meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giảm thiểu sức ép cho doanh nghiệp địa ốc

Thứ tư, 06/09/2023-08:09
Ngân hàng Nhà nước đã chính thức cho hoãn việc thi hành một số điều khoản hạn chế cho vay, để giúp các doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn tín dụng hơn trong bối cảnh điều kiện kinh tế còn gặp khó khăn.

Doanh nghiệp gặp khó khi tiếp cận vốn

Theo Kinhtedothi, thị trường bất động sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn kể từ đầu năm tới nay, và tín dụng bất động sản cũng tăng thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung. Trong đó, dư nợ kinh doanh bất động sản tăng 17,41%, vượt qua tốc độ tăng của cả năm ngoái là 10,73%.

Hàng nghìn dự án bất động sản, trong đó có cả những dự án phát triển nhà ở xã hội đã phải tạm dừng triển khai xây dựng với giá trị đầu tư khoảng 800.000 tỷ đồng, khoảng 30 tỷ USD. Số lượng dự án mới được cấp phép cũng sụt giảm tới 50% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chính phủ đã có nhiều chính sách và cơ chế để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và thị trường.

Theo số liệu báo cáo từ Bộ Xây dựng, Tổ công tác của Chính phủ đã rà soát, làm việc với các địa phương để nhận diện những vướng mắc và khó khăn. Tại Hà Nội có 170 dự án, TP HCM có 180 dự án, Đà Nẵng 75 dự án, TP Cần Thơ 79 dự án, Hải Phòng 65 dự án… được rà soát. Bên cạnh đó, Tổ công tác cũng nhận được 71 văn bản đề nghị tháo gỡ vướng mắc và khó khăn của các doanh nghiệp liên quan tới 121 dự án bất động sản. Theo đó, đã sàng lọc và có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương liên quan tới những nội dung vướng mắc về lĩnh vực đất đai, đầu tư để sớm xử lý.


Doanh nghiệp bất động sản đối mặt với nhiều áp lực lớn
Doanh nghiệp bất động sản đối mặt với nhiều áp lực lớn

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho hay: “Tuy nhiên, tình hình thị trường BĐS vẫn đang rất khó khăn, những TP lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được đánh giá là khu vực có tiềm năng tăng trưởng cao nhưng cũng đang chững lại. Giá bán BĐS nghỉ dưỡng tiếp tục có xu hướng giảm; giá bán của phân khúc biệt thự, đất nền dự án ở nhiều địa phương giảm khoảng 2 - 5% so với đầu năm. Cá biệt, một số dự án sản phẩm liền kề shophouse được rao bán giảm khoảng 10 - 15% so với giá gốc. Việc triển khai các dự án bị chậm hoặc bị dừng hẳn do gặp khó khăn, vướng mắc về pháp lý, nguồn vốn…”

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, TS Nguyễn Văn Đính, hàng nghìn dự án gặp khó khi triển khai, bị đóng băng vì gặp vướng mắc về pháp lý, buộc phải dừng lại để rà soát và rất nhiều dự án bị gãy khi tiếp cận tín dụng. 

Đáng chú ý, các dự án đang dở dang trong khâu giải phóng mặt bằng, chờ duyệt tiền sử dụng đất… Thanh khoản trên thị trường cũng bị tắc nghẽn, giao dịch đóng băng và mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ do cả khách hàng và nhà đầu tư cùng gặp khó trong khâu tiếp cận dòng tiền.

TS Nguyễn Văn Đính nhìn nhận: “Pháp lý và nguồn vốn đang là hai khó khăn chính của thị trường BĐS. Mặc dù Chính phủ đã ban hành rất nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ, giải quyết nhưng cho tới thời điểm hiện tại, hai khó khăn này vẫn chưa thực sự tìm được hướng giải quyết dứt điểm”.

Cải thiện khả năng tiếp cận nguồn vốn

Thực tế cho thấy, từ trước tới nay, nguồn vốn kinh doanh của thị trường bất động sản Việt Nam đa phần phụ thuộc vào vốn vay từ ngân hàng. Tháng 6/2023, trong lúc thị trường và cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang gặp khó thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại ban hành Thông tư số 06/TT-NHNN, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN. Trong đó, điều kiện cho phép hệ thống ngân hàng được giải ngân các khoản vay với doanh nghiệp được siết chặt, nhất là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, khiến doanh nghiệp khó chồng khó, có nguy cơ “chết chìm”.

Giảm thiểu sức ép cho doanh nghiệp địa ốc - ảnh 2

TS Nguyễn Văn Đính phân tích: “Thông tư 06/2023/TT-NHNN gần như không bám trúng tinh thần của Nghị quyết 33/NQ-CP, chưa chỉ rõ đối tượng được hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về tín dụng. Trong khi đó, lại chỉ ra những đối tượng không được vay một cách chung chung, mơ hồ, khiến cho các ngân hàng thương mại, nếu không có thiện chí cho vay sẽ dễ dàng từ chối hồ sơ của khách hàng BĐS một cách “đúng quy định”. Điều này gây ảnh hưởng tới nỗ lực của Chính phủ, hệ thống ngân hàng trong công cuộc vực dậy thị trường BĐS Việt Nam”.

Các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cần làm rõ đối tượng được vay, gặp khó do mâu thuẫn pháp lý, khó về vốn buộc phải dừng giải phóng mặt bằng, nộp tiền sử dụng đất hay mua lại các doanh nghiệp khó. Bên cạnh đó, xây dựng và thực hiện cho vay đối với những đối tượng đặc biệt, có cơ chế giám sát, đảm bảo hiệu quả sau khi cho vay và thủ tục cần quy định rõ ràng chi tiết… Bên cạnh đó, ngân hàng nên có thái độ chủ động, quyết liệt hơn với bất động sản để hỗ trợ từ hệ thống đạt được kết quả cụ thể và rõ rệt.

Ngày 23/8/2023, sau những kiến nghị trên, NHNN đã ban hành Thông tư 10/2023/TT-NHNN, có hiệu lực thi hành từ 1/9/2023, về việc hoãn thi hành một vài quy định cấm cho vay ở khoản 8, 9, 10 Điều 8 của Thông tư 06/TT-NHNN. 

Giảm thiểu sức ép cho doanh nghiệp địa ốc - ảnh 3

Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu nhìn nhận: “Việc NHNN hoãn thi hành một số điều của Thông tư 06/2023/TT-NHNN là tin mừng đối với cộng đồng DN, nhà đầu tư và người tiêu dùng thuộc các lĩnh vực của nền kinh tế.

Trong đó, DN BĐS có điều kiện tiếp cận tín dụng được thuận lợi hơn đồng thời cũng tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trong việc cung ứng vốn để góp phần vào công cuộc phục hồi, phát triển kinh tế, tạo việc làm, ổn định an sinh xã hội”.

Đại diện HoREA cho biết NHNN cần xem xét loại bỏ điểm a khoản 8 Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN cho phép tổ chức tín dụng được mua trái phiếu doanh nghiệp để tái cơ cấu nợ, nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn và bất cập, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà đầu tư…

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Nhà ở xã hội: Không chỉ khó làm, còn khó cả bán

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

Vĩnh Phúc sắp đấu giá 67 ô đất, khởi điểm từ 960 triệu đồng

Nhà ở xã hội: Xa trung tâm, lợi nhuận thấp, ai dám đầu tư?

TS. Cấn Văn Lực: Nhà nước cần can thiệp để điều chỉnh giá bất động sản

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước