meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

EU tìm giải pháp giúp người dân vượt qua khó khăn do giá nhiên liệu cao

Thứ năm, 08/09/2022-00:09
Trong bối cảnh sự thống nhất về việc áp dụng lệnh trừng phạt nhằm vào Nga có nguy cơ bị bể vỡ, các quốc gia châu Âu đang rót hàng chục tỷ euro trợ giá năng lượng.

Theo thông tin từ tờ The Economist cho biết ngày 4/9, các nhà đứng đầu chính phủ liên minh của Đức đã xuất hiện với gương mặt tái nhợt cùng với đôi mắt thâm quầng giống như đã thức trắng cả một đêm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy họ vừa trải qua 22 tiếng đồng hồ để bàn luận và đàm phán về gói cứu trợ liên quan đến chi phí nhiên liệu mới. 

Gói hỗ trợ này có giá trị ít nhất 65 tỷ euro, tương đương khoảng 64,7 tỷ USD, bằng khoảng 1,8% GDP của Đức. Nguồn tin cho biết đây là khoản tiền để đến sự bảo vệ bình yên xã hội trong một mùa đông giá lạnh và người Đức buộc phải chi trả một khoản tiền vô cùng lớn cho khí đốt và một số loại hàng hóa khác.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz thể hiện sự an ủi và hứa hẹn với người dân thông qua bài hát "You'll Never Walk Alone" của ban nhạc Gerry and the Pacemakers với câu nói: “Bạn sẽ không bao giờ phải đi một mình”.


Các nước châu Âu đang tìm giải pháp trợ giúp người dân chống lại giá nhiên liệu tăng cao
Các nước châu Âu đang tìm giải pháp trợ giúp người dân chống lại giá nhiên liệu tăng cao

Trong tuần này, ngoài Đức, Séc và Thụy Điển cũng đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp mới để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ứng phó với tình trạng giá nhiên liệu tăng cao. Kể từ tháng 2, trong bối cảnh EU áp dụng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga vì mâu thuẫn tại Ukraine cùng với việc Nga trả đũa bằng cách cắt giảm lượng khí đốt, giá nhiên liệu tại EU đã tăng đáng kể. 

Màn đối đầu mới nhất là quyết định về kế hoạch áp trần giá dầu Nga vào ngày 2/9 của nhóm G7. Sau đó, Nga lấy lý do kỹ thuật để ngừng cung cấp khí đốt thông qua Nord Stream 1, đây là đường ống chính vận chuyển khí đốt tới Đức. Giá khí đốt trên sàn giao dịch TTF của Amsterdam đã tăng khoảng 30% đến sáng ngày 5/9. Hiện mức giá này đã cao gấp 10 lần so với mức trung bình của cùng kỳ năm ngoái. 

Năng lực tài chính của châu Âu bị đe dọa bởi việc thiếu khí đốt của Nga. Tại EU, các quốc gia đều đang lao đao khi tính toán sự cân bằng giữa cứu trợ cho doanh nghiệp và người dân. 

Đức cũng đã tung ra gói cứu trợ năng lượng lớn nhất trị giá 65 tỷ euro. Trước đó, hai gói với tổng cộng 30 tỷ euro cũng đã được đưa ra. Cụ thể, những gói này bao gồm ngành sử dụng nhiều nhiên liệu, cấp tiền 1 lần 200 euro cho sinh viên và 300 euro cho người hưu trí, đồng thời có trợ cấp vé đi lại giao thông công cộng và trợ cấp trẻ em hàng tháng với số tiền lớn hơn. 

Trong thời gian tới, việc trợ giá điện sẽ hạn chế một số lượng tối thiểu cho các doanh nghiệp nhỏ và các hộ gia đình. Các điều khoản trợ cấp trẻ em và phúc lợi cơ bản sẽ gia tăng, cùng với đó là trợ cấp tiền thuê nhà cho người có thu nhập thấp và người nghèo.

Với khoản trợ cấp này, chính phủ sẽ phần nào giúp người dân vượt qua khó khăn nhưng lại làm lạm phát tăng lên, con số vốn đã đạt mức 8,8% vào tháng trước. 

Ông Scholz lập luận rằng các doanh nghiệp sản xuất điện từ sinh khối, mặt trời, năng lượng gió và hạt nhân đang thu về mức lợi nhuận khổng lồ khi giá điện cao, vốn chịu ảnh hưởng từ giá khí đốt. Do đó, ông tìm một phần tài chính cho việc trợ cấp bằng cách áp trần lợi nhuận của những công ty này. 


Tại Pháp, gói cứu trợ 64 tỷ euro đã được thông qua
Tại Pháp, gói cứu trợ 64 tỷ euro đã được thông qua

Ở một mặt khác, Pháp đi theo hướng hơi khác. Đầu tháng trước, gói cứu trợ 64 tỷ euro đã được thông qua tại nước này. Thay vì có mục tiêu và hạn chế việc đẩy giá khí đốt tăng lên, Tổng thống Emmanuel Macron dùng nó cho các khoản trợ cấp mang tính tổng quát.  

Cùng với việc giới hạn tăng giá điện ở mức 4%, Pháp đã đóng băng giá khí đốt cho đến ít nhất là cuối năm nay. Nước này tăng trợ giá xăng dầu mỗi lít là 30 cent từ ngày 1/9. Thông báo về trợ cấp hào phóng của chính phủ sẽ được dán tại các trụ bơm xăng. Bên cạnh đó, còn có những giải pháp nhằm mục tiêu cho những đối tượng sinh viên và được trả lương thấp. 

