meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Gã khổng lồ Internet Trung Quốc ‘theo chân’ Alibaba liên tục nhận tin dữ

Chủ nhật, 27/03/2022-17:03
Tencent là gã khổng lồ Internet sau Alibaba nếm trải nỗi đau của Jack Ma khi ngành Internet bị siết chặt kiểm soát tại Trung Quốc.

Tập đoàn Tencent Holdings Ltd. cam kết đi theo mô hình mới của Trung Quốc, với sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ trước tình hình tăng trưởng chậm nhất kể từ khi thành lập. Tencent đã tuyên bố sự kết thúc của kỷ nguyên bùng nổ vốn đã giúp phát triển và nuôi dưỡng một số tập đoàn lớn với lợi nhuận cao nhất toàn cầu.

Quản lý chặt chẽ, doanh thu giảm đi

Thay mặt ban lãnh đạo, người đồng sáng lập Pony Ma và Chủ tịch Martin Lau đồng tình với sự quản lý Big Tech nghiêm ngặt của Bắc Kinh. Họ ủng hộ quan điểm tăng trưởng cành lành mạnh hơn khi có nhiều quy định hơn, về lâu dài.


 
 

Việc chính phủ Trung Quốc quản lý chặt chẽ hơn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến lĩnh vực Internet từ giáo dục, game đến thương mại điện tử. Sau một năm Chính phủ áp dụng quy định, đã khiến Alibaba và giờ đây là Tencent cùng một số đối thủ khác bước sang giai đoạn mới, buộc phải thận trọng hơn trong việc mở rộng và phát triển.

Tương tự như Alibaba, Tập đoàn Tencent mới đây đã ghi nhận một quý tăng trưởng thấp nhất. Doanh thu game nội địa của doanh nghiệp chỉ tăng 1%, đồng thời doanh số quảng cáo trực tuyến không đạt mức dự báo theo nhà phân tích. Như vậy, các biện pháp quản lý, trong đó có hạn chế việc cấp phép và giới hạn thời gian chơi game cho trẻ vị thành niên đã tác động không nhỏ đến doanh thu của tập đoàn. 

“Chúng tôi đang cố gắng tích cực tiếp cận những thay đổi nhằm phù hợp hơn với mô hình công nghiệp mới. Với nền văn hóa doanh nghiệp định hướng dài hạn tập trung vào trách nhiệm xã hội, đổi mới công nghệ và giá trị người dùng, chúng tôi hướng đến tăng trưởng lành mạnh và lâu dài”, theo ông Lau.

Công ty gạt bỏ thông tin suy đoán rằng họ sẽ giống như Alibaba là mua lại cổ phần. Theo đó, họ không làm vậy và tập trung hướng đến hoạt động kinh doanh cốt lõi như game quốc tế, dịch vụ Wechat và đám mây. Công ty sẽ phát triển hệ thống này khi pháp lý ổn định vào cuối năm nay.


 
 

Tại Hong Kong, cổ phiếu của Tencent giảm hơn 4%. Trong khi đó, cổ đông bên ngoài lớn nhất của họ là Naspers dừng lại ở mức thấp hơn 9%.

"Tencent vẫn có thể sử dụng đòn bẩy để cải thiện tình trạng này nhưng hành động dường như không được thực hiện trong bối cảnh của cuộc thảo luận pháp lý. Và nếu thiếu sự lãnh đạo của ban quản lý, có thể các nhà đầu tư buộc phải vào cuộc”, các nhà phân tích của Bernsterin cho biết.

So với báo cáo trung bình 145,3 tỷ NDT, doanh thu chỉ tăng 8% lên 144,2 tỷ NDT tương đương 22,6 tỷ USD trong quý. Như vậy, đây là doanh thu hàng quý thấp nhất, và lần đầu tiên trong lịch sự nó chỉ có một con số.

So với mức đỉnh điểm năm 2021, Tencent đã mất hơn 470 tỷ USD vốn hóa thị trường cho dù họ đa phần đã thoát khỏi sự kiểm soát của Bắc Kinh. Họ ủng hộ chính sách của Trung Quốc và cho rằng lâu dài sẽ tốt hơn. 

