meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Fed sợ nhất việc người tiêu dùng Mỹ tin rằng lạm phát sẽ tiếp tục tăng

Thứ ba, 02/08/2022-00:08
Các nhà hoạch định kinh tế Mỹ đang tập trung hết sức mình vào kỳ vọng lạm phát sau hơn một năm giá cả tăng liên tục. Nếu không thể khiến cho người dân tin vào việc lạm phát sẽ giảm, nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào một vòng lặp tăng giá.

Theo New York Times, ông Dan Burnett, 58 tuổi, làm quản lý tại trung tâm ý tế đã về hưu chia sẻ, lạm phát đã bắt đầu từ quầy thịt hun khói.

Vào hè năm ngoái, ông bắt đầu nhận thấy giá của món ăn sáng thường ngày của mình đã tăng nhanh chóng, từ 8 USD lên 10 USD tại cửa hàng tạp hóa gần nhà. Không bao lâu thì hàng loạt đồ ăn cũng lần lượt từng giá khiến ông bắt đầu phải lái xe 45 phút tới Aldi và Walmart mới có thể mua hàng với giá tốt hơn.

Năm nay, dường như lạm phát đã lan rộng hơn, đẩy tất cả các dịch vụ thường ngày mà người tiêu dùng hay sử dụng như các dịch vụ sửa xe, phòng khách sạn hay khoai tây chiên McDonald's lên cao. "Nỗi sợ lớn nhất của tôi là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không thể kiểm soát được giá cả và lạm phát cứ thế tăng lên", ông Burnett bày tỏ.


Lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến chi tiêu tiêu dùng của người dân Mỹ
Lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến chi tiêu tiêu dùng của người dân Mỹ

Nỗi sợ lớn nhất của Fed hiện nay

Những người bắt đầu tin rằng đợt bùng nổ giá cả ở Mỹ có thể kéo dài như ông Burnett chính là nỗi lo lắng lớn nhất hiện nay. Nếu người tiêu dùng và các công ty kỳ vọng lạm phát cao thì có thể họ sẽ thay đổi hành vi tiêu dùng theo những cách khiến giá cả tiếp tục tăng cao.

Người lao động có thể đòi tăng lương để có đủ chi phí trang trải cho giá cả leo thang, các doanh nghiệp cũng sẽ phải nâng giá để có thể bù đắp cho chi phí nhân công ngày càng đắt đó, hậu quả chính là một vòng lặp tăng giá, tăng lương đáng kể đối với nền kinh tế.

Người tiêu dùng lo sợ lạm phát tăng phi mã trong tương lai nên quyết tâm đi mua đồ tích trữ ngay từ lúc giá còn đang rẻ. Chính nhu cầu tăng đột biến của người tiêu dùng đã khiến cho giá cả tăng vọt lên đúng như những gì mà ho lo lắng lúc đầu.

Trong khi đó, các nhà kinh tế thường đổ lỗi rằng tâm lý này chính là nguyên nhân thúc đẩy giá cả tăng nhanh chóng trong những năm 1970 và 1980. Chính vì thế, Fed đã tập trung vào một loạt các biện pháp để có thể kịp thời ứng phó với kỳ vọng lạm phát, đồng thời hy vọng rằng, tâm lý giá cao sẽ không bám rễ vào niềm tin của người tiêu dùng.


Cả chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ đều thăng chóng mặt
Cả chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ đều thăng chóng mặt

Hầu hết các dấu hiệu đều chỉ ra rằng, người tiêu dùng vẫn tin rằng lạm phát sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, những diễn giải kỳ vọng lạm phát giống như một môn nghệ thuật chứ không phải là môn khoa học. Các nhà kinh tế học vẫn chưa có được sự đồng thuận về tầm quan trọng, cách đo lường cũng như các yếu tố tác động đến ky vọng lạm phát. 

Sau hơn một năm giá cả tăng chóng mặt, các quan chức đã khẩn trương nâng lãi suất cơ bản để góp phần hạ nhiệt nền kinh tế và gửi di những tín hiệu cho người tiêu dùng rằng Fed rất nghiêm túc với những nỗ lực để bình ổn lạm phát. 

Gần đây, Chủ tịch Fed, ông Jerome H. Powell nhận định: "Lạm phát đã kéo dài hơn một năm. Không nên giả định rằng kỳ vọng lạm phát dài hạn sẽ không thay đổi nếu giá cả tiếp tục tăng cao".

