Đừng nghĩ "bỏ phố về rừng" làm farmstay là buông bỏ nhịp sống gấp gáp mà đó là công việc tất bật
BÀI LIÊN QUAN
Ngậm đắng vì theo trào lưu vay tiền mua lô đất quê "giá rẻ" 600 triệu đồngGiữa làn sóng "sốt xình xịch", loại hình bất động sản này tưởng bị bỏ quên nhưng vẫn hái ra tiền cho nhà đầu tưThị trường nhà đất hiện đang biến động như thế nào?Theo Nhịp Sống Kinh Tế, dịch bệnh đã khiến xu hướng "bỏ phố về rừng" càng bùng nổ. Chỉ cần một căn nhà nhỏ, một mảnh vườn rộng đầy đủ các loại rau ăn quả. Sáng mở mắt ra là thấy cảnh núi đồi thiên nhiên hùng vĩ, chiều đến ngắm con suối nhỏ chảy nước róc rách bên hiên nhà. Đó là khung cảnh đáng mơ ước của nhiều người trẻ đang phải chịu áp lực của nỗi lo cơm áo gạo tiền trong những tháng ngày đóng khôn 8 tiếng ở văn phòng, đang phải cảm nhận một cuộc sống mà "nơi ngay cả việc thở cũng làm ta phải lao lực".
"Bỏ phố về rừng" làm farmstay đã trở thành một trào lưu, một xu hướng mới trong xã hội. Mua một mảnh đất lớn ở ngoại ô, làm một căn nhà nhỏ để nghỉ dưỡng cuối tuần, xưa nay vốn chỉ được ví như thú vui của giới nhà giàu hay những người đã đến tuổi nghỉ hưu, muốn tận hưởng cuộc sống an nhàn. Thì nay, có rất nhiều gia đình trẻ, ngay cả những người độc thân cũng "chuộng" xu hướng "bỏ phố về rừng" làm farmstay.
Đã có không ít người trẻ lựa chọn bỏ về rừng, để sớm thực hiện hóa giấc mơ tuổi trẻ. Họ chấp nhận nợ, chấp nhận hy sinh, bởi họ thừa nhận rằng: "Nếu không bây giờ thì bao giờ mới có cơ hội". Và họ cũng nghĩa rằng, trải nghiệm cuộc sống giữa thiên nhiên sẽ đáng giá và trân trọng hơn là vòng nhịp mệt mỏi ở phố thị với mức lương cao nhưng lại tắc đường và áp lực công việc.
Khi lựa chọn "bỏ phố về rừng", nhiều người trẻ nghĩ, sẽ từ giã được căng thẳng, mỏi mệt và sống một cuộc đời thật nhẹ nhàng, giản dị hơn.
Thế nhưng, thực tế lại chẳng hề đơn giản như thế. Một số người trẻ chia sẻ rằng, họ nhận ra, "bỏ phố về rừng" không phải là sự lựa chọn về một cuộc sống nhẹ nhàng bình ổn như những gì họ đã từng nghĩ. Ngược lại, có đôi khi, cuộc sống vùng sâu xa lại trở thành gánh nặng mưu sinh đầy vất vả.
Dù làn sóng "bỏ phố về rừng" đang ngày càng trẻ hóa và thu hút được đông đảo nhiều người dân thành thị gia nhập thì thực tế không thể phủ nhận rằng: "Phải có tiền mới thực hiện hóa được giấc mơ này". Những câu chuyện, những hình ảnh hấp dẫn của nhiều người làm vườn được truyền tải lung linh, đẹp đẽ trên mạng khiến nhiều người nghĩ rằng, việc "bỏ phố về rừng" là màu hồng, là an nhàn, hưởng thụ nhưng đó chỉ là bề nổi, đằng sau đó là nhiều điều đặc biệt mà nhiều người không lường trước được. Vì muốn bỏ phố về quê làm vườn sẽ phải đối mặt với rất nhiều thử thách.
Gần 2 năm bỏ phố về rừng, từ bỏ hoàn toàn công việc văn phòng, những dự án lập trình vẫn còn dang dở, Sinh (33 tuổi) thừa nhận rằng, vẫn chưa quen hoàn toàn với công việc mới. Ở thời điểm ngoài 20, Sinh cùng vợ lượn qua những cung đường, ngắm những căn homestay bình dị giữa thiên nhiên, từ đó, họ đã ấp ủ giấc mơ, sẽ có ngày bỏ hết việc ở phố thị, về sống cuộc sống đơn giản như vậy.