Alibaba và Meituan là hai cái tên nổi bật hơn khi bị phạt vì những vấn đề liên quan đến độc quyền trong năm qua.

Điều chỉnh để phù hợp với quy định

Theo ông Lau: “Nhiều năm qua, các công ty trong ngành đã quá tập trung vào cạnh tranh mà được mất thì ngang nhau. Họ chỉ tập trung vào lợi ích công ty và bỏ qua yếu tố quan trọng nhất của sự tăng trưởng bền vững. Và rồi, sự tăng trưởng của ngành trở nên không lành mạnh”.

Sau khi lãnh đạo Trung Quốc cam kết hỗ trợ thị trường và kinh tế, các nhà đầu tư điều chỉnh lại cách tiếp cận của họ với thị trường. Ngoài ra, đợt tăng trưởng lịch sử của chứng khoán Trung Quốc vào tuần trước vốn được kích thích bởi sự kết thúc kiểm soát công nghệ.

Tuy nhiên, riêng Tencent vẫn còn đó những khó khăn chưa giải quyết.

Theo Shawn Yang, nhà phân tích tại Blue Lotus Capital Advisors, “Không tính đến hạn chế vĩ mô và quy định, Tencent đang đối mặt với khó khăn riêng. Đó là chưa tạo ra các game hot tiếp theo. Thêm vào đó, Douyin (Tik Tok bản Trung) cũng là yếu tố ảnh hưởng ít nhiều đến doanh số quảng cáo của Tencent".


 
 

Tuần trước, Bloomberg đã đưa tin rằng các cơ quan quản lý đang xem xét yêu cầu Tencent thay đổi dịch vụ Wechat Pay và biến nó thành công ty tài chính mới. Toàn bộ mảng kinh doanh truyền thống xã hội của họ có thể giảm sức hút vì đó là một phần trong cải cách nhánh fintech.

Vào thứ 4 23/3, công ty Tencent và cơ quan quản lý vẫn đang thảo luận về yêu cầu tái cơ cấu. Ông Lau cho biết họ sẽ tuân thủ mọi quy định đề ra.

Các bản phát hành mới tại thị trường game lớn nhất toàn cầu đã đóng băng ở tháng thứ 8. Điều này dấy lên lo sợ về việc quản lý chặt chẽ như năm 2018 sẽ khiến Tencent bị thu hẹp về hoạt động kinh doanh sinh lợi nhất.

Trước những thách thức tại quê nhà, công ty Tencent dường như đang hướng ra ngoài. Theo nghiên cứu, họ hợp tác với gã khổng lồ game phương Tây nhằm chuyển thể tựa game yêu thích sang game mobile. Một ví dụ gần nhất là Apex Legends của Electronic Arts Inc.

Nền tảng nhắn tin WeChat vẫn là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh trực tuyến của Tencent. WeChat cơ hơn 1 tỷ người dùng với nhu cầu mua hàng đến cấp dữ liệu kiểu Tiktok và giao đồ ăn. Trong giai đoạn này, người dùng hoạt động trên WeChat đã tăng 3,5% mỗi tháng, đạt 1,27 tỷ người. Theo đó, lượng người dùng hoạt động mỗi ngày trên chương trình nhỏ (dịch vụ nhỏ miễn phí tải xuống) đã tăng 12,5% lên 450 triệu vào năm 2021. 

Những thách thức về ngành game chỉ mang tính chất tạm thời, theo quản lý cấp cao của Tencent. Bất cứ lúc nào khi mà bất ổn từ quy định giảm bớt, công ty với kho dự trữ các tựa game sẽ sẵn sàng ra mắt người dùng. Tencent hy vọng Bắc Kinh sẽ cấp giấy phép phát hành game mới như trước đó trong khi đưa ra biện pháp bảo vệ trẻ vị thành niên mà không đưa ra mốc thời gian cụ thể.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

19 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

20 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

20 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

20 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước