Giá cước tàu giảm sâu, doanh nghiệp xuất khẩu hưởng lợi
BÀI LIÊN QUAN
Nhờ giá cước tàu vẫn cao, ngành vận tải biển lãi lớn trong quý IIIGiá cước vận tải "đổi chiều" giảm mạnh, doanh nghiệp logistics vẫn gặp khóSau 2 năm, khủng hoảng vận tải biển đã kết thúc: Container thừa, giá cước giảm, đơn hàng ítGiá cước vận tải biển bắt đầu giảm mạnh từ giữa năm nay sau 2 năm tăng mạnh, tuy nhiên giá cước không có dấu hiệu đi lên và tình trạng thừa container ngày càng nhiều.
Giá cước về gần với mức trước dịch
Theo ông Đặng Đình Long, Tổng Giám đốc Công ty Logistics Mega A, thời gian này thường là mùa cao điểm để xuất khẩu hàng hóa phục vụ đợt Lễ giáng sinh và Tết dương lịch. Tuy nhiên, giá cước tàu hiện đã giảm mạnh nhưng vẫn hiếm khách đặt tàu vì nhu cầu tiêu dùng giảm và người dân cũng thắt chặt chi tiêu do lạm phát. Kết quả là container dư thừa và nhiều hãng tàu bắt đầu hạ giá để thu hút khách hàng.
Ông Long cho rằng hiện Trung Quốc là thị trường thừa nhiều hàng hóa nhất, trong khi các nơi khác cũng không cần nhiều hàng. Do đó, các đơn vị logistics và dịch vụ phải chấp nhận gom đơn hàng, từ nhỏ đến lớn để đảm bảo duy trì hoạt động chờ thị trường phục hồi.
Hiện nay, các hãng tàu chấp nhận khai thác đa dạng hóa dịch vụ, hạ giá để thu hút khách gửi hàng tới các nơi trên hải trình. Chẳng hạn như cỡ 700-800 container rỗng ngày càng nhiều trong khi trước đây phải đủ 2.000-3.000 container thì tàu mới khởi hành.
Cần có chính sách ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trước nguy cơ đánh mất thị trường
Có thể thấy, sau giai đoạn tăng trưởng bùng nổ năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2022 được dự báo sẽ chịu tác động của lạm phát cũng như suy thoái toàn cầu. Cũng từ quý IV, các doanh nghiệp thủy sản, đặc biệt là ngành tôm đều khan hiếm đơn hàng và giảm sức cạnh tranh đối với các đối thủ lớn.Zero Covid của Trung Quốc có đang “làm khó” việc xuất khẩu heo qua đường tiểu ngạch của Việt Nam?
Thời điểm hiện tại, giá heo hơi của Trung Quốc đang cao hơn khá nhiều so với Việt Nam. Dữ liệu từ trang Zhu Wang cập nhật đến ngày 22/11, giá heo hơi Trung Quốc đang ở mức khoảng 25 nhân dân tệ cho 1kg, tương đương với khoảng 86.000 đồng/kg, cao hơn 32.000 đồng/kg so với giá trong nước.Xuất khẩu tại những thị trường lớn đều giảm mạnh
Đúng như dự báo, tăng trưởng xuất khẩu sụt giảm đáng kể. Mặt khác, tại hầu hết những thị trường lớn ngoại trừ EU đều ghi nhận nhu cầu suy yếu. Tiền đồng mất giá bắt đầu phản ánh vào nhập khẩu.Tổng Cục Hải quan cho biết trong tháng 9, sản lượng hàng xuất khẩu giảm đi nhiều, tác động lớn đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics. Đáng chú ý, giá cước tàu trong nước và vận chuyển quốc tế đang giảm nhiều, thậm chí tàu đi châu Âu giảm chỉ còn 900 USD, giảm mạnh đến 50% so với trước đó.
Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Vina T&T, Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam thừa nhận rằng hiện nay giá cước vận tải biển đã về gần với mức trước dịch. Ví dụ, lúc dịch, hàng đi Mỹ có giá cước 17.000 USD/ container 40 feet thì hiện chỉ còn khoảng 3.000 USD/ container.
Giá cước tàu giảm chỉ ra nền kinh tế thế giới đang ảm đạm trong mùa mua sắm cao điểm. Tuy nhiên, nhu cầu xuất khẩu lại giảm mạnh. Tại các quốc gia, xu hướng chọn hàng trong nước và giá rẻ nhiều hơn so với hàng nhập khẩu. Tại các thị trường trọng yếu của Việt Nam như EU, Mỹ, giảm nhu cầu và tồn kho cao, do đó nhà nhập khẩu giảm đặt hàng.
Trước tình trạng đó, doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng thiết yếu, giá bình dân được hưởng lợi do nhu cầu thị trường vẫn còn. Chẳng hạn, các loại gạo bình dân dùng để làm bột, bánh, phở, hay một số loại rau củ quả đông lạnh đã có thể xuất khẩu vào Mỹ trở lại nhờ giá cước tàu thấp. Thế nhưng, doanh nghiệp Việt Nam phải chia sẻ với đối tác để giảm giá, xả kho hàng cũ để nhà nhập khẩu tiếp tục nhập hàng khi kho hàng đầy, do vậy hiệu quả kinh doanh lúc này không cao.
Theo ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Sinh, chuyên xuất khẩu nông sản, chi phí vận chuyển của doanh nghiệp trước dịch khoảng 3 tỉ đồng/ tháng đã tăng lên 30 tỉ đồng/ tháng trong 2 năm dịch và hiện về mức 4 tỉ đồng/ tháng. Ông Thông nói: “Điều này góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu chi phí của doanh nghiệp. Trong ngành hàng nông sản và thực phẩm thiết yếu, các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi nhờ giá cước giảm, còn lại vẫn gặp khó vì khan hiếm đơn hàng”.
Mức chi phí giảm không đáng kể
Thế nhưng, theo một số doanh nghiệp, cước tàu biển giảm mạnh thời điểm này chủ yếu có tính chất động viên mà không tác động lớn đến việc giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội Cao su - Nhựa TP HCM, cước tàu biển chiếm 50% trong chi phí về logistics, còn lại là chi phí khác không giảm, do đó chi phí logistics giảm không nhiều.
Ông Quốc Anh phân tích: “Với ngành cao su, đa số các nguyên liệu đều nhập khẩu, trừ cao su thiên nhiên. Nhìn chung, doanh nghiệp ngành cao su - nhựa không được hưởng lợi về tỉ giá vì tỉ giá USD/ VNĐ tăng mạnh và neo ở mức cao.
Ông cho biết thêm từ cuối quý I, đầu quý II, giá nguyên vật liệu đã tăng và mới chậm lại trong thời gian qua, tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các DN cao su - nhựa cho biết từ tháng 8, số lượng đơn hàng giảm dần cùng với tỉ giá tăng khiến hàng khó bán hơn. Sức mua trong nước cũng chậm vì người dùng giảm chi tiêu. Bình quân doanh nghiệp hiện giảm 20% doanh thu so với hồi cao điểm giữa năm nay, có doanh nghiệp giảm tới 30-40%, tuy nhiên so với năm 2021 thì tỉ lệ này không đáng kể.
Theo dự đoán của các doanh nghiệp, tình hình khó khăn sẽ kéo dài tới hết quý II/2023. Từ nay tới thời điểm đó, doanh nghiệp rất khó bảo toàn lợi nhuận.
Chủ tịch Hội Cao su - Nhựa nói thêm: “Tình hình sẽ rất ngặt nghèo trong vòng 8-9 tháng tới. Đơn hàng giảm và khó khăn về dòng tiền vẫn ngày càng lớn. Công nợ quốc tế và nội địa kéo dài, dòng tiền quay về chậm và room tín dụng hạn hẹp… Cách duy nhất là doanh nghiệp cố gắng cắt giảm chi phí đến mức thấp nhất, nỗ lực thuyết phục khách hàng ký hợp đồng những đơn hàng dự trữ nhằm duy trì sản xuất tối thiểu để giữ chân người lao động, chờ thị trường tốt lên thì có thể tăng tốc theo kịp”.
Theo ông Nguyễn Văn Khánh, Tổng Thư ký Hội da giày TP HCM, doanh nghiệp ngành da giày làm việc cật lực trong 3-4 tháng trước vì nhiều đơn hàng. Khi đó, các doanh nghiệp phải xoay sở khắp nơi tìm container rỗng để xuất hàng. Tuy nhiên, hiện container rỗng còn nhiều mà lại không có đơn hàng.
Ông Khánh nói: “Trong lúc đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh, chi phí vận chuyển giảm chỉ có tác dụng an ủi doanh nghiệp vì các chi phí lúc khó khăn đều tăng, cái nào giảm thì mừng cái đó. Về cơ bản, doanh nghiệp da giày năm nay vẫn có tăng trưởng nhờ sự hồi phục mạnh mẽ trong 8 tháng đầu năm. Tình hình sắp tới là thắt lưng buộc bụng và cắt giảm chi phí chờ cơn suy thoái kinh tế qua đi”.