Các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ vẫn luôn theo dõi chặt chẽ các biến số trong đó có cả cuộc khảo sát về kỳ vọng lạm phát dài hạn của Đại học Michigan. Những con số này bắt đầu tăng từ năm 2020 nhưng không tăng nhiều như lạm phát thực tế.


Chỉ số kỳ vọng lạm phát của Đại học Michigan tập trung vào 3 nhóm yếu tố: người tiêu dùng cảm thấy như thế nào về tình hình tài chính của mình, về nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Kỳ vọng lạm phát dài hạn đã tăng nhanh kể từ cuối năm 2020
Chỉ số kỳ vọng lạm phát của Đại học Michigan tập trung vào 3 nhóm yếu tố: người tiêu dùng cảm thấy như thế nào về tình hình tài chính của mình, về nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Kỳ vọng lạm phát dài hạn đã tăng nhanh kể từ cuối năm 2020

Tuy nhiên, các chỉ báo này chỉ cho biết kỳ vọng lạm phát của hiện tại chứ không mang tính chất dự báo hoặc chỉ ra nguyên nhân. 

Để có được cảm nhận định tính và chi tiết hơn về các người dân nghĩ về lạm phát. Tờ New York Times đã khảo sát các độc giả về chi phí nào có thể ảnh hưởng đến họ, mức lạm phát mà họ mong đợi và cách họ hình thành những ý kiến đó.

Kết quả là: Nhiều người dân vẫn mong đợi lạm phát sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, kỳ vọng này khá mong manh bởi người dân Mỹ đang phải qua thời kỳ lạm phát đang lập đỉnh, trên nhiều loại hàng hóa cũng dư dịch vụ thiết yếu. 

Giá hàng xóa cùng giá xăng tăng lên đã đè nặng lên tâm trí của người dân, điều này phù hợp nghiên cứu về cách người tiêu dùng hình thành kỳ vọng về giá. Tuy nhiên, nhiều loại sản phẩm tăng giá khiến người tiêu dùng chú ý không chỉ có hàng hóa cơ bản và nhiên liệu.

Cuộc đua lạm phát

Người dân Mỹ đang tìm mọi cách để đối phó với chi phí leo thang. Nhiều người dân đã cắt giảm tiêu dùng. Hành động này của người dân có thể giúp hạ lạm phát bằng cách giảm nhu cầu đồng thời tạo cơ hội để nguồn cung bắt kịp. Một số vẫn tiếp tục chi tiêu với hy vọng chi phí sẽ giảm theo thời gian. 

Thế nhưng, đáng sợ hơn chính là một số đang yêu cầu chủ lao động trả lương cao hơn hoặc tìm những cách khác để trang trải chi phí leo thang.

Ông Burnett chính là một ví dụ cho thấy tại sao kỳ vọng lạm phát tặng có thể khiến cho Fed phải đau đầu. Đối với ông, việc giá cả tăng cao ở mọi lĩnh vực chính là lý do khiến cho lạm phát khó có thể biến mất.

Ông Burnett đang suy nghĩ về việc làm thế nào để có thể điều chỉnh cuộc sống của mình cho phù hợp hơn. Ông cùng sở hữu một căn hộ chung cư ở Florida với em gái mình và phí bảo trì của căn hộ đang ngày càng tăng lên. 

Dù chỉ cho thuê căn hộ trong một vài tháng của năm nhưng ông đang có ý định chuyển toàn bộ phí bảo trí cho người đi thuê nhà của mình. 

Ông cũng thích những người thuê nhà và không muốn tăng thêm tiền thuê đến mức đẩy họ phải ra đường. Tuy nhiên, có thể ông sẽ nâng giá cao thêm nếu những chủ thuê nhà lân cận cũng đẩy giá tăng lên. 

"Tôi thực sự muốn đảm bảo rằng, mình đang tìm mọi cách để tối đa hóa thu nhập", ông nói. Và ông tin rằng, những người khác cũng sẵn sàng làm điều tương tự.

Theo ông, cuộc đua tăng giá này chính là lý do khiến cho lạm phát khó lòng biến mất: "Một khi mọi người có suy nghĩ "Bạn có thể tăng giá và mọi người sẽ trả tiền", thì một cuộc đua về giá sẽ bắt đầu", ông nói. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước