meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Fed tăng lãi suất tác động thế nào tới kinh tế thế giới và Việt Nam 

Thứ bảy, 07/05/2022-11:05
Ngày 4/5 , Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm, đây là lần tăng lãi suất cao nhất của cơ quan này trong hơn 20 năm qua. Lần tăng lãi suất này đã tác động không nhỏ tới thị trường chứng khoán, biến động giá của kinh tế thế giới và Việt Nam. 

Tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát 

Theo Vnexpres, trong tháng 3/2022, giá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021, đây là mức cao nhất trong hơn 40 năm. Mặc dù nền kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, nước này ghi nhận tăng trưởng -1,4% trong ba tháng đầu năm. 

Đối mặt với tình trạng lạm phát leo thang, Fed đã quyết định tăng lãi suất cơ bản. Theo đó, sau khi điều chỉnh, lãi suất cho vay áp dụng cho các ngân hàng trên toàn liên bang tại Mỹ từ biên độ 0,25% - 0,5% hiện nay lên biên độ 0,75% - 1%. 

Về các lần tăng lãi suất trong tương lai, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng: “Quan điểm chung của Ủy ban là sẽ tiếp tục lộ trình nâng lãi suất 50 điểm phần trăm tại các cuộc họp kế tiếp”. Tuy nhiên, ông cũng trấn an công chúng rằng Fed vẫn chưa cân nhắc đến việc tăng lãi suất cao hơn là 0,75 điểm phần trăm như lo ngại trước đó của thị trường.


Quyết định tăng lãi suất của Fed vào ngày 4/5 nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát cao kỷ lục tại Mỹ. 
Quyết định tăng lãi suất của Fed vào ngày 4/5 nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát cao kỷ lục tại Mỹ. 

Thách thức đối với Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (cơ quan hoạch định chính sách của Fed - FOMC) là giải quyết áp lực giá cả tăng mà không đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào suy thoái.

Nếu kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng âm trong quý 2, nước này sẽ chính thức rơi vào suy thoái. Theo các nhà phân tích, rất khó tránh được nguy cơ suy thoái trong một chu kỳ thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ, đặc biệt là khi lạm phát tăng một phần là do các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của Fed, chẳng hạn như cuộc xung đột ở Ukraine và biện pháp phong tỏa để phòng chống dịch COVID-19 ở Trung Quốc.

Bên cạnh việc tăng lãi suất, trong cùng ngày Fed cũng công bố kế hoạch giảm gần 9.000 tỷ USD trái phiếu kho bạc và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp mà họ nắm giữ trên bảng cân đối kế toán. 

Fed đã bắt đầu mua hàng tỷ USD trái phiếu mỗi tháng kể từ tháng 3/2020 để giúp giữ dòng tiền chảy qua hệ thống tài chính và kích thích nền kinh tế Mỹ và đã tạm dừng các giao dịch mua trên vào tháng trước. Bắt đầu từ ngày 1/6, mức 30 tỷ USD trái phiếu Kho bạc và 17,5 tỷ USD chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp sẽ được áp dụng. Vào tháng 9/2022, mức giới hạn đối với trái phiếu Kho bạc sẽ tăng lên 60 tỷ USD và 35 tỷ USD với các khoản thế chấp.

Tác động tới kinh tế toàn cầu 

Có thể thấy, việc Fed quyết định tăng lãi suất vào ngày 4/5 không nằm ngoài dự đoán trước đó, tuy nhiên với việc ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới “mạnh tay” với lãi suất sẽ gây ra những tác động tới nền kinh tế toàn cầu. 

Theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, về ngắn hạn hành động tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm không tác động nhiều tới các thị trường kinh tế khác, bởi lần điều chỉnh này theo đúng lộ trình được dự báo từ trước. Bên cạnh đó, kịch bản tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm không xảy ra và kế hoạch thu hẹp bảng cân đối thấp hơn kỳ vọng (mức thu hẹp là 400 tỷ USD, mức dự báo là 600 tỷ USD trong năm nay). Những động thái đó của Fed cho thị trường thấy cách tiếp cận cẩn thận hơn của cơ quan này trong việc kiềm chế lạm phát và tránh suy thoái kinh tế tại Mỹ. 

Trong trung hạn, với lộ trình tăng lãi suất dự kiến 7 lần trong năm 2022 của Fed, đưa mức lãi suất lên khoảng 2,75 - 3% vào cuối năm và tăng thêm khoảng 2-3 lần trong năm 2023 sẽ tạo nên một số tác động. 


Việc ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới “mạnh tay” với lãi suất sẽ gây ra những tác động tới nền kinh tế toàn cầu. 
Việc ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới “mạnh tay” với lãi suất sẽ gây ra những tác động tới nền kinh tế toàn cầu. 

Một là khiến chi phí trả nợ cao hơn. Bởi khi lãi suất tăng, người vay phải trả nhiều tiền hơn để thanh toán các khoản tín dụng, còn phía ngân hàng sẽ trở nên khắt khe hơn trong việc cung cấp các khoản vay. Điều này đặt ra thách thức cho các công ty và làm chậm quá trình mở rộng kinh doanh sản xuất - đây có thể là tác động tích cực ở những nước đang mong muốn hạ nhiệt hoạt động kinh tế về mức vừa phải. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, tình trạng này làm tăng áp lực đối với các thị trường mới nổi có mức nợ công cao.

Do đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra cảnh báo nhiều quốc gia sẽ cần được giảm nợ hoặc tái cơ cấu nợ sau khi nợ công tăng cao trong đại dịch Covid-19. 

