meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

EVN đối diện với áp lực “kép“ về tăng giá điện

Thứ năm, 22/12/2022-16:12
Khó khăn “kép” từ việc giá than tăng cao đã khiến ngành điện nhận khoản lỗ lớn. Hơn nữa, các đơn vị còn khó tiếp cận vốn vay để phục vụ cho kế hoạch năm tới. Điều này đang đe dọa đến an ninh năng lượng. 

EVNNPC ghi nhận khoản lỗ 4.700 tỷ đồng

Theo báo Giao thông, trong báo cáo kết quả hoạt động năm 2022, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) - Bà Đỗ Nguyệt Ánh cho biết, ngay đầu năm 2022, công ty đã dự đoán trước những khó khăn của năm nay, tuy nhiên thực tế còn tệ hơn dự tính. 

Hàng loạt khó khăn không chỉ xuất phát từ việc cung ứng điện mà còn từ các yếu tố khách quan như giá mua điện tăng mạnh. So với đơn giá mà nằm trong kế hoạch của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thì giá mua đã tăng thêm 685 đồng/kWh, như vậy chi phí bỏ ra bị tăng thêm 3.700 tỷ đồng.

Vì vậy, “Riêng trong năm nay, chúng tôi đã dự kiến khoản lỗ 4.700 tỷ đồng” - Bà Ánh nói và cho biết: “Số lỗ này có thể gây khó khăn cho Tổng công ty khi nộp tiền điện về tập đoàn, bởi chúng tôi không còn nguồn để nộp”.


EVN đang lỗ 180 đồng/kWh điện bán lẻ
EVN đang lỗ 180 đồng/kWh điện bán lẻ

Theo đại diện EVNNPC, chi phí sửa chữa rất lớn, giao 30% thì giảm tới 40%, tiền lương cán bộ công nhân viên cũng bị cắt giảm chỉ còn 62% so với năm ngoái. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính lỗ khiến cho đơn vị không thể thu xếp kịp tài chính cho những dự án trong năm nay và 5 năm tiếp theo. Có nhiều khoản vay của công ty mà ngân hàng yêu cầu ngừng giải ngân. 

Nguyên nhân chủ yếu do giá than nhập khẩu tăng mạnh. “Kể từ đầu năm 2021 tới nay, giá than nhập khẩu tăng liên tục. Vào tháng 3/2021, giá than là 94 USD/tấn, đến tháng 9/2022 đã tăng giá lên tới 434 USD/tấn” - Phó Giám đốc Công ty Nhiệt điện Duyên Hải - Ông Nguyễn Văn Long chia sẻ. 

Giá than tăng cao ảnh hưởng tới chi phí vận hành. Các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) của Duyên Hải đang hoạt động theo cơ chế thị trường điện, nghĩa là huy động lần lượt mức giá từ thấp đến cao. 

Trong khi những nhà máy Duyên Hải 3 (công suất 1.245 MW) và Duyên Hải 3 mở rộng (688 MW) sử dụng than nhập khẩu với giá lên tới 3.300 đồng/kWh, rất khó để cạnh tranh trên thị trường điện. Đây là một nguyên nhân khiến 2 nhà máy trên dừng hoạt động từ tháng 7/2022. Hiện chỉ còn nhà máy Duyên Hải 1 (công suất 1.245 MW) đang sản xuất điện dùng than nội địa với giá cũng tăng nhưng không đáng kể. 

Đây cũng là lần đầu tiên Duyên Hải chứng kiến tình trạng khó khăn như hiện nay kể từ thời điểm vận hành thương mại vào năm 2016.

Ông Long cho hay, 2 nhà máy không hoạt động nên không có lợi nhuận, nhưng vẫn phải thanh toán chi phí lãi vay, chưa tính tới mỗi lần (cách khoảng 1 - 2 tháng) vận hành bảo trì máy móc cũng tốn tới 8 tỷ đồng tiền dầu và những khoản chi phí khác để bơm hóa chất chống ăn mòn cho hệ thống…

Với vai trò huy động những nguồn điện lên hệ thống, Giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) - Ông Nguyễn Đức Ninh cho biết, vì giá than nhập cao, giá thành từ những nhà máy nhiệt điện còn cao hơn cả giá bán lẻ hiện tại là 1.864 đồng/kWh.

Điều này khiến cho các nhà máy than nhập trong thời gian qua phải dừng vận hàng vì chi phí đắt đỏ. Lượng công suất không được huy động trên hệ thống có thể lên tới 3.000 - 4.000MW… Vì vậy, có nhiều thời điểm A0 đã huy động tổ máy chạy dầu D0, nhưng điều này khiến EVN bị tăng chi phí.


Tổ máy Duyên Hải 3 và Duyên Hải 3 mở rộng dừng dự phòng từ tháng 7/2022
Tổ máy Duyên Hải 3 và Duyên Hải 3 mở rộng dừng dự phòng từ tháng 7/2022

Lãnh đạo A0 cho rằng, so với năm 2021, giá thanh toán trên thị trường điện, bao gồm giá công suất và giá trần, cho mỗi kWh hiện tại đã tăng 19,8%, so với năm 2019 tăng 36%, vì giá nhiên liệu đầu vào tăng. 

Khi giá than nhập khẩu tăng lên thì EVN phải mua điện từ những nhà máy sử dụng than nhập khẩu với mức giá khoảng 3.000 - 4.000 đồng/kWh, cao hơn 3 - 4 lần so với thời điểm giá than quốc tế không có nhiều biến động trước đây. 

Với việc giá thành trong khâu phát điện chiếm tỷ trọng lên tới 82,45% trong giá thành điện thương phẩm, thì việc mua điện từ các nhà máy dùng than nhập khẩu sẽ ở mức cao. Điều này gây áp lực lớn lên chi phí đầu vào cho EVN, khi lần điều chỉnh giá thành gần nhất từ tháng 3/2019 và được duy trì cho tới nay. 

Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân cho biết, giá bán lẻ điện bình quân hiện hành đang ở mức 1.864,44 đồng/kWh, như vậy tập đoàn đang lỗ 180 đồng/kWh.

Tăng giá điện là giải pháp cốt lõi

EVN đã báo cáo lên Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cùng các bộ ngành để cho phép đơn vị điều chỉnh giá điện nhằm giảm tình trạng khó khăn, cân đối lại tài chính của EVN trong những năm tới.

Về số lỗ dự kiến lên tới 31.360 tỷ đồng của EVN, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Ông Nguyễn Hoàng Anh đánh giá, đây là một vấn đề rất đáng lưu tâm và lưu ý EVN phải rút ra các bài học kinh nghiệm. 


Tăng giá điện là giải pháp tất yếu
Tăng giá điện là giải pháp tất yếu

“Việc chủ động xây dựng các giải pháp nội tại và tối ưu hóa trong công tác quản trị nội bộ của tập đoàn cần được quan tâm, ưu tiên hàng đầu. Bởi đây là điều cốt lõi giữ vai trò chủ đạo, then chốt giúp cho EVN tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh” - Ông Nguyễn Hoàng Anh cho hay. 

Vị lãnh đạo này cũng cho biết, Ủy ban đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những khó khăn và tình hình tài chính của EVN, cũng như đề xuất về các giải pháp hỗ trợ tập đoàn. Trong đó có giải pháp lâu dài, cốt lõi là tăng giá điện nhằm đảm bảo sự cân bằng cho tài chính năm 2022 và những năm tiếp theo của EVN. 

Ông Nguyễn Hoàng Anh cho rằng nhiệm vụ mà EVN đặt ra trong năm 2023 là hết sức nặng nền trên cả hai khía cạnh là đảm bảo cung ứng và cân đối tài chính. Vị này yêu cầu tập đoàn phải tiếp tục khẳng định vai trò là một tập đoàn nhà nước, đảm bảo cung ứng đủ điện cho việc phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống sinh hoạt nhân dân. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Những mẫu nhà 2 tầng đẹp tại nông thôn chỉ với 500 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước