 

Vì thế, hoạn quan và cung nữ sau khi ăn trộm đồ vật trong cung sẽ tìm cách tuồn ra ngoài để bán lấy tiền. Nếu không tuồn được ra ngoài thì chỉ còn cách ném xuống dưới giếng trong cung để phi tang.

Bên cạnh đó, có nhiều thứ tuy là ngọc ngà châu báu với người bình thường, nhưng với vua chúa và những người hoàng tộc, đó chỉ là những món đồ chơi mà thôi. Có những thứ họ thích, có những thứ họ chẳng thèm đoái hoài nên sẽ ra lệnh ném xuống giếng như một cách để tiêu hủy những vật vô dụng.  

Thông tin này đã được kiểm chứng khi vào năm 1995, các nhà khảo cổ ở Trung Quốc đã tiến hành khai quật một giếng ở phía tây Tử Cấm Thành để tiến hành nghiên cứu. Các nhà khảo cổ này đã tiến hành trục vớt được vô số di vật văn hóa, không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà còn có giá trị về mặt lịch sử. 

Trong nhiều năm qua, có vô số di vật văn hóa được khai thác từ giếng cổ trong Tử Cấm Thành, vì thế có thể khẳng định có rất nhiều di tích văn hóa tại đây. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ có thể vớt được bảo vật với số lượng nhất định. Dù biết rõ bên dưới còn cả một kho tàng báu vật nhưng họ không tiếp tục công việc này nữa. Do đó, không ít người thắc mắc rằng, rõ ràng biết dưới giếng Tử Cấm Thành có nhiều báu vật như thế, tại sao không vớt hết lên?

Vào thời trước, không ai vớt được đồ dưới giếng vì nguy hiểm. Tuy nhiên, thời đại ngày nay, con người đã có các loại máy móc hỗ trợ, việc khai quật này chắc chắn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.  


Không ít người thắc mắc rằng, rõ ràng biết dưới giếng Tử Cấm Thành có nhiều báu vật như thế, tại sao không vớt hết lên?
Không ít người thắc mắc rằng, rõ ràng biết dưới giếng Tử Cấm Thành có nhiều báu vật như thế, tại sao không vớt hết lên?

Tại sao không ai dám vớt châu báu dưới giếng Tử Cấm Thành?

Ngày nay, Tử Cấm Thành không còn là nơi cung cấm nữa. Chưa kể, nơi này còn trải qua nhiều biến cố, bị cướp bóc. Về lý mà nói, các nhà khảo cổ, đội quân chống lại triều đình hay thậm chí là thường dân đều có thể vào trong cung để khai phá những chiếc giếng cổ này với nhiều mục đích khác nhau. Thế nhưng, tại sao hầu hết mọi người vẫn thờ ơ với việc này? Liệu có phải do châu báu đã không còn nhiều như trước?

Đầu tiên, đúng là châu báu đã được giấu xuống giếng khi có biến loạn, Tử Cấm Thành đã bị chiếm đóng. Tuy nhiên, sau khi triều đình nhà Thanh - đứng đầu là Từ Hi Thái Hậu trở về từ Tây An, những kẻ hầu người hạ ở trong cung đã tìm cách lấy lại những đồ mà họ đã che giấu, chứ không phải chỉ vứt bỏ là xong.

Thứ hai, khi nhà Thanh sụp đổ thông qua việc vua Phổ Nghi nhà Thanh ban bố “Tuyên Thống Thoái Vị Thư” (chiếu thoái vị của Tuyên Thống), triều đại này chính thức sụp đổ vào năm 1912. Thế nhưng, Phổ Nghi vẫn được chính quyền mới của Trung Quốc cho phép ở lại trong Tử Cấm Thành, sinh hoạt như bình thường dưới sự giám sát chặt chẽ. Phổ Nghi khi đó không còn là vua nữa, thế nên sẽ không được thu thuế hay cống phẩm để phục vụ cho lối sống vương giả của mình. 

Phổ Nghi từng viết trong cuốn tự truyện “Nửa cuộc đời đầu tiên của tôi” và thừa nhận rằng, để có tiền trang trải cuộc sống, trả lương cho người hầu, ông đã phải bán rất nhiều vàng bạc, trang sức và cổ vật. Ông phải tìm những thứ trước đó đã từng đem đi giấu, bao gồm cả những đồ đã bị ném xuống dưới giếng sâu. 


Liệu có phải do châu báu đã không còn nhiều như trước?
Liệu có phải do châu báu đã không còn nhiều như trước?

Thứ ba, ngay cả khi châu báu còn nhiều đi chăng nữa, việc phá bỏ hay chui xuống giếng cũng không hề đơn giản. Nguyên nhân bởi, miệng giếng ở trong Tử Cấm Thành rất hẹp. Nhiều người còn cho rằng, những giếng nước ở trong cung được liên kết với nhau, tạo thành một bể ngầm dưới lòng đất. Việc chui xuống dưới hay phá giếng là vô cùng nguy hiểm. Trước kia, khi giấu châu báu xuống dưới giếng, có thể người giấu không đơn thuần là ném bừa xuống; họ sẽ có cách nào đó để chỉ có chính người đã giấu mới có thể lấy lại được.

Nguyên nhân tiếp theo đó là, trong thời kỳ Trung Quốc chiến tranh loạn lạc sau khi nhà Thanh sụp đổ. Có thể các nhà sử học và nhà khảo cổ học muốn bảo vệ các văn vật, cổ vật nên đã tìm nhiều cách khác nhau để lấy được nhiều cổ vật trong giếng, sau đó đem chuyển đi, hoặc thậm chí là di dời miệng giếng. Mục đích của họ là để bảo tồn giá trị lịch sử khỏi sự tàn phá của chiến tranh. 

Có thể thấy, những giai thoại về châu báu có rất nhiều, từng có cả cơ sở lịch sử cho thấy số của cải này đã bị khai thác. Tuy nhiên, việc phá bỏ hay khai quật giếng cũng không đơn giản. Chưa kể, khi dùng máy móc để can thiệp sẽ rất dễ phá hủy đi di tích hàng trăm năm tuổi. Dù có trục vớt lên, các bảo vật cũng chưa chắc đã giữ được nguyên trạng như ban đầu sau thời gian dài nằm dưới giếng sâu tăm tối.

Vì thế, con người quyết định bảo tồn nguyên vẹn những giếng cổ trong Tử Cấm Thành. Tất nhiên, khối lượng châu báu khổng lồ dưới đáy giếng - chứng nhân lịch sử cũng mãi nằm yên nơi nó vốn thuộc về.

Theo: cafebiz.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

41 phút trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

42 phút trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

44 phút trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

45 phút trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

46 phút trước