meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Evergrande vẫn ngập trong khủng hoảng nợ nần, vừa bị ngân hàng "siết" 2 tỷ đô tiền mặt

Thứ hai, 28/03/2022-13:03
Các ngân hàng đã thu giữ 2 tỷ USD tiền mặt của Evergrande, khi "đế chế" bất động sản Trung Quốc cho biết ngày 22/3 vừa qua tuyên bố tạm hoãn việc công bố kết quả kinh doanh hàng năm.

Theo tin từ CNN cho thấy, Evergrande nói sẽ không thể công bố kết quả kinh doanh năm 2021 đã kiểm toán vào đúng thời hạn là ngày 31/3. Năm 2021 là một năm u ám nhất trong lịch sử của Evergrande, khi công ty rơi vào cảnh vỡ nợ và thị trường bất động sản Trung Quốc sụt giảm một cách chóng mặt.

Cuộc khủng hoảng này đã cuốn trôi một phần tài sản của những người giàu lên trong những năm phát triển bùng nổ của thị trường bất động sản Trung Quốc. Và ông Hứa Gia Ấn đã trở thành nhân vật điển hình cho sự mất mát tài sản của các doanh nhân bất động sản nước này.



Hình ảnh nhà sáng lập Evergrande Hứa Gia Ấn
Hình ảnh nhà sáng lập Evergrande Hứa Gia Ấn

Một trong các công ty con của Evergrande là Evergrande Property Services cho biết một số chủ nợ đã bất ngờ tuyên bố rằng có khoảng 13,4 tỷ Nhân dân tệ (tương đương với 2,1 tỷ USD) trong tiền gửi ngân hàng của công ty là tài sản thế chấp do "bên thứ ba đảm bảo". Vì lý do đó, bên phía ngân hàng đã thu giữ số tiền 2,1 tỷ USD. Evergrande Property Services không nói rõ đó là những ngân hàng nào nhưng có chia sẻ thêm công ty sẽ thành lập một ủy ban độc lập để điều tra.

Evergrande là một trong những doanh nghiệp địa ốc lớn nhất Trung Quốc và cũng là một công ty bất động sản nặng nợ nhất thế giới với hơn 300 tỷ USD. Trong số đó có khoảng 19 tỷ USD là dư nợ trái phiếu quốc tế được nắm giữ bởi các công ty quản lý tài sản nước ngoài và các ngân hàng phục vụ tư nhân đầu tư thay cho khách hàng.

Vào hồi tháng 12, tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings hạ xếp hạng của Evergrande xuống mức "vỡ nợ giới hạn - restricted default" do không thể thanh toán tiền lãi với 2 lô trái phiếu USD đáo hạn ngày 6-11 và ân hạn đến ngày 6-12.

Trong bối cảnh đó, ngành địa ốc Trung Quốc bị rơi vào một cuộc khủng hoảng mà đỉnh điểm là vào mùa thu năm ngoái, khi mà Evergrande bắt đầu phát đi những tín hiệu cảnh báo về thanh khoản.

Theo dữ liệu xếp hạng 500 người giàu nhất thế giới của Bloomberg Billionaires Index, các tỷ phú bất động sản của Trung Quốc trong danh sách này đã mất đi tổng cộng 46 tỷ USD tài sản ròng trong năm 2021. Trong đó, người mất nhiều nhất chính là ông Hứa Gia Ấn, với mức thiệt hại lên tới 17,2 tỷ USD. Với cú sụt tài sản này, ông Hứa thuộc vào top những tỷ phú mất nhiều tiền nhất thế giới trong năm 2021.

Theo giáo sư Terence Chong thuộc Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông nhận định: "Ngành bất động sản ở Trung Quốc đã tăng trưởng rất mạnh mẽ trong vòng 2 thập kỷ qua nhờ mức độ sử dụng đòn bẩy lớn. Tăng trưởng đó mang lại sự gia tăng tài sản mạnh mẽ ở nước này. Thời gian tới ngành này chắc chắn sẽ giảm tốc vì dòng vốn tín dụng từ các ngân hàng được siết lại. Trung Quốc đang chuyển đổi và nâng cấp nền kinh tế và bất động sản sẽ giảm bớt vai trò trong nền kinh tế nước này trong tương lai".

