meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giảm áp lực đảo nợ trái phiếu cuối năm cho doanh nghiệp bất động sản

Thứ tư, 30/11/2022-07:11
Theo giới chuyên gia, để giảm áp lực đảo nợ trái phiếu cuối năm, các doanh nghiệp có thể đàm phán với trái chủ gia hạn thời gian thanh toán; hoặc có thể chấp nhận bán đi một phần tái sản nào đó để thực hiện đúng cam kết, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư.

Gánh nặng đảo nợ trái phiếu cuối năm

Theo báo cáo mới nhất của tổ chức xếp hạng tín nhiệm FiinRatings, từ ngày 15/11 đến ngày 31/12/2022, tổng giá trị trái phiếu bất động sản phải đáo hạn ở mức 21.850 tỷ đồng. Mặc dù số dư không quá lớn nhưng chiếm đa số là các doanh nghiệp chưa niêm yết, không có thông tin tài chính của tổ chức phát hành.

Bên cạnh đó, áp lực đáo hạn trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản vẫn duy trì ở mức đáng kể trong 2 năm tới. Cụ thể, tổng giá trị trái phiếu bất động sản phải đáo hạn trong năm 2023 là 119.000 tỷ đồng, trong năm 2024 gần 112.000 tỷ đồng.

Trong điều kiện thị trường vận hành ổn định, doanh nghiệp bất động sản sẽ phát hành đợt trái phiếu mới để đảo nợ, làm cho dòng vốn được luân chuyển một các nhịp nhàng. Tuy nhiên, dòng vốn chảy vào thị trường trường trái phiếu đang bị đứt gãy nên khả năng trả nợ đúng hạn của các doanh nghiệp rất khó.

Bên cạnh đó, hiện nay, Nhà nước đang kiểm soát chặt các điều kiện của các nhà đầu tư cá nhân. Điều này khiến số lượng người mua trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang bị hạn chế, các doanh nghiệp bất động sản cũng khó khăn trong vấn đề đảo nợ trái phiếu.


Theo báo cáo của FiinRatings, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phải đáo hạn trong năm 2023 gần bằng 10% dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng thêm trong năm 2022
Theo báo cáo của FiinRatings, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phải đáo hạn trong năm 2023 gần bằng 10% dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng thêm trong năm 2022

Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, khả năng trả nợ đúng hạn của các doanh nghiệp bất động sản khá thấp do các nhà đầu tư đang bị hạn chế rất nhiều bởi niềm tin thị trường, các quy định mới, chặt chẽ hơn trong Nghị định 65/2022 NĐ-CP, cũng như việc kiểm soát nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng.

Thêm vào đó, làn sóng tháo chạy khỏi thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn chưa dừng lại. Theo số liệu của FiinPro, trong tháng 10/2022 chỉ có duy nhất một đợt phát hành trái phiếu của Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản của Núi Pháo có giá trị vỏn vẹn 210 tỷ đồng.

“Sau những vụ việc lùm xùm được ví như những “con sâu làm rầu nồi canh”, tâm lý rời bỏ kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đang dần ổn định. Tuy nhiên, nếu như không tháo gỡ được những vướng mắc pháp lý, thiếu đi sự định hướng và hỗ trợ đến từ phía nhà điều hành thì những khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp diễn”, đại diện Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định.

Giảm áp lực đảo nợ trái phiếu

Theo TS Cấn Văn Lực – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, trong 10 tháng vừa qua, lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký mới trong lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 3,9 tỷ USD, chiếm khoản 17% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Nhờ hoạt động thương thảo với nhà đầu từ và mua lại trước thời hạn nên áp lực trả nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã giảm hơn 9%.

Cho nên, các nhà đầu tư không nên quá hoảng sợ vì thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam sẽ không rơi vào trường hợp vỡ nợ như Evergande của Trung Quốc. Hơn nữa, khi tham gia phát hành trái phiếu, các doanh nghiệp đều phải đảm bảo được yêu cầu tối thiểu của thị trường và cơ quan quản lý.

Để giảm áp lực đáo hạn trái phiếu cho các doanh nghiệp bất động sản, ông Lực cho rằng, Chính phủ và các cơ quan bộ ngành phải sớm có giải pháp để giải quyết các vụ việc vi phạm, đồng thời tiếp tục khơi thông dòng vốn qua kênh tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu.


Các cơ quan quản lý cần sớm có giải pháp để xử lý triệt để các vụ việc vi phạm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Các cơ quan quản lý cần sớm có giải pháp để xử lý triệt để các vụ việc vi phạm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Về phía doanh nghiệp cũng cũng phải xem xét, cơ cấu lại danh mục tài sản, dòng tiền tài chính của mình để có dòng tiền trả nợ đúng hạn. Nếu quá khó khăn, doanh nghiệp có thể đàm phán với trái chủ gia hạn thời gian thanh toán; hoặc có thể chấp nhận bán đi một phần tài sản nào đó để thực hiện đúng cam kết, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư.

“Sau những vụ việc “lùm xùm” vừa qua, nếu như tất cả các bên cùng hợp sức giải quyết những bất cập hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững hơn. Dù sao đây vẫn là một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản”, ông Lực chia sẻ.

Còn theo TS Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế, để ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản, các cơ quan quản lý cần có giải pháp để chống lại làn sóng rời bỏ, tháo chạy khỏi thị trường. Theo đó, các cơ quan quản lý cần phải xây dựng hệ thống quản lý, khung pháp lý để có cơ sở, căn cứ củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư.

Vấn đề đầu tiên cần được khắc phục là cần phải quay lại phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo các thông lệ quốc tế. Trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ có nhiều loại khác nhau, tương ứng với các mức rủi ro khác nhau. Việt Nam đang có xu hướng kiểm soát chặt việc phát hành trái phiếu riêng lẻ, khiến sự đa dạng hóa của kênh huy động vốn này đang bị hạn chế.

Riêng các nhà đầu tư cần phải bình tĩnh trước những tin đồn tiêu cực trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Nếu hành động theo tin đồn hay chạy theo hiệu ứng đám đông thì các nhà đầu tư đã vô tình khiến tình hình thị trường càng thêm căng thẳng, gây thiệt hại cho tất cả chủ thể tham gia. Các nhà đầu tư các thể xem các thông tin về thị trường trên các kênh chính thức để có những quyết định hợp lý và đảm bảo lợi ích cho mình.

Ông Ánh cho rằng, trong ngắn hạn cần có giải pháp để tạo được dòng tiền xử lý các vấn đề liên quan cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Ví dụ như việc xây dựng một quỹ hỗ trợ khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp các vấn đề liên quan đến thanh khoản. Chúng ta cần một định chế như vậy để giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển ổn định.

Thiên Vân
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước