meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giác ngộ lời Phật dạy về “trí tuệ” đời người: "Coi thường" người khác là phạm "ác nghiệp"

Thứ hai, 28/03/2022-16:03
Không chỉ là tôn giáo với những đạo lý giáo luật chặt chẽ mà đạo Phật còn có nhiều triết lý sống đơn giản mà sâu sắc từ đó giúp cho con người tiếp cận gần hơn tới sự hạnh phúc và vui vẻ. Vì thế đừng bao giờ coi thường người khác, hiểu được tôn trọng của người khác cũng chính là tôn trọng chính mình.

Có câu nói vô cùng nổi tiếng của triết học mà hầu hết ai cũng biết đó là "anh không phải là cá sao biết được niềm vui của cá". Câu nói này hàm ý nhắc nhở về sự khác biệt giữa những người khác nhau và không ai giống ai cả. Và lời Phật dạy cũng tương tự như vậy nhưng sẽ ngắn gọn và dễ hiểu hơn đó là "sống trên đời đừng bao giờ coi thường ai cả". 

Coi thường người khác chính là phạm "ác nghiệp"

Trong Phật giáo, con người sống trên đời tránh nhất là tham - sân - si vì ba điều này gây nên ác nghiệp, đưa đường chỉ lối sai trái sẽ khiến cho cuộc sống bế tắc, đảo lộn. Vậy vì sao coi thường người khác là phạm ác nghiệp? Lý giải đơn giản là vì coi thường người khác là bạn đang tham - sân - si. 

Việc coi thường người khác có thể xuất phát từ sự khinh khi, coi mình cao hơn người khác hoặc đang ghen tỵ với những thành quả mà người khác đạt được nên cố tỏ ra bất cần. Và dù trong trường hợp nào thì cũng là phạm phải tham. Vì tham cầu danh để thỏa mãn hư vinh hoặc  tham thứ không thuộc về mình sẽ có thể nảy sinh tham vọng. Tham vọng ở đây là tham vọng được như họ hoặc tham vọng giẫm đạp lên họ. 


Trong Phật giáo, con người sống trên đời tránh nhất là tham - sân - si vì ba điều này gây nên ác nghiệp, đưa đường chỉ lối sai trái sẽ khiến cho cuộc sống bế tắc, đảo lộn
Trong Phật giáo, con người sống trên đời tránh nhất là tham - sân - si vì ba điều này gây nên ác nghiệp, đưa đường chỉ lối sai trái sẽ khiến cho cuộc sống bế tắc, đảo lộn

Chính lòng tham này có thể dẫn tới tội ác, làm ác nhằm chiếm đoạt những gì người khác đang có thành của mình hoặc làm ác để chứng minh mình hơn họ, mình ở vị thế cao hơn - tốt hơn nên mình có quyền chà đạp, phỉ báng họ. Vậy nên, sống thuận theo tự nhiên mới mong có được cuộc đời viên mãn còn sống tham tham không thể nào thoát khỏi được quả báo. 

Vậy nên khi coi thường người khác chính là si - mê muội và thiếu sự hiểu biết. Khi bản thân đã làm được điều gì đó hay đạt được thành tựu gì đó không có nghĩa là người khác cũng phải làm được. Ở chiều ngược lại không phải điều mình không làm được thì người khác cũng không có khả năng đó. 

Phật dạy về cuộc sống nhấn mạnh đến bản ngã của mỗi người. Bởi vì bất kể ai cũng là một cá thể hoàn chỉnh với những năng lực, cảm xúc và quan điểm khác biệt. Những người có thế mạnh ở mặt này, người khác có thế mạnh ở mặt khác và trên đời không có người nào hoàn hảo và cũng chẳng ai vô dụng cả. 

Khi đánh giá thấp về người khác chính là biểu hiện của sự ngu muội, không nhìn thấy toàn diện về vấn đề, có cái nhìn phiến diện theo năng lực của bản thân. Chính vì thế mà dễ kích động dẫn đến sai lầm, dễ cho mình đứng trên và khi đối diện với cuộc sống phong phú mới ngỡ ngàng, thất bại, hối hận. 


