Lời Đức Phật dạy về người “sĩ diện”: Thích sĩ diện và trịnh trọng là hoàn toàn khác biệt
BÀI LIÊN QUAN
"Trí tuệ" đời người qua lời Phật dạy: Người khôn biết "buông bỏ" chứ không "từ bỏ"Lời Phật dạy về "hạnh phúc", càng tâm niệm càng rước “thiện lành”: Tình yêu thương chính là cội nguồn của hạnh phúcGiác ngộ lời Phật dạy về “trí tuệ” đời người: "Coi thường" người khác là phạm "ác nghiệp""Sĩ diện" là đặc điểm của một người không có bản lĩnh
Theo Phật giáo, có một câu chuyện cười như sau. Một người học trò nghèo nhưng lại rất sĩ diện, anh ta luôn ra vẻ hào phóng và chưa bao giờ mở miệng nói trong nhà thiếu tiền. Điều này chỉ giữ thể diện của bản thân anh ta. Một tên trộm vì nghĩ rằng anh ta thật sự giàu có nên đã tìm đến để trộm. Cuối cùng thì tên trộm lại phát hiện ra trong nhà ngoài 4 bức tường chẳng có gì là đáng giá cả. Hắn ta mới chửi rủa rằng: "Xúi quẩy, ra là tên nghèo kiết xác". Nghe thấy lời tên trộm nói, người học trò nghèo này vội vàng mở đầu giường lấy ra mấy văn tiền rồi đuổi theo ăn trộm nói: "Là người tới không đúng lúc, cầm lấy tiền này đi đi. Nhưng mà người ra ngoài để lại cho ta được chút thể diện, tuyệt đối đừng nói là nhà ta nghèo rớt mình tơi đấy".
Sĩ diện của con người ở một mức độ nhất định, nếu như nó xuất phát trừ danh dự của bản thân thì chẳng có gì là sai cả. Cũng giống như câu nói "người cần thể diện, cây cần vỏ", con người thì ai chẳng muốn được người khác coi trọng hay thậm chí là thường xuyên ngưỡng mộ. Tuy nhiên, nếu như đến mức ra vẻ hảo hán, sĩ diện sẽ trở thành một loại gánh nặng, khi đó chính là chết sĩ diện và sống khổ thân rồi.
Những người ở cảnh giới cao sẽ chẳng quan tâm đến sự sĩ diện
Một người sở hữu nội tâm mềm yếu, không tự tin về bản thân thì mới cần dùng đến sự thể diện để chứng minh giá trị của bản thân mình. Còn những người có nội tâm mạnh mẽ thì chẳng bao giờ bận tâm đến chuyện bị mất mặt. Có câu chuyện thế này, hai người nọ đã đi cùng nhau thì nhìn thấy phía trước có một cỗ kiệu đẹp đẽ quý giá đi tới. Người thứ nhất nói: "Chủ nhân của cỗ kiệu này là bạn thân của tôi, y mà thấy tôi thì sẽ hạ kiệu thi lễ. Tuy nhiên tôi không thích thấy người sang bắt quàng làm họ, nên phải tránh đi". Khi nói xong người này liền đến trốn ở cổng một căn biệt phủ gần đó, không ngờ căn nhà đó lại là chủ nhân trong cỗ kiệu.
Vị chủ nhân kia hạ kiệu, khi thấy có người trốn ở nhà mình thì vô cùng tức giận, liền quát "Ngươi ở cổng nhà ta lén la lén lút làm gì đấy". Sau đó thì vị chủ nhân đã hạ lệnh cho người hầu đánh đuổi ông ta đi. Người bạn kia thấy bạn mặt mũi bầm tím nói "nếu huynh là bạn thân của ông ta thì tại sao lại bị đánh đuổi thế này". Ông ta bèn trả lời, y trước giờ vẫn thế, hay trêu chọc tôi quen rồi. Có một kiểu người là tìm mọi cách giữ lấy sĩ diện và cuối cùng bị làm cho mất mặt.
Trong kiếp nhân sinh ngắn ngủi, những người thông minh coi trọng bên trong, đề cao bản thân từ trong tâm, làm cho bản thân ngày càng mạnh mẽ còn những người ngu dốt luôn theo đuổi bề ngoài, thường khổ không thể tả. Sĩ diện có thể là một gánh nặng trong lòng, càng để ý thì càng nặng nề, càng bị nó quản chế.
Sống ở đời, đừng quá bận tâm đến thể diện bản thân
Có một câu nói ý nghĩa như sau, một người càng vô dụng thì lại càng bị ám ảnh bởi những thứ không quan trọng. Họ lúc nào cũng muốn thể hiện được lòng tự trọng to lớn bởi ngoại hình trừ lòng tự trọng ra, người đó chẳng còn cái gì khác. Với một số người yếu đuối nhạy cảm, tự tôn lại trở thành vĩ khí. Tự tôn lớn hơn tình yêu và thậm chí là lớn hơn trời. Sự tự tôn mẫn cảm và hiếu thắng thật ra bắt nguồn từ tự ti trong chính con người đó. Trên hành trình theo đuổi sự thành công, tự tôn quá mức lại trở thành chướng ngại vật cản đường. Tự tôn và sĩ diện chỉ có thể chứng tỏ một người chưa từng trải qua được sự đời. Bởi vì con người càng trải nghiệm nhiều, có cảnh giới càng cao thì càng không quan tâm nhiều đến mặt mũi. Sự tôn trọng đối với một người là do nhìn vào bản lĩnh thực sự của người đó. Bởi vì càng bản lĩnh và địa vị mới có thể càng cao.
Sĩ diện và trịnh trọng là hoàn toàn khác biệt
Trong đối nhân xử thế hàng ngày, có người đã tỏ ra khá trịnh trọng và tỉ mỉ, thứ nhất là vì muốn phù hợp với thân phận và giá trị của bản thân và thứ hai là mong muốn có một cuộc sống tinh tế, chất lượng hơn. Một người quá sĩ diện và làm ra vẻ thì chỉ là đam mê hư vinh, khoác lác về bản thân, tìm kiếm sự chú ý và khiến cho mình mệt mỏi, có khi lại còn liên lụy với người khác. Loại sĩ diện này có hại sẽ làm con người đánh mất tâm trí và lầm đường lạc lối. Những người có năng lực thực sự thì sẽ không mưu cầu danh lợi, không cần phô trương thanh thế, họ là kiểu người đã có bản lĩnh bên trong nên sẽ không cần đến chỗ dựa vào thể diện để làm người khác coi trọng mình.
Cho dù ở vị trí hiện tại của bạn đang ở đâu đi chăng nữa thì cũng không nên ra vẻ là đấng hảo hán. Điều này chỉ khiến bản thân thêm mệt mỏi khổ sở, lại không thể trau dồi năng lực cho chính mình, lãng phí tất cả thời gian và công sức vào cái gọi là sĩ diện.
Còn một người không có bản lĩnh thì sẽ không chỉ mất mặt khi phải cầu xin người khác thì còn có thể bỏ lỡ mất người khiến cho bạn cảm thấy cảm động. Thậm chí đánh mất cơ hội chiêm ngưỡng cảnh đẹp chốn nhân sinh.