Đa phần những biện pháp này được hỗ trợ bằng thâm hụt. Theo dự kiến, Pháp thâm hụt ngân sách sẽ ở mức 5% vào năm nay và năm sau, so với Đức thì cao hơn 3 điểm phần trăm. Mặt khác, Pháp đang quốc hữu hóa hoàn toàn EDF để giúp công ty hấp thụ chi phí giới hạn giá dễ dàng hơn. Đây là tập đoàn năng lượng khổng lồ mà họ giữ tới 84% cổ phần.

Là nước cung cấp điện ròng, nhưng Pháp đang chứng kiến hơn ½ trong tổng 56 lò phản ứng năng lượng hạt nhân của nước này đang ngừng hoạt động để sửa chữa. Do đó, hiện họ phải trả giá bán buôn điện với mức cao hơn.

Bộ trưởng Tài chính Daniele Franco tại Ý cho biết chính phủ đã chi khoảng 52 tỷ euro cho việc trợ cấp. Những người nghèo nhất và các doanh nghiệp dùng nhiều nhiên liệu là ưu tiên hàng đầu. Italy vẫn chưa cần phải vay nhiều như dự tính vì kinh tế vẫn tăng trưởng và nguồn thu từ thuế cao hơn dự kiến. Trong tuần này, họ sẽ tiếp tục đưa ra thông báo về gói cứu trợ thứ 7 liên quan đến năng lượng.

Thế nhưng, Ý cũng là một trong những nước có giá năng lượng cao có thể khiến sự đoàn kết của châu Âu suy yếu, khi nói đến việc chống lại Moscow. Lãnh đạo của Liên đoàn phương Bắc đối lập cực hữu Matteo Salvini ngày 4/9 đã có lời kêu gọi cân nhắc lại các lệnh trừng phạt nhiên liệu.

Thực tế cho thấy, cho dù là ở đâu tại châu Âu thì việc sự đoàn kết trong các lệnh trừng phạt Nga đều bị đe dọa khi giá năng lượng tăng cao. Vào ngày 3/9 tại Praha, đã có một cuộc biểu tình với sự tham gia của 70.000 người đến từ các nhóm cực hữu và cực tả. Họ yêu cầu chính quyền trợ giá năng lượng nhiều hơn. 

Cách đó 1 ngày, chính phủ của Czech đã phải chứng kiến một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm về gói trợ cấp năng lượng, lương hưu, tăng lương lên tới mức tỷ USD, chiếm khoảng 3% GDP. Hiện chính phủ là liên minh của những người chống lại Nga mạnh mẽ. Tuy nhiên, thái độ chống lại Nga đang được thể hiện ít hơn bởi phe đối lập do một tỷ phú dân túy và cựu thủ tướng đứng đầu. 


Thái độ chống lại Nga tại một số quốc gia tại Châu Âu dần suy yếu
Thái độ chống lại Nga tại một số quốc gia tại Châu Âu dần suy yếu

Tại Bulgaria, thái độ trừng phạt Nga càng yếu hơn. Vào tháng 6, một chính phủ liên minh tự do đã sụp đổ và tạm thời chính phủ đưa ra gợi ý về việc đàm phán với Gazprom để nối lại nguồn cung bị cắt giảm hồi tháng 4. Do người tiền nhiệm sắp xếp và chuyển sang đàm phán với các bên bán Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Azerbaijan nên Bộ trưởng năng lượng mới đã nhanh chóng hủy các đơn đặt mua LNG từ Mỹ.

Cuộc đàm đạo tại Brussels ngày 9/9 càng trở nên quan trọng hơn vì những vấn đề giữa các quốc gia thành viên. Cuộc họp chủ yếu thảo luận về giải pháp đối với những vấn đề mà họ không thể giải quyết một mình.

Chủ tịch luân phiên của EU, chính phủ Czech đang tổng hợp một danh sách các gợi ý từ các nước thành viên. Nguồn tin từ Politico cho biết tài liệu này có đề xuất áp trần giá khí đốt của Nga, sau khi kế hoạch áp trần giá dầu của G7 được đưa ra.

Bởi vậy, nếu họ không thành công tại cuộc họp lần này, người dân châu Âu có thể đề nghị chính phủ không thực hiện các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga để có được nguồn nhiên liệu giá rẻ hơn hoặc phải thay thế những người đứng đầu bộ máy lãnh đạo mới.

Những cuộc họp sắp tới sẽ gây nên nhiều tranh cãi như những cuộc thảo luận của từng quốc gia. Ông Macron (Pháp) đã phải hứng chịu những lời chỉ trích vì các giải pháp hạ giá xăng có thể mang tới lợi ích cho người giàu nhiều hơn người nghèo. Tổng thống Pháp hôm 5/9 đã hứa hẹn áp dụng giải pháp trợ cấp trong tương lai sẽ chính xác hơn.

Tại Đức, các nhà công nghiệp cho rằng doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ ít hơn so với các hộ gia đình. Theo người đứng đầu tổ chức vận động hành lang cho công nghiệp Đức (BDI), Siegfried Russwurm, gói mới nhất là không cụ thể và gây thất vọng. Ông cho rằng sự tồn tại của các doanh nghiệp đang bị đe dọa bởi giá năng lượng bùng nổ. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

13 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

13 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

13 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

13 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước