meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc đứng trước bờ vực phá sản, tình hình thị trường càng tồi tệ hơn

Thứ tư, 06/09/2023-08:09
Từng là doanh nghiệp địa ốc lớn nhất Trung Quốc với hơn 3.000 dự án khắp các tỉnh thành, giờ đây Country Garden lại đang phải tìm giải pháp để tồn tại vì núi nợ cực lớn.

Nhà phát triển bất động sản lớn nhất cũng gặp khó khăn

Theo Vietnamnet, tờ CNN cho biết Country Garden vừa thông báo lỗ nặng 51,5 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 7 tỷ USD) trong 6 tháng đầu năm nay. Công ty xác nhận sắp phá sản vì khoản nợ khổng lồ.

Theo công ty này, họ đã “mất cảnh giác” trước sự xuống dốc không phanh của thị trường bất động sản Trung Quốc, nhất là ở các thành phố nhỏ và không có giải pháp đối phó kịp thời.

Bất động sản chiếm từ ¼ - ⅓ GDP của Trung Quốc. Do đó, việc bất động sản gặp khó khăn có thể khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng.

Country Garden đứng đầu về doanh số bán hàng vào năm ngoái, là một trong số ít doanh nghiệp tư nhân đứng vững sau cuộc khủng hoảng bất động sản từ 2 năm trước. Thế nhưng, hiện nay công ty có tổng số tiền nợ phải trả lên tới 194 tỷ USD. Trong đó, trong vòng 12 tháng sẽ phải trả 15 tỷ USD. Về tiền mặt, công ty chỉ sở hữu 13,9 tỷ USD.


Việc bất động sản gặp khó khăn có thể khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng
Việc bất động sản gặp khó khăn có thể khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng

Country Garden vào thứ 4 tuần trước đã nỗ lực trả cho chủ nợ bằng việc phát hành cổ phiếu mới. Thế nhưng, họ xác nhận trong hồ sơ nộp vào cuối ngày đã không thanh toán lãi cho một số trái chủ vào đầu tháng này. Công ty có thể sẽ vỡ nợ nếu kết quả tài chính tiếp tục xấu đi trong tương lai.

Các nhà đầu tư e ngại việc vỡ nợ của Country Garden có thể khiến niềm tin vốn đã mong manh còn trở nên yếu ớt hơn khi chính phủ nước này đang tìm giải pháp khôi phục thị trường bất động sản.

Vụ vỡ nợ của Country Garden nói riêng hay một công ty khách cũng có thể lan rộng ảnh hưởng tới cả nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu.

Đầu tháng 8/2023, Zhongrong Trust, một trong những công ty ủy thác tư nhân lớn nhất Trung Quốc lo ngại về sự sụp đổ dây chuyền đã không thanh toán được một số sản phẩm cho các nhà đầu tư.

Vừa qua, China Vanke, nhà phát triển BĐS lớn thứ ba Trung Quốc đã báo cáo lợi nhuận ròng giảm 19% trong nửa đầu năm nay. Doanh nghiệp có trụ sở tại Thâm Quyến đã hủy bỏ kế hoạch huy động tới 2,1 tỷ USD bằng việc phát hành cổ phiếu mới vì bị định giá ở ngưỡng thấp.

Theo ông Zhu Jiusheng, Giám đốc điều hành của China Vanke, công ty phải đối mặt với sức ép về lợi nhuận ngắn hạn.

Gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc đứng trước bờ vực phá sản, tình hình thị trường càng tồi tệ hơn - ảnh 2

Ông Zhu Jiusheng cho biết: “Ngành BĐS đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ và tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp liên tục giảm. Việc phát triển những dự án lớn bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính như trước đây không còn bền vững”.

Cổ phiếu của China Vanke giảm 25% kể từ đầu năm đến nay, xuống mức thấp nhất từ tháng 10/2022. Theo chủ tịch Yu Liang, toàn bộ doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đều phải chịu sức ép lớn chưa từng có.

Vừa qua, Chính phủ Trung Quốc đã tung ra hàng loạt biện pháp để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, trong đó có nới lỏng những quy định về thế chấp cho người mua nhà.

Chủ tịch China Vanke cho biết: “Các chính sách hiện có hiệu quả. Chúng tôi hy vọng rằng các biện pháp được công bố có thể được thực hiện càng sớm càng tốt”.

Tập đoàn Evergrande đã gặp chuyện gì?

Kể từ năm 2021, khi Tập đoàn Evergrande tuyên bố vỡ nợ, cuộc khủng hoảng bất động sản Trung Quốc đã nổ ra. Những thông tin từ China Vanke hay Country Garden gần đây cho thấy cuộc khủng hoảng vẫn đang tiếp diễn và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo dữ liệu vừa công bố đầu tháng 8 của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, đầu tư bất động sản trong 7 tháng đầu năm đã giảm 8,5%.

Thống kê từ China Real Estate Information cho thấy trong 7 tháng đầu năm, doanh số bán nhà mới của 100 nhà phát triển lớn nhất Trung Quốc giảm 33% so với năm trước. Đó là mức giảm mạnh nhất trong vòng 1 năm.

Các chủ đầu tư vay những khoản tiền lớn trong nhiều năm để xây dựng và bán bất động sản với tốc độ nhanh chóng. Họ phải chịu những khoản nợ lớn và nhiều doanh nghiệp sau đó đã vỡ nợ.

Tập đoàn Evergrande đầu tháng 8/2023 đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ. Đó là động thái nằm trong nỗ lực cơ cấu lại các khoản nợ khổng lồ của tập đoàn và bảo vệ tập đoàn khỏi các chủ nợ tại Mỹ khi công ty vẫn đang thỏa thuận tái cơ cấu với các chủ nợ ở những khu vực khác như Quần đảo Cayman và Hồng Kông.

Gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc đứng trước bờ vực phá sản, tình hình thị trường càng tồi tệ hơn - ảnh 3

Trong nửa đầu năm, khoản lỗ của Evergrande là 4,5 tỷ USD. Nhờ doanh thu tăng nên mức lỗ này được xem là đã giảm đáng kể.

Năm 2022, một doanh nghiệp khác là Modern Land China có trụ sở tại Bắc Kinh cũng đã nộp đơn xin phá sản sau khi không thể thanh toán khoản trái phiếu trị giá 250 triệu USD. Theo doanh nghiệp, họ vẫn sẽ tái cơ cấu nợ ở nước ngoài.

Việc Evergrande Group đi về đâu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thống tài chính trị giá 60.000 tỷ USD của Trung Quốc và có thể tác động tới khắp các ngân hàng, quỹ tín thác và cả hàng triệu người mua nhà. Evergrande Group hiện có khoản nợ lên tới hơn 300 tỷ USD.

Trong tháng này, thị trường tài chính Trung Quốc tiếp tục bị lung lay khi Country Garden Holdings - một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất quốc gia đối mặt với khả năng vỡ nợ.

Trong những ngày gần đây, tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi tập đoàn tài chính Zhongzhi Enterprise Group cảnh báo sau khi các doanh nghiệp liên kết không tất toán một số sản phẩm đầu tư.

Cuộc khủng hoảng nợ bất động sản của Trung Quốc đang trở nên ngày càng suy sụp hơn. Đó là năm thứ 4 mà các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.

Theo các nhà phân tích của Bloomberg Intelligence, kế hoạch tái cấu trúc nợ của tập đoàn Evergrande có thể được triển khai bằng việc bán cổ phần cho NWTN.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

7 giờ trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

7 giờ trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

7 giờ trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

7 giờ trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

7 giờ trước