Trung Quốc hiện đang ra sức nỗ lực bình ổn nền kinh tế mà trong đó ngành bất động sản lại đóng góp khoảng 1/4 tổng sản lượng hàng năm. Nước này cũng đưa ra quy định mới về tài chính nhằm ngăn chặn sự hình thành của bong bóng bất động sản. 

Việc siết nguồn vốn làm các công ty địa ốc Trung Quốc gặp khó khăn sau nhiều năm dựa vào việc vay nợ để tăng trưởng. Điều này khiến giá nhà ở Trung Quốc đã sụt giảm và các ngân hàng càng ngại cho các công ty địa ốc vay hơn, nhà đầu tư cũng thận trọng hơn với các doanh nghiệp địa ốc.

Vào năm 2022, Chính phủ Trung Quốc cũng bắt đầu triển khai chiến dịch kiềm chế hoạt động vay nợ tràn lan của các công ty bất động sản trong nước để ngăn chặn, cắt giảm tình trạng sử dụng đòn bẩy trong ngành địa ốc và hạn chế đà leo thang của giá nhà. Thêm vào đó, việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra mục tiêu "thịnh vượng chung" về phân bố lại tài sản trong xã hội, thu hẹp chênh lệch sự giàu nghèo cũng là một nguyên nhân khiến cho các ông chủ kinh doanh nhà đất gặp khó khăn.

Hiện tại, đã có những bằng chứng cho thấy rằng Chính phủ Trung Quốc đang nắm giữ vai trò dẫn dắt đưa Evergrande vượt qua một cuộc tái cơ cấu nợ và hoạt động kinh doanh trải rộng của "đế chế" bất động sản này.

Tuy vậy, có một số chủ nợ quốc tế của Evergrande đã tỏ ra mất kiên nhẫn. Hồi tháng một, một nhóm chủ nợ trái phiếu quốc tế của Evergrande đã đe dọa đâm đơn kiện nhằm vào quy trình tái cơ cấu nợ cấu Evergrande mà họ cho rằng thiếu minh bạch.  

Sau khi phía Evergrande không chịu cung cấp cho chủ nợ những thông tin rõ ràng về tái cơ cấu hoạt động kinh doanh thì nhóm chủ nợ này đã tuyên bố sẽ "xem xét nghiêm túc các hành động luật pháp".

Vào ngày 23/3, Evergrande đến hạn phải thanh toán một khoản lãi nữa nhưng hiện chưa có thông tin nào về việc công ty này đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ hay chưa.

Về báo cáo tài chính năm 2021, phía Evergrande cho biết "công tác kiểm toán còn chưa hoàn tất" cùng với "những thay đổi nhanh chóng" trong môi trường hoạt động kinh doanh của công ty kèm thêm đại dịch Covid-19 đã gây ra những khó khăn, trở ngại cho việc chuẩn bị báo cáo này. Evergrande cũng khẳng định sẽ đưa ra công bố báo cáo "sớm nhất có thể" ngay sau khi công tác kiểm toán hoàn tất.

Bên cạnh đó, nhiều "ông lớn" bất động sản Trung Quốc khác cũng đang đối mặt phải công bố báo cáo tài chính năm 2021 vào thời hạn 31/3.

Sunac China và Shimao China là hai công ty đứng thứ 3 và 12 về doanh thu trên thị trường bất động sản Trung Quốc trong năm ngoái, cũng cho biết sẽ hoãn công bố báo cáo tài chính. Cả hai công ty đều đưa ra lý do là những hạn chế liên quan đến dịch Covid-19 như cách ly và hạn chế đi lại làm cho quy trình kiểm toán bị cản trở.

Tương tự với đó, Ronshine China - một doanh nghiệp trong top 30 công ty địa ốc lớn nhất Trung Quốc về doanh thu trong năm ngoái tuyên bố sẽ không thể công bố báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán đúng hạn ngày 31/3.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước