Ghé thăm nơi “động phòng hoa chúc” của hoàng đế và hoàng hậu thời xưa: Ẩn chứa một chi tiết đáng sợ
BÀI LIÊN QUAN
Bí ẩn ghế rồng trong Tử Cấm Thành: Tại sao cho tiền chuyên gia cũng không dám chạm tay vào?Tất cả 308 vại nước trong Tử Cấm Thành đều có một vết đao: Nguyên nhân thực sự là gì?Tử Cấm Thành có một căn phòng quanh năm u ám, lạnh lẽo: Oán khí linh hồn hay bí ẩn gì khác?Tử Cấm Thành hay còn được biết đến với tên gọi Cố Cung là công trình mang giá trị lịch sử, văn hóa vô giá đối với người Trung Quốc; đồng thời là khu phức hợp cung điện quy mô, hoành tráng bậc nhất thế giới. Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 đến năm 1420 thì hoàn thành. Đây là nơi ở của nhiều đời hoàng đế và vua chúa trong lịch sử phong kiến Trung Hoa từ thời nhà Minh cho đến thời nhà Thanh.
Công trình này tọa lạc tại Đông Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc với tổng diện tích lên tới 72ha. Trải qua hàng trăm năm tồn tại, Tử Cấm Thành vẫn tồn tại hàng loạt điều bí ẩn chưa thể giải đáp. Hàng loạt lời đồn đoán cùng những truyền thuyết cùng những lời thêu dệt được truyền miệng cho tới tận bây giờ. Điều này khiến Cố Cung càng thêm sức hút đối với du khách thập phương.
Điều đáng nói, Tử Cấm Thành có tổng cộng 980 tòa nhà, khoảng 9.999 gian phòng, mỗi gian phòng lại có một điểm khác biệt riêng. Bên cạnh đó, trong gần 300 năm trị vì của triều Thanh, chỉ có 4 hoàng đế tổ chức hôn lễ trong Tử Cấm Thành.
Đặc biệt, nơi động phòng hoa chúc của hoàng hậu và hoàng đế thời xưa không phải ở tẩm cung chính của hai người mà diễn ra ở một nơi ít người biết đến, đó chính là Khôn Ninh cung. Trước đây, cung này là nơi mà nhà Thanh dùng để tế trời đất. Đến khi Tử Cấm Thành có đại hôn, nơi này trở thành tân phòng của vua và hoàng hậu.
Tân phòng của đế - hậu thời xưa có gì đặc biệt?
Bên cạnh cung Càn Thanh và Giao Thái thì Khôn Ninh cũng là một trong số những cung điện phổ biến tại Tử Cấm Thành. Nếu như cung Càn Thanh là biểu trưng cho dương tính, là nơi ở của hoàng đế thì cung Khôn Ninh lại đại diện cho âm tính, là nơi ở của hoàng hậu.
Được biết, chữ “Khôn Ninh” trong Khôn Ninh cung được lấy từ địa thế Khôn của quẻ “Khôn” trong “Chu dịch”. Chữ này mang ý nghĩa quân tử dùng đức dày để nâng đỡ vạn vật. Trong “Đạo Đức Kinh” có viết rằng: “Trời hợp nhất sẽ thanh trong, đất hợp nhất sẽ an ninh”, vì thế chữ “Khôn Ninh” trong Khôn Ninh cung mang ý nghĩa “Khôn địa ninh định” (mặt đất yên ổn).
Từ triều đại nhà Minh, cung Khôn Ninh được dùng làm tẩm cung cho hoàng hậu. Bên cạnh đó, màu sắc chính của Không Ninh cung là màu đỏ, là màu đại diện cho tình yêu và sự sinh sản, sinh sôi nảy nở. Sau ngày cưới, hoàng đế và hoàng hậu của mình trong cung điện này với mong muốn sẽ sớm sinh quý tử nối dõi tông đường.
Bên cạnh đó, những hoàng hậu sau khi được sắc phong sẽ sống tại cung Khôn Ninh cho đến khi qua đời. Nếu hoàng hậu chuyển ra khỏi cung này sẽ bởi hai lý do, một là hoàng đế đã băng hà, hai là hoàng hậu chuyển đến cung thái hậu. Hoặc trường hợp xấu hơn là khi hoàng hậu bị phế vị.
Nơi khiến 28 hoàng hậu phải... bỏ mạng
Điều đáng nói, trong vô số những cung điện bên trong Tử Cấm Thành, nơi âm u đáng sợ nhất không phải là lãnh cung mà là cung Khôn Ninh. Đây chính là nơi gắn liền với 28 vị hoàng hậu thuộc các triều nhà Minh và nhà Thanh. Tới thời hoàng đế Ung Chính, không còn một ai sống ở trong cung điện này nữa.
Trước khi trở thành nơi ở của hoàng hậu, cung Khôn Ninh vẫn được tận dụng để thực hiện cho các nghi lễ cúng tế. Bởi những hoạt động thờ cúng này, trong mắt nhiều người trong cung, Khôn Ninh Cung dần trở thành một địa điểm không “sạch sẽ” nhất. Bên cạnh đó, còn có nhiều lời đồn đáng sợ về Khôn Cung cung, nhiều người truyền nhau đây là là “tử địa” của rất nhiều vị hoàng hậu.
Nếu không tính những vị hoàng hậu qua đời vì bệnh tật, nếu chỉ tính riêng những hoàng hậu chọn Khôn Ninh Cung làm nơi kết thúc cuộc đời mình cũng nhiều vô kể. Trái ngược với tên gọi hàm nghĩa bình yên, cung Khôn Ninh lại được coi là nơi đầy sóng gió. Dưới thời nhà Minh, Chu Hoàng hậu - vị hoàng hậu của Minh Tư Tông Sùng Trinh Đế cũng đã treo cổ tự sát ở đây.
Đến thời nhà Thanh, vua Khang Hi có tổng cộng 4 lần lập hậu thì có tới 2 hoàng hậu qua đời tại cung Khôn Ninh. Điều này khiến Khang Hi vô cùng đau khổ, quyết định không lập hậu nữa. Sau đó, cung Khôn Ninh bị bỏ trống hơn 30 năm vì bị coi là mang lời nguyền.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, lý do khiến cho Khôn Ninh cung bị bỏ hoang là do hoàng thất nhà Thanh có chủ trương xây dựng Di Hòa Viên. Sau đó, nhiều thê thiếp của hoàng đế được chuyển đến sống tại Di Hòa Viên. Chính vì thế, sự tồn tại của hậu cung trở nên ngày càng lu mờ, điều này khiến cho cung Khôn Ninh cũ kỹ cũng ngày càng trống trải.
Dù đã bỏ trống nhiều năm nhưng theo nghi thức hoàng gia, cung Khôn Ninh vẫn là nơi hoàng đế và hoàng hậu tổ chức hôn lễ. Được biết, hoàng đế và hoàng hậu sẽ sống tại cung Khôn Ninh 3 ngày trước khi chuyển tới cung điện khác.
Sau này, Khôn Ninh cung được sử dụng chủ yếu như một nơi cúng tế cho các vị thần của người Mãn Châu. Nơi đây vẫn giữ nguyên cách bày trí kiến trúc và nội thất lộng lẫy theo quy cách hoàng gia. Tuy nhiên, việc không có người ở mà chỉ hương khói trong thời gian dài đã khiến cung điện này ngày càng âm u, tịch mịch đến đáng sợ.