Giá ure nội địa tăng cao, doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi
Báo cáo ngành phân bón của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) chỉ ra giá ure tại Mỹ hiện giao động quanh mức 614 USD/tấn, giảm 6% so với đầu năm, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ, Trung Đông và Baltic ghi nhận giá ure trên đà phục hồi vì khủng hoảng khí đốt tại châu Âu khiến nguồn cung phân bón sụt giảm. Vào tháng 4, giá ure tại các khu vực này lập đỉnh nhưng lại tạo đấy vào tháng 6.
Giá xuất khẩu phân bón sụt giảm, nhiều khả năng vẫn tiếp tục đi xuống
Xuất khẩu phân bón ghi nhận mức giá tháng 8 đã giảm 20% so với hồi đầu năm khi chỉ còn 598 USD/ tấn. Theo dự báo của VDSC, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ suy yếu trên toàn cầu, giá phân bón khó có thể tăng mạnh, nhất là khi ure có thể đi ngang rồi suy giảm trong năm tới.6 tháng cuối năm 2022, cơ hội nào dành cho nhóm dầu khí, phân bón và điện?
Nhóm phân tích của Chứng khoán Dầu khí cho biết, cơ hội đầu tư trong nửa cuối năm 2022 sẽ đến từ nhóm doanh nghiệp thuộc ngành nghề phòng thủ như nhóm ngành năng lượng, tiêu dùng với đặc tính thiết yếu, ít biến động so với chu kỳ kinh tế và không bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát bao gồm dầu khí, điện và phân bón.Triển vọng xuất khẩu kém khả quan bất chấp cổ phiếu phân bón cùng giá urê phục hồi
Theo SSI Research, các loại cổ phiếu phân bón như DPM, DCM đều có phản ứng tích cực đối với giá urê, điều này khiến cho triển vọng lợi nhuận quý 3 sẽ tăng trưởng khá khả quan. Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu lại không được như vậy.Tại Trung Quốc và Ấn Độ, giá ure có xu hướng giảm sau khi đã lên đỉnh vào tháng 6. Giá ure tại Trung Quốc hiện ở mức 480 USD/tấn, giảm 43% so với đầu năm, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo BSC, sự phân hóa này là vì Trung Quốc đã dùng than đá để sản xuất ure thay cho khi thiên nhiên như các nước khác. Hơn nữa, trong 6 tháng qua, Nga đã không áp dụng hạn ngạch xuất khẩu phân bón, đồng thời tăng xuất khẩu phân bón sang Trung Quốc và Ấn Độ với giá chiết khấu khoảng 30%.
Tại Việt Nam, giá ure đang biến động theo thế giới. Nhưng theo BSC, giá ure trong nước có thể cao hơn Trung Quốc và Ấn Độ vì Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu ure lớn của Việt Nam, chiếm 45% lượng phân bón nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trong việc xuất khẩu ure sang các thị trường như Hàn Quốc, Campuchia, Lào, Malaysia…
Ngoài ra, Ấn độ là nhà nhập khẩu ure lớn, do đó các thông tin về đợt thầu của Ấn Độ như khối lượng đặt, giá trúng thầu… đều tác động đến giá ure toàn khu vực và cả thế giới.
Diễn biến trên thị trường ure trong nước và nguyên liệu đầu vào (FO Singapore) đang theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp đạm khí. Trong tháng 8, giá ure trung bình cao hơn 60% so với trung bình năm 2021. Trong khi đó, con số này cho dầu FO Singapore chỉ 38%.
Nhưng nhu cầu về phân bón có xu hướng giảm trong năm nay. Bởi giá gạo thấp hơn so với cùng kỳ và mùa cao điểm Hè Thu giá phân bón cao nên phải giảm lượng sử dụng.
Giá gạo tấm của Việt Nam tăng gần 5%, thêm 20 USD/tấn sau thông báo cấm xuất khẩu của Ấn Độ. Hơn nữa, Trung Quốc cũng nới lỏng xuất khẩu phân bón kể từ tháng 6. Tuy nhiên lượng phân bón xuất khẩu vẫn thấp hơn cùng kỳ 2 năm 2020 - 2021.
BSC cung kỳ vọng vào việc Chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát và hạn chế lượng xuất khẩu phân bón khi nước này vào vụ gieo trồng lớn nhất năm là tháng 10 - tháng 12. Điều này sẽ hạn chế được lượng cung phân bón và hỗ trợ giá ure tại Việt Nam.
BSC vẫn giữ quan điểm khả quan đối với các doanh nghiệp ngành phân bón trong năm 2022 vì có mặt bằng giá bán còn ở mức cao so với cùng kỳ mặc dù tốc độ tăng trưởng đã giảm sút so với nửa đầu năm.
Sang năm 2023, thách thức lớn nhất đối với sự tăng trưởng của doanh nghiệp phân bón là mức nền cao. Giá ure thế giới được điều chỉnh từ 2023. Nhưng việc giảm nguồn cung phân bón tại châu Âu sẽ hỗ trợ ure lập nên mặt bằng giá mới.
Theo BCS, giá khí tự nhiên của châu Âu có thể sẽ lập mặt bằng mới trong giai đoạn 2023 - 2024 vì chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng lớn nhằm thay cho nguồn cung từ Nga. Việc này khiến nguồn cung phân bón toàn cầu giảm mạnh bởi chi phí sản xuất phân bón tại châu Âu tăng cao. Không ít nhà máy phân bón phải cắt giảm sản lượng hoặc đóng cửa vĩnh viễn.