Năm 31 tuổi, khi nghĩ rằng, cần phải bỏ phố về rừng sớm, cần phải quyết tâm bởi nếu không sẽ quá muộn, Sinh và vợ đã bán căn chung cư giữa trung tâm Hà Nội và mua hơn 2000m2 đất vùng ven để xây nhà. Ban đầu, Sinh nghĩ rằng, mô hình farmstay sẽ giúp cả gia đình vừa nghỉ ngơi, vừa kinh doanh kiếm thêm thu nhập.
Có điều, Sinh tâm sự: "Nghỉ ngơi chưa thấy đâu nhưng vất vả là đã có". Để cho thuê được, farmstay phải có thiết kế độc lạ, đầy đủ tiện ích. Mà muốn làm được điều này thì phải bỏ tiền ra thuê thiết kế, tốn kém. Do vốn mỏng nên Sinh và vợ đã tự làm từ A đến Z như: lên ý tưởng, tìm nguyên vật liệu cùng nhân công xây dựng.
Sau 7 tháng dầm mưa dãi nắng, dậy sớm thức khuya để tham gia hoàn thiện căn nhà, đến giai đoạn vận hàng farmstay, Sinh cho biết: "Mọi thứ cũng không hề dễ dàng".
Nếu như trước đây, công việc lập trình viên khiến anh áp lực về thời gian hoàn thành, hết giờ thì anh có thể trở về nhà, dành trọn buổi tối cho gia đình, cuối tháng nhận lương. Nhưng khi mở farmstay đồng nghĩa với việc trở thành chủ của một "doanh nghiệp". Cần phải cân đối được dòng tiền, xác định chi phí và dòng tiền thuê về. Bởi, để vận hành farmstay, hai vợ chồng anh không thể đảm đương hoàn toàn tất cả công việc từ A đến Z. Chi phí nguyên vật liệu ăn uống, sửa chữa, bảo hành một số hạng mục như bể bơi..., tất cả đều cần phải dự trù và tính toán. Đó là chưa kể đến việc phải tìm nguồn khách đến nghỉ dưỡng.
Anh Sinh cho biết thêm, từ nhân viên văn phòng đến một người "đa zi năng", vừa lao động tay chân vừa suy tính tìm kiếm dòng khách thuê, khiến cho khoảng thời gian làm việc của anh kéo dài từ sáng đến tối muộn. "Tôi bị sút cân và tóc bạc do suy nghĩ nhiều".
Chưa kể đến, thời gian đầu, có đôi lúc còn thèm cảm giác ngồi nhâm nhi quán cafe hay muốn đi siêu thị, hoặc lúc ốm muốn nhanh chóng tới bệnh viện khiến anh từng có lúc muốn bỏ cuộc ở rừng.
"Đến hiện tại, cuộc sống của tôi đã dần ổn định nhưng chưa rõ tương lai thế nào. Đôi lúc tôi nhớ cảm giác đông đúc của phố phường và một bước có thể mua được nhiều thứ. Hai năm bỏ phố về quê mà ai cũng bảo trông tôi già hẳn".
Câu chuyện không của riêng anh Sinh mà còn điển hình cho khó khăn mà người trẻ quyết định bỏ phố về quê làm farmstay. Thích nghi với cuộc sống mới không hề dễ dàng khi mà cuộc sống vốn từng quen thuộc với sự tiện ích sôi động của nội thành. Cho nên, không phải người trẻ nào cũng có thể kiên trì với cuộc sống "bỏ phố về rừng" sau khi nếm trải những khó khăn.
CEO Công ty TNHH Đầu tư The Field Owner - ông Nguyễn Quốc Anh khuyên rằng, trước khi quyết định đầu tư farmstay chúng ta phải đặt câu hỏi vì sao lại muốn đầu tư vào farmstay. Theo ông Quốc Anh, nếu như đầu tư mô hình farmstay thì cần phải xác định cần mất thời gian 1-2 năm để xây dựng và phát triển thương hiệu cho farmstay. Sau đó, mới có dòng tiền và thu được lợi nhuận.