meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Fresher là gì? Cách phân biệt rõ ràng giữa Fresher và Intern

Thứ hai, 05/09/2022-08:09
Fresher là gì? Đây chắc chắn là một câu hỏi mà nhiều bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường đặc biệt quan tâm khi vị trí này xuất hiện trên nhiều trang tuyển dụng. Ngoài ra thì bạn có thể phân giữa Fresher và Intern bằng những dấu hiệu nào.

Định nghĩa Fresher là gì?

Fresher là một từ tiếng Anh được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự hiện nay. Fresher là một từ được dùng để chỉ những những người vừa mới tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề…chưa có nhiều kinh nghiệm, mới chỉ có những kiến thức nền đã học được ở trên giảng đường.

Những nhân viên Fresher là những người chưa thành thạo về các kỹ năng công việc, chưa thực hành nhiều kiến thức đã được học. Do đó ở nhiều công ty, nhắc đến cụm từ fresher, người ta sẽ thường nghĩ ngay đến những người đang thực tập hoặc đang trong quá trình thử việc.

Sự khác nhau giữa nhân viên Intern và Fresher

Để phân biệt cụ thể giữa vị trí Fresher và Internship, chúng ta sẽ đánh giá cụ thể dựa trên các yếu tố: bằng cấp, trình độ kỹ năng chuyên môn, trách nhiệm đối với công việc, chế độ về lương thưởng.

Bằng cấp và trình độ chuyên môn

Fresher đã có bằng tốt nghiệp, thậm chí có thêm giấy chứng nhận về kỳ thực tập. Trong khi đó, Intership vẫn còn đang học tập và chưa có bất cứ bằng cấp nào, họ cũng thiếu rất nhiều kỹ năng, kiến thức cũng còn nhiều thiếu sót. Intership rất cần có những nhân viên chính thức hỗ trợ, kèm cặp. Fresher là thường là những sinh viên đã ra trường, sở hữu đầy đủ những kiến thức, kỹ năng về mặt lý thuyết nhưng chưa được tiếp xúc với thực tế, khả năng làm việc chưa thực sự được thành thục.


Nhân viên Fresher vô cùng trẻ trung năng động
Nhân viên Fresher vô cùng trẻ trung năng động

Tinh thần trách nhiệm với công việc

Nhân viên Fresher sẽ được cấp trên giao cho deadline hoàn thành công việc còn các internship thì không. Fresher sẽ luôn phải nỗ lực để hoàn thành các công việc mà sếp giao phó cho và sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những công việc được giao phó đó. Chất lượng kết quả công việc sẽ là điều kiện cốt yếu để đánh giá lên lên, lên chức và tặng thưởng cho Fresher.

Những nhân viên cấp độ Internship thì thường sẽ không được đảm nhận trách nhiệm thực hiện những dự án riêng mà sẽ đồng hành cùng những anh chị nhân viên có trách nhiệm đi trước, hỗ trợ họ hoàn thành các công việc trong những dự án. Đổi lại thì đội Internship sẽ được những người có kinh nghiệm trong các các tổ chức, công ty hướng dẫn công việc một cách nhiệt tình, chỉ bảo những cách hoàn thành công việc sao cho thật phù hợp.

Chế độ lương thưởng 

Các thực tập sinh Intern thường sẽ chỉ nhận mức lương bằng 0 hoặc chỉ là một số tiền trợ cấp tượng trưng rất thấp. Bởi vì lúc này điều mà họ cần là học tập kỹ năng. Tại một số công ty sẽ xây dựng chế độ trợ cấp khoản tiền đi lại hoặc có trả lương cho Intern. Thế nhưng mức lương thường sẽ rất thấp so với chế độ cơ bản và có thể sẽ tính theo giờ.

Còn đối với nhóm nhân viên Fresher, khi ở trong giai đoạn thử việc những tháng đầu họ sẽ vẫn có lương cơ bản, là bằng 85% so với lương thỏa thuận. Nếu sau đó họ trở thành thành nhân viên chính thức, thì có bậc lương cao hơn kèm theo các khoản thưởng về thưởng hoa hồng, thưởng năng lực/ thưởng doanh số,…


Fresher có lương, chế đố phúc lợi riêng
Fresher có lương, chế đố phúc lợi riêng

Chế độ phúc lợi

Hiểu rõ về vị trí Fresher là gì, chúng ta có thể thấy rằng đây chính là vị trí nhân viên chính thức của công ty, vậy nên họ sẽ được hưởng mức lương theo quy định của doanh nghiệp cũng như những chính sách về phúc lợi (ví dụ như bảo hiểm, trợ cấp ăn trưa, xăng xe, điện thoại, khám chữa bệnh miễn phí) như các nhân viên khác. Trong khi đó thì vị trí Internship thì có thể có trợ cấp hoặc là không, tùy thuộc vào chính sách của công ty mà họ thực tập.

Những việc cần làm để có thể trở thành một Fresher sau khi tốt nghiệp

Bên cạnh việc hiểu rõ về Fresher là gì thì làm sao để có thể trở thành một Fresher trong các đơn vị doanh nghiệp chắc chắn sẽ là thắc mắc của rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường. Dựa vào những yếu tố được liệt kê dưới đây, các bạn trẻ có thể biết mình nên làm gì khi trở thành một Fresher.

  • Rèn luyện thêm về kỹ năng chuyên môn: Những kiến thức học tập ở giảng đường mang tính chất lý thuyết, chỉ là ở mức cơ bản, nhưng đủ để các sinh viên mới tốt nghiệp dễ dàng làm quen với công việc khi thực hành. Các dạng kiến thức học tập được trong sách sở là vẫn không đủ để bạn “sống tốt” và phát triển ở một công ty nào đó. Vì thế bạn cần phải không ngừng xây dựng, củng cố kiến thức chuyên môn, rèn luyện thêm về kỹ năng nghiệp vụ để đủ sức thực hiện được những dự án, nhiệm vụ công việc được công ty giao phó.
  • Luôn có tinh thần hợp tác làm việc với những người khác: Muốn đi nhanh thì đi một mình, còn nếu muốn đi xa hãy đi cùng với những người khác. Điều này hoàn toàn chính xác với những Fresher muốn học hỏi và nâng cao kỹ năng trong công việc. Bạn hãy học tập từ những đồng nghiệp xung quanh để làm tốt hơn công việc của mình. Muốn dự án công việc thành công thì bắt buộc sẽ phải có sự tham gia của rất nhiều các thành viên trong doanh nghiệp. Sự chung tay cố gắng làm việc của các đội, nhóm sẽ là một nhân tố quan trọng mang lại sự thành công và hiệu quả cao cho những dự án mà nhân viên Fresher được gánh vác, đảm nhận. 
  • Đưa ra những phương án làm việc sáng tạo: Ưu điểm có thể dễ thấy nhất của các nhân viên Fresher chính là sự trẻ trung, tinh thần nhiệt huyết, luôn nỗ lực đổi mới cũng như sự sáng tạo không ngừng. Sự sáng tạo phù hợp với mục tiêu chung của công ty là điều mà các nhân viên Fresher cần làm để có thể đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.

Hàng năm, số lượng các Fresher gia nhập thị trường lao động là rất lớn. Chính vì thế, vị trí Fresher cần phải cố gắng hoàn thiện mình, làm cho bản thân mình trở nên hoàn hảo hơn, nếu không sẽ không được doanh nghiệp trọng dụng hoặc là rất dễ bị sa thải và nhường vị trí cho những người sở hữu năng lực tốt hơn. Nhân viên Fresher cũng nên tham gia vào thật nhiều những hoạt động chung của công ty, hoạt động sôi nổi ở trong các bữa tiệc của công ty để tạo cảm giác thân thiện với những người đồng nghiệp trong doanh nghiệp. Đây cũng là cách để Fresher có thể bổ sung thêm kiến thức của mình từ bạn bè đồng nghiệp.

Những vị trí công việc Fresher trong lĩnh vực công nghệ thông tin 

Lĩnh vực công nghệ thông tin thường xuyên tuyển dụng vị trí nhân viên Fresher với mức lương hấp dẫn như:

Vị trí Fresher PHP

Vị trí nhân viên Fresher PHP là công việc kỹ sư phần mềm. Họ sẽ áp dụng những ngôn ngữ lập trình cơ bản để xây dựng và phát triển các phần mềm, ứng dụng được viết riêng cho các máy chủ. Ở vị trí công việc này, họ sẽ thường xuyên phải tiếp cận, thiết kế ra những đoạn code nhất định từ đó tạo ra ra các phần mềm hữu dụng nhất.

Tùy vào tính chất của các công việc cụ thể từ những dự án khác nhau, các nhân viên Fresher PHP sẽ có thể có được những kinh nghiệm và trải nghiệm khác nhau. Có nhiều người bắt đầu từ vị trí này và sau đó sẽ thăng cấp lên những vị trí cao hơn như là quản lý dự án.


Fresher cần nỗ lực học hỏi để đạt được thành tích cao trong công việc
Fresher cần nỗ lực học hỏi để đạt được thành tích cao trong công việc

Vị trí công việc Fresher Tester

Nhân viên Fresher Tester nghĩa là vị trí nhân viên kiểm thử phần mềm làm việc ở các công ty công nghệ. Tùy theo những yêu cầu công việc cụ thể của mỗi đơn vị doanh nghiệp, các tiêu chí để tuyển chọn nhân viên Tester cũng sẽ khá đa dạng, phong phú. 

Một số đơn vị doanh nghiệp yêu cầu các ứng viên cần phải sở hữu rất nhiều những kiến thức cơ bản để sau này định hướng họ đi theo hoạt động trong lĩnh vực Automated Tester (kiểm tra về phần mềm thông qua những công cụ tự động).

Vị trí Fresher Java

Một nhân viên Fresher Java hầu hết đều là những người chỉ mới bước chân vào ngành công nghệ thông tin và đã sở hữu một số những kiến thức nhất định về ngôn ngữ lập trình Java. Họ sẽ áp dụng những kiến thức mình học được để tham gia vào những dự án xây dựng, phát triển phần mềm. Việc thiết kế phần mềm, ứng dụng, xây dựng GUI, thực hiện công việc viết code, thực hiện Unit Test đều sẽ được đảm nhiệm bởi những Fresher này.

Tổng kết

Hiểu được Fresher là gì sẽ giúp cho các bạn sinh viên mới ra trường có thể định hướng nghề nghiệp trong tương lai của mình tốt hơn. Muốn trở thành Fresher thì ngoài bằng cấp, bạn cũng cần học hỏi một số những kỹ năng công việc nhất định.

 
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

15 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

15 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

15 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

15 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

15 giờ trước