Hai là xu hướng thoái vốn từ các nền kinh tế mới nổi. Khi lãi suất tăng ở một số quốc gia như Mỹ tăng 0,5% vào ngày 4/5, Australia tăng 0,25% vào ngày 3/5, Anh dự kiến tăng lãi suất cao nhất kể từ năm 2009 vào ngày 5/5. Do đó, nhà đầu tư có xu hướng rút tiền ra khỏi các thị trường mới nổi để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Điều đó gây áp lực lên các nền kinh tế cần vốn để đầu tư, đồng thời làm suy yếu đồng nội tệ.

Các ngân hàng trung ương ở những quốc gia này có thể ứng phó bằng cách nâng lãi suất cao hơn nhưng điều đó sẽ gây thêm áp lực lên nền kinh tế trong nước.

Điềm tích cực ở đây là khả năng suy thoái đối với kinh tế Mỹ và diện rộng toàn cầu sẽ khó xảy ra khi chính sách tiền tệ được dự báo ở thế chủ động, ôn hòa và linh hoạt và những bất ổn hiện tại (xung đột tại Ukraine, chiến lược Zero Covid của Trung Quốc và việc gián đoạn, đứt gãy các chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu….) sẽ giảm dần.

THAM KHẢO THÊM:

Tác động tới kinh tế Việt Nam

Hành động tăng lãi suất của Mỹ cũng tác động trực tiếp tới kinh tế - tài chính Việt Nam mặc dù không nhiều. Đặc biệt là khi mặt bằng lãi suất trong nước đã duy trì ở mức thấp nhất trong 2 năm (2020 - 2021) để trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn do dịch Covid-19. Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần giảm lãi suất điều hành trong năm 2020.

Do đó, theo kịch bản trong những tháng tiếp theo Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất, sự tác động tới nền kinh tế Việt Nam sẽ càng rõ nét hơn. Theo TS. Cấn Văn Lực sẽ có ít nhất 4 phương diện của kinh tế - tài chính Việt Nam bị tác động. 

Một là, mặt bằng chung lãi suất toàn cầu tăng lên khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ khiến sức cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam giảm lại. Khi đó Fed và một số ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất nhằm đối phó với lạm phát khiến chi phí đi vay của doanh nghiệp và người dân tăng lên, nhu cầu hàng hóa - dịch vụ giảm; làm giảm nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Điều này làm giảm đà phục hồi của nền kinh tế nước ta. Trong khi đó độ mở của nền kinh tế Việt đang ở mức cao (bởi kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP ở mức 185% trong năm 2021). Hiện, Mỹ là đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam (năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 96,3 tỷ USD, chiếm 28,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam).


Dự báo đồng USD lên giá so với hầu hết các đồng tiền khác do Fed tăng lãi suất.
Dự báo đồng USD lên giá so với hầu hết các đồng tiền khác do Fed tăng lãi suất.

Hai là, đồng USD lên giá so với hầu hết các đồng tiền khác do Fed tăng lãi suất. VDN của Việt Nam cũng chịu sức ép lớn hơn. Tuy nhiên, dự báo tỷ giá USD/VND sẽ tăng không quá lớn. Bởi ngay trong ngày Fed tăng lãi suất 5/5 (theo giờ Việt Nam) đồng USD đã tăng gần 7% so với cuối năm 2021. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang đạt mức khá cao (trên 110 tỷ USD), góp phần củng cố tấm đệm với các cú sốc bên ngoài và ổn định tỷ giá. Nguồn cung ngoại tệ như kiều hối, giải ngân FDI dự báo vẫn tăng trưởng ổn định, cán cân thương mại 4 tháng đầu năm thặng dư 2,53 tỷ USD và cả năm dự báo vẫn thặng dư (khoảng 4-8 tỷ USD). Ngân hàng Nhà nước kiên định chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, ngày càng sát diễn biến thị trường. Theo đó, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo tỷ giá năm 2022 tăng khoảng 0,8-1,2%.

Ba là, lãi suất sẽ có xu hướng tăng lên khiến chi phí vay vốn mới và nghĩa vụ trả nợ bằng đồng USD tăng. Tháng 3/2022, Bản tin nợ công của Bộ Tài chính cho biết, trong tổng trả nợ vay nước ngoài của Việt Nam trong năm 2020 là 112,6 tỷ USD, phần trả nợ nước ngoài của Chính phủ chỉ chiếm khoảng 3,1% (3,5 tỷ USD quy đổi), còn lại là nợ của doanh nghiệp (109,1 tỷ USD quy đổi - chiếm 96,9%, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp FDI - chiếm khoảng 75% theo số liệu ước tính của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV từ một báo cáo liên quan khác). Do đó, khi lãi suất và tỷ giá đồng USD tăng lên, nghĩa vụ trả nợ vay nước ngoài của doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp FDI) sẽ tăng lên đáng kể.

Bốn là, việc Fed tăng lãi suất tác động tới dòng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư gián tiếp nước ngoài. Một số nhà đầu tư sẽ thực hiện rút vốn từ các thị trường mới nổi, quay về đầu tư tại thị trường Mỹ và một số thị trường phát triển khác nhằm trú ẩn rủi ro và hưởng lãi suất cao hơn trước. Điều này đã xảy ra trong năm 2021, dự kiến trong năm 2022 sẽ tiếp tục xảy ra tại thị trường chứng khoán của Việt Nam, dù nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng tích cực. Tuy nhiên theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực việc các nhà đầu tư ngoại rút vốn sẽ không nhiều đối với thị trường Việt Nam, bởi trong thực tế 4 tháng đầu năm, khối ngoại chỉ bán ròng gần 2,5 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 110 triệu USD. Theo đánh giá, Việt Nam vẫn là thị trường đầu tư hấp dẫn do có nền tảng chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao, kinh tế vĩ mô ổn định. 

Theo: vnexpress.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

4 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

4 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

4 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

4 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

4 giờ trước