Giá đất nền tại Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu vượt mốc 50 triệu đồng/m2
BÀI LIÊN QUAN
Đất nền ven biển Quy Nhơn nóng lên từng ngàyBùng nổ cơn sốt săn đất nền Bà Rịa - Vũng TàuTS. Đinh Thế Hiển: Đất nền vẫn là sự lựa chọn số đông của giới đầu tưTheo báo cáo của DKRA Việt Nam về tổng kết thị trường đất nền phía Nam năm 2021, bình quân giá chào bán đất nền cao nhất tại Long An ở mức 52,7 triệu đồng/m2, Đồng Nai đạt 45 triệu đồng/m2 và tại Tây Ninh và Bình Dương ghi nhận mức 15-25 triệu đồng/m2.
Không chỉ vậy, số liệu cho thấy trong năm 2021, phân khúc đất nền tại TP. HCM và các tỉnh giáp ranh đã ghi nhận 46 dự án mở bán với số lượng khoảng 6.220 sản phẩm.
Khi quỹ đất tại TP. HCM ngày càng hạn chế làm chi nguồn cung trở nên khan hiếm thì thị trường bất động sản tại các tỉnh giáp ranh đã trở thành nguồn cung chủ lực. Theo đó, nguồn cung đất nền tại Long An chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 39%) trong các địa phương. Cùng với Long An, Đồng Nai cũng có nguồn cung lớn, chiếm 29%. Giá chào bán đất nền tại Long An hiện đang thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn nhiều so với các tỉnh thành khác.
Được biết, khảo sát này được đưa ra dựa trên giá chào bán của nguồn cung đất nền mới công bố tại các tỉnh phía Nam. Trong khi đó, mức giá đất nền cao nhất tại TP. HCM là 97 triệu đồng/m2 và thấp nhất là 48 triệu đồng/m2.
Về mức độ tiêu thụ đất nền TP. HCM và các vùng phụ cận đạt khoảng 4.697 nền, tương đương 76% nguồn cung mới. Tuy nhiên, riêng TP. HCM chỉ gồm có 2 dự án mở bán mới, cung cấp cho thị trường khoảng 98 sản phẩm, con số này bằng 17% so với năm 2020. Đồng thời tỷ lệ tiêu thụ khoảng 52% (tương đương 51 sản phẩm), bằng 15% so với năm ngoái.
Các dự án đất nền tại TP. HCM chủ yếu có quy mô nhỏ lẻ, tập trung ở những huyện ngoại thành như: Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi,... Ngoài ra, phân khúc đất nền tại TP. HCM ghi nhận tại dự án cũ, đã có từ những năm trước.
Theo DRKA phân tích, nguồn cung mới trong năm 2021 sụt giảm mạnh khi chỉ đạt mức 47% so với năm trước. Với việc thực hiện giãn cách xã hội do dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch giới thiệu sản phẩm cũng như hoạt động bán hàng của các dự án. Thanh khoản thị trường thứ cấp ở mức trung bình, mặt bằng giá có xu hướng giảm ở trong giai đoạn áp dụng biện pháp giãn cách toàn xã hội.
Bên cạnh đó, các dự án có quy mô lớn, quy hoạch tiện ích nội khu đa dạng, vị trí thuận lợi trong việc kết nối với các khu vực xung quanh, pháp lý rõ ràng thường có tỷ lệ giao dịch thành công cao.
Với vị trí tiếp giáp TP. HCM, một số thị trường các tỉnh vùng ven trước đây có quỹ đất rộng giờ đã rơi vào tình trạng khan đất giá cao. Song, tại một số khu vực ở Long An, quỹ đất còn nhiều, vị trí thuận lợi, giá thành cạnh tranh.
Long An có gần 2 triệu dân, nơi đây hấp dẫn nhà đầu tư bởi nhiều dự án, cơ sở hạ tầng đã và đang được triển khai. Tỉnh này tiếp giáp với phía Nam Sài Gòn thông qua đường Nguyễn Văn Linh và Quốc lộ 50, không chỉ thuận tiện trong việc di chuyển mà còn được hưởng lợi từ địa thế của Nam Sài Gòn.
Long An sở hữu hệ thống giao thông quan trọng, là nơi kết nối giữa TP. HCM với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, tỉnh Long An hiện có đầy đủ tiềm năng để phát triển kinh tế một cách toàn diện. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Long An dự kiến sẽ chi gần 30.000 tỷ đồng cho hệ thống hạ tầng, quyết tâm hoàn thiện đường ĐT830E, đoạn từ nút giao với cao tốc TPHCM - Trung Lương đến ĐT830 (đường vành đai 4), và hoàn thiện trục động lực TPHCM - Long An - Tiền Giang, cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Bên cạnh việc sở hữu dự án hạ tầng lớn, Long An cũng đang nỗ lực trong việc đầu tư dự án phát triển công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể, Long An đang quy hoạch khu kinh tế 3.200 ha xoay quanh cảng quốc tế Long An.
Giá trị bất động sản Long An dự kiến trong 2-3 năm tới sẽ có chỉ số tăng trưởng, trong đó có phân khúc đất nền. Đây là một tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư đang quan tâm đến thị trường bất động sản tại tỉnh này.