Giải đáp phong thủy: Có nên làm cổng 3 cánh?
BÀI LIÊN QUAN
Phòng thờ có nên làm cửa không? Có nên trồng cây trước cửa chính không?Có nên để cây trước bàn thờ?Ý nghĩa của con số 3 trong phong thủy là gì?
Trong cuộc sống, con số 3 rất được ưa chuộng. Vậy nó có ý nghĩa gì mà được nhiều người thích dùng đến như vậy?
Trong Hán Việt, số ba được đọc là tam, tức có nghĩa là tài, phát tài, toàn tài.
Người Trung Quốc còn có câu: “ba với ba là mãi mãi”, nghĩa là trường thọ, là bất tận.
Còn ở Việt Nam ta nó lại được nhắc đến trong “kiềng ba chân”, gợi cho ta sự vững chắc.
Nó còn gắn liền với truyền thuyết 3 giới, đó là tam bảo (Phật - Pháp - Tăng), tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới), tam thời ( Qúa khứ, hiện tại, vị lai). Qua đó, nó biểu thị thái độ ôn nhu, điềm tĩnh trong mọi trường hợp.
Ngoài ra còn có tam vô lậu học và tam đa, tam tài.
Số 3 còn là vị trí thứ ba trên chòm sao Bắc Đẩu, đại diện cho tài lộc, sự thông minh, lanh lợi, uyên bác.
Có thể nói đây là con số đẹp, mang ý nghĩa hoàn hảo. Cũng vì vậy mà không quá lạ khi số 3 được nhiều người ưa chuộng.
Có nên làm cổng 3 cánh hay không?
Mặc dù con số 3 sở hữu nhiều ý nghĩa tốt lành, thế nhưng không phải cái nào có số 3 cũng tốt, không phải gia chủ nào cũng hợp với con số này. Việc có nên làm cổng 3 cánh hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố phong thủy khác:
Những gia chủ mệnh hợp làm cổng 3 cánh
Theo quy luật ngũ hành, số 3 hợp với những người mang mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Do đó, những gia chủ mang mệnh này đều có thể làm cổng ba cánh.
Ngoài ra, đối với những gia chủ sinh năm Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi đều hợp với cổng ba cánh. Những gia chủ thuộc những năm trên khi làm cổng 3 cánh sẽ thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều điều thuận lợi, trong công việc sẽ có quý nhân giúp đỡ.
Ngoài ra, cổng 3 cánh còn hợp với những người có bộ sao Thiên Mã, Điếu Khách, Thiên Khốc vì nó giúp cường hóa nguồn năng lượng trở nên mạnh mẽ hơn.
Những gia chủ mệnh khắc với cổng 3 cánh:
Bên cạnh những người mệnh hợp thì cũng sẽ có những người mệnh khắc. Chẳng hạn, trong quy luật ngũ hành, Thủy sinh Mộc và Mộc khắc Thổ nên những gia chủ mang mệnh Thủy và Thổ đều không hợp với cổng 3 cánh.
Ngoài ra, những người sinh năm dương hoặc thuộc dương không nên làm cổng 3 cánh, vì nó khó cân bằng mối quan hệ âm dương, từ đó dễ đem lại xui xẻo, bệnh tật cho gia đình.
Một số kiêng kỵ khi làm cổng mà ai cũng nên biết
Ông bà ta có câu: “có thời có kiêng, có thiêng có lành”. Dưới đây là một số điều bạn cần để ý khi làm cổng để tránh phạm sai lầm phong thủy, nhận những điềm xui không đáng có:
Hướng, kích thước của cổng nhà sao cho hợp phong thủy:
Hướng, kích thước của cổng là một trong những yếu tố quan trọng cần quan tâm khi xây dựng, thế nhưng nhiều người lại bỏ qua nó.
Theo các chuyên gia, để xác định kích thước của cổng hợp phong thủy, người ta cần căn cứ vào lỗ ban, cụ thể:
-
Đối với cổng 1 cánh: kích thước phù hợp là 81cm x 212cm.
-
Đối với cổng 2 cánh: kích thước tiêu chuẩn là 138cm x 216,5cm.
Ngoài ra, cần xây cổng với kích thước phù hợp. Không nên xây cổng quá lớn vì cổng lớn sẽ làm khí phân tán. Cũng không nên xây nhà quá nhỏ vì lượng khí vào nhà sẽ không dồi dào. Nên xây cổng cân đối với nhà là tốt nhất.
Về hướng của cổng thì cần lưu ý những điều sau đây:
-
Tránh đối diện với đường, đặc biệt là ngã ba. Bởi vì nơi đây hội tụ luồng khí lạnh, khi dòng khí này chạy thẳng vào nhà sẽ gây ra bệnh tật cho các thành viên trong gia đình.
-
Nếu gia chủ mệnh Kim thì tuyệt không nên xây cổng theo hướng Nam. Vì hướng Nam thuộc Hỏa, mà Hỏa khắc Kim, gây bất lợi cho gia chủ.
-
Không nên xây cổng theo hướng Tây, Tây Bắc nếu gia chủ thuộc mệnh Mộc.
-
Hướng Tây Bắc, Đông Nam đều thuộc Thổ, do đó không hợp với gia chủ mệnh Thủy.
-
Gia chủ mệnh Hỏa tránh xây cổng theo hướng Bắc.
-
Kiêng xây cổng theo hướng Đông, Đông Nam đối với gia chủ mệnh Thổ vì hai hướng này thuộc Mộc.
Tránh kín cổng cao tường:
Cổng là nơi đón nhận những luồng khí tốt lành vào nhà. Do đó, khi bạn xây cổng quá cao, quá um tùm, rậm rạp thì nơi ấy âm khí sẽ nặng nề, điều này không tốt cho gia đình.
Vì vậy khi xây cổng cần chừa lại khoảng trống để khí lưu thông, không bị tù. Cây cối nên cắt tỉa thưa thớt, tránh che kín lối vào, cản trở tài lộc.
Tránh để cổng hai nhà đối diện nhau:
Khi hai cổng đối diện nhau sẽ tạo ra một dòng khí xung đối không tốt. Dòng khí này sẽ khiến gia đình hai bên thường xuyên khắc khẩu, cãi vã, lời qua tiếng lại.
Đây còn là chuyện phạm xung sát, ảnh hưởng trực tiếp đến người thân trong gia đình, đường làm ăn gặp nhiều bất trắc, tài lộc gia đình đi xuống.
Để hóa giải tình trạng này, bạn có thể treo bốn chữ “Thiên Quan Tứ Phúc” trước cổng nhà. Hoặc đặt thêm bình phong bằng gỗ hay tủ kệ , chậu cây để che chắn.
Không để cổng nhà đối diện nhà vệ sinh:
Nhà vệ sinh là nơi có âm khí nặng nề. Mà cổng nhà lại là nơi dẫn những luồng khí vào nhà. Do đó, khi đặt nhà vệ sinh đối diện với cổng nhà sẽ tạo cơ hội để các luồng khí xấu vào nhà, điều đó là không nên.
Tránh đặt cổng nhà đối diện với cửa phòng ngủ:
Chưa bàn về vấn đề phong thủy thì việc đặt cửa phòng ngủ đối diện với cổng nhà đã là điều không nên. Đơn giản vì phòng ngủ là nơi con người yên giấc, thư giãn sau một ngày mệt mỏi. Vì vậy, đó phải là nơi an tĩnh. Việc đặt cổng nhà đối diện với phòng ngủ sẽ phá hỏng sự yên tĩnh này, quấy nhiễu đến sức khỏe con người.
Không đặt cổng nhà đối diện với thang máy:
Việc đặt thang máy đối diện với cổng nhà sẽ khiến gia chủ có cảm giác bị soi mói, đời sống riêng tư không đảm bảo, dễ gặp thị phi. Do đó, đặt cổng đối diện với thang máy cũng là điều không nên.
Lời kết
Trên đây, chúng tôi đã trả lời cho bạn câu hỏi có nên làm cổng 3 cánh hay không? Đừng quên theo dõi trang web để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích khác nhé.