Coi thường người khác chính là si - mê muội và thiếu sự hiểu biết
Coi thường người khác chính là si - mê muội và thiếu sự hiểu biết

Tôn trọng người khác chính là tôn trọng bản thân

Phật giáo luôn hướng con người tới cuộc sống an nhiên, tự tại, vô thường và bình tâm. Nguyên nhân là vì điều này có thể loại bỏ được tham - sân - si để nhận được hạnh phúc. Và để có được điều ấy thì trước tiên phải tôn trọng người khác cũng như tôn trọng chính bản thân mình. Trên thực tế, những người đánh giá thấp người khác thực chất là người không biết tôn trọng chính mình, luôn so sánh bản thân với những người xung quanh mà không biết rằng giá trị của mỗi người đều xứng đáng được tôn vinh. Và khi mình yêu quý bản thân bao nhiêu thì người khác cũng yêu quý họ như vậy. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta chính là một cá tính riêng thì sau phải trở thành trước đo so bì kém hơn với người khác. Vậy, hơn thì sao và không hơn thì sao? Trong cuộc sống, giá trị đích thực của cuộc sống đâu nằm ở thứ bậc mà chỉ cần chúng ta an yên thì mọi chuyện đều tốt đẹp, chỉ cần ta sống tốt thì đâu còn gì mà đáng kể nữa. 


Nên nhớ lời Phật dạy về cuộc sống, luôn để con mắt nằm ngang và nhìn thẳng một cách trong sáng, chính trực, cuộc đời ắt sẽ bằng phẳng
Nên nhớ lời Phật dạy về cuộc sống, luôn để con mắt nằm ngang và nhìn thẳng một cách trong sáng, chính trực, cuộc đời ắt sẽ bằng phẳng

Vậy nên, khi chúng ta tôn trọng chính mình thì sẽ biết tôn trọng những người khác, biết nhìn nhận những điểm tốt, điểm mới từ những người xung quanh từ đó cổ vũ và khích lệ họ đồng thời học tập họ để hoàn thiện chính bản thân mình. Khi mình tôn trọng người khác thì mọi người sẽ tôn trọng mình, tạo nên vòng tròn quan hệ dựa trên tinh thần tích cực, hòa đồng, nhân ái và mở rộng tâm hồn thì điều hạnh phúc sẽ ghé thăm. 

Hãy nên nhớ lời Phật dạy về cuộc sống, luôn để con mắt nằm ngang và nhìn thẳng một cách trong sáng, chính trực, cuộc đời ắt sẽ bằng phẳng. Những người mà mắt nhìn lúc nào cũng từ trên rọi xuống sẽ không thể thấy được cảnh quang tươi đẹp xung quanh lại càng không thể thấy được chướng ngại vật trên đường mà tránh. Điều đó chẳng phải là tự mình tạo nghiệp cho mình hay sao. 

Chính vì thế, tôn trọng người khác có ý nghĩa rất quan trọng, trước hết là với bản thân của chúng ta sau đó là với người khác và xã hội. Một khi dành sự tôn trọng cho người khác thì chúng ta sẽ nhận được sự tôn trọng tương ứng. Không chỉ thế, trong học tập, công việc, cuộc sống còn dễ được giúp đỡ, giải quyết được những vấn đề thực sự khó khăn. Và khi chúng ta tôn trọng người khác thì có thể khiến cho họ cảm thấy thoải mái, vui vẻ với mình người. Hơn thế người ta cũng thấy mình được ghi nhận, được xem trọng từ đó sẽ kích thích được sự phát triển cũng như ý chí của họ. Không những thế, tôn trọng mọi người còn có ý nghĩa với xã hội và cộng đồng bởi nếu như mọi người sống tôn trọng lẫn nhau thì xã hội sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cơn sốt đất đấu giá đã dịch chuyển về tỉnh: Nhà đầu tư tránh đi vào “vết xe đổ”

Dự kiến năm 2025 sẽ khởi công 6 dự án đường bộ cao tốc quy mô lớn với tổng chiều dài 294km, vốn hơn 32.000 tỷ đồng

Năm 2025, kênh đầu tư nào sẽ thu hút dòng tiền?

Fintech là bệ phóng để trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM "cất cánh"

Hà Nội: Chủ đầu tư siêu dự án 30.000 tỷ tiếp tục chuyển nhượng hơn 1,5ha "đất vàng"

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Tin mới cập nhật

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản 2025 sôi động nhưng khó sốt

4 giờ trước

Chuyên gia "hiến kế" cách đánh thuế bất động sản theo thời gian sở hữu hiệu quả

9 giờ trước

Tái khởi động đấu giá đất tại các vùng “nóng”: Liệu có nổ ra cơn sốt giá mới?

9 giờ trước

Mức độ quan tâm nhà đất tăng gấp 4 – 6 lần sau Tết

9 giờ trước

Gói vay ưu nhà ở cho người dưới 35 tuổi: Chuyên gia đề xuất 5% trong thời hạn 30 năm!

9